SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 27/04/2024
  • Click để copy

Monsanto phải bồi thường 81 triệu USD vì thuốc giệt cỏ gây ung thư

12:00, 28/03/2019
(SHTT) - Monsanto phải bồi thường số tiền 80,9 triệu USD do các thiệt hại liên quan tới sản phẩm thuốc diệt cỏ Roundup mà Monsanto sản xuất.

Cụ thể, trong kết luận được công bố vào ngày 27/3, Monsanto phải bồi thường cho ông Edwin Hardeman, 70 tuổi, một người làm vườn về hưu tại California, tổng cộng 80,9 triệu USD, bao gồm 75 triệu USD tiền bồi thường thiệt hại, 5,6 triệu USD tiền đền bù và 200.000 USD chi phí y tế, do các thiệt hại liên quan tới sản phẩm thuốc diệt cỏ Roundup mà Monsanto sản xuất.

mo

Thuốc diệt cỏ Roundup của nhà sản xuất Monsanto (Ảnh: AFP/Getty) 

Bồi thẩm đoàn thấy rằng nhà sản xuất Monsanto, vốn được hãng Bayer mua lại với giá 63 triệu USD vào năm 2018, đã “cẩu thả khi không chú ý tới việc cảnh báo về những rủi ro của sản phẩm”. Cũng theo bồi thẩm đoàn, thiết kế bao bì của thuốc Roundup cũng thiếu các cảnh báo đầy đủ về rủi ro tiềm ẩn.

Trong các phiên xét xử trước đó, bồi thẩm đoàn này phát hiện rằng việc tiếp xúc thường xuyên với sản phẩm Roundup, với thành phần chính là hóa chất glyphosate, là "tác nhân chủ yếu" khiến ông Hardeman bị mắc bệnh ung thư hạch không Hodgkin (NHL).

Ông Hardeman đã thường xuyên sử dụng các sản phẩm thuốc diệt cỏ của Monsanto trong giai đoạn 1980-2012 và sau đó ông bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư NHL.

Monsanto được thành lập tại St. Louis, Missouri vào năm 1901. Nhà hóa học của hãng này khám phá ra glyphosate vào thập niên 1970 và công ty bán nó ra thị trường với tên thương mại là Roundup. Monsanto nhiều lần phủ nhận thuốc diệt cỏ gây ung thư dù Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế, cơ quan thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2015 xếp glyphosate vào loại "có thể là tác nhân gây ung thư". Công ty này đối mặt với 1.200 vụ kiện liên quan đến Roundup tại Mỹ.

Trước đó, tháng 3/2015, tại chi nhánh của IARC ở Lyon (Pháp), 17 chuyên gia từ 11 nước khác nhau đã cùng họp mặt và đưa ra lời cảnh báo về khả năng gây ung thư của 5 hóa chất bảo vệ thực vật, bao gồm tetrachlorvinphos, parathion, malathion, diazinon và glyphosate [1]. Trong đó, glyphosate được xếp vào nhóm “có khả năng gây ung thư” (nhóm 2A). Nghiên cứu cho thấy glyphosate sau khi được phun, sẽ tồn dư trong không khí, nước, thực phẩm và có thể được cơ thể con người hấp thụ thông qua các vi sinh vật trong đường ruột [1]. Mặc dù các thống kê về nguy cơ gây ung thư ở con người chưa đầy đủ nhưng một loạt thí nghiệm đã khẳng định sự phá hủy nhanh chóng DNA và nhiễm sắc thể trên tế bào động vật của glyphosate thông qua quá trình oxy hóa.

Ngày 27/2/2016, Hà Lan, Thụy Điển cùng Pháp đã mạnh mẽ chống lại việc tái cấp phép sử dụng thuốc diệt cỏ chứa glyphosate tại Châu Âu. Hiện có hơn 1,5 triệu người đã gửi kiến nghị về vấn đề này đến ông Vytenis Andriukaitis, người được chỉ định phụ trách chính sách y tế và an toàn thực phẩm của EU.

Quốc hội Hà Lan đã bỏ phiếu phản đối việc gia hạn giấy phép sử dụng glyphosate trong khối EU. "Chính phủ yêu cầu đình chỉ sử dụng glyphosate trên toàn quốc", Marcel van Beusekom, phát ngôn viên của Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết.

Từ Thụy Điển, Bộ trưởng Môi trường Åsa Romson cho hay: "Chúng tôi sẽ không mạo hiểm tính mạng của người dân với những rủi ro đến từ glyphosate. Và chúng tôi không nghĩ rằng các kết quả phân tích hiện nay đã đầy đủ.

Từ lâu đã có nhiều quốc gia trên thế giới đang phản đối mạnh mẽ việc sử dụng glyphosate vì gây ra các bệnh nguy hiểm như bệnh thận, các loại dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ, bệnh đường tiêu hóa, Parkinson, tổn thương dây thần kinh và ung thư.

Đây là một nhóm thuốc trừ cỏ lớn, trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam hiện đã có 94 công ty đăng ký 126 loại thuốc thương phẩm đơn chất Glyphosate, 7 công ty đăng ký 7 thuốc thương phẩm dạng hỗn hợp của Glyphosate với các hoạt chất khác như 2.4D, Paraquat..

Tin khác

Tài sản trí tuệ 19 giờ trước
(SHTT) - Chiều 25/4, Đội Quản lý thị trường số 5 Cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương phối hợp với Đội 3 Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an huyện Ninh Giang và Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hải Dương tổ chức giám sát việc tiêu hủy 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 21 giờ trước
(SHTT) - Cơ quan Quản lý Thực phẩm Singapore đã thông báo thu hồi một số thực phẩm có xuất xứ từ Việt Nam gồm nem cuốn hải sản Li Chuan (750g), dimsum tôm Bibigo Mandu (350g) và Mini Mandu.
Tài sản trí tuệ 21 giờ trước
(SHTT) - Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở mang tên “LuxCell - Ứng dụng liệu pháp tế bào gốc trong y học tái tạo” ngang nhiên quảng cáo và hành nghề trái phép trong lĩnh vực khám, chữa bệnh và tàng trữ nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc tại địa chỉ số 186 – 186A Cách Mạng Tháng Tám, Phường 10, Quận 3.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
Thanh tra Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở kinh doanh tắm hơi, massage nhưng lại treo bảng hiệu Cheongdam - Dong cùng với các dòng chữ tiếng Hàn Quốc ngang nhiên quảng cáo là “phòng khám điều trị suy giãn tĩnh mạch thuộc top 1 châu Âu”.