California cảnh báo hoạt chất glyphosate gây ung thư
(SHTT) - Theo đó, Văn phòng Giám định rủi ro cho sức khỏe môi trường (OEHHA) ở bang California, Mỹ cho biết sẽ đưa glyphosate vào danh sách chất gây ung thư từ ngày 7/7.

California cảnh báo hoạt chất glyphosate gây ung thư
Mới đây, Văn phòng Giám định rủi ro cho sức khỏe môi trường (OEHHA) ở bang California, Mỹ cho biết sẽ đưa glyphosate, hoạt chất chính trong thuốc diệt cỏ Roundup của Tập đoàn Monsanto, vào danh sách chất gây ung thư từ ngày 7/7.
Động thái trên tiếp tục là đòn giáng vào Monsanto liên quan tới glyphosate sau khi Cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hồi năm 2015 công bố kết luận phân loại hoạt chất này vào nhóm có khả năng gây ung thư cao.
Với quyết định của OEHHA, các công ty kinh doanh mặt hàng có chứa glyphosate sẽ phải thêm dòng cảnh báo vào bao bì sản phẩm.
Monsanto và các công ty này có 1 năm để thay đổi nội dung trên nhãn mác hoặc thu hồi sản phẩm.
Các tổ chức bảo vệ môi trường đã hoan nghênh quyết định của OEHHA. Trong khi đó, Monsanto tuyên bố sẽ tiếp tục cuộc chiến pháp lý, đồng thời cho rằng động thái của giới chức California là tùy tiện, không dựa trên cơ sở khoa học và luật pháp.
Glyphosate là một trong những hóa chất diệt cỏ phổ biến nhất trên toàn thế giới và được sử dụng cho hơn 750 sản phẩm khác nhau trong nông nghiệp, lâm nghiệp, đô thị và nhà ở. Glyphosate có khả năng diệt trừ tận gốc hầu hết các loại cỏ và được đánh giá là ít độc tính đối với người sử dụng (nhóm độc III). Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây nhất của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc WHO đã có sự mâu thuẫn với nghiên cứu của Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) về nguy cơ tiềm ẩn gây ung thư của glyphosate.
Trước đó, tháng 3/2015, tại chi nhánh của IARC ở Lyon (Pháp), 17 chuyên gia từ 11 nước khác nhau đã cùng họp mặt và đưa ra lời cảnh báo về khả năng gây ung thư của 5 hóa chất bảo vệ thực vật, bao gồm tetrachlorvinphos, parathion, malathion, diazinon và glyphosate [1]. Trong đó, glyphosate được xếp vào nhóm “có khả năng gây ung thư” (nhóm 2A). Nghiên cứu cho thấy glyphosate sau khi được phun, sẽ tồn dư trong không khí, nước, thực phẩm và có thể được cơ thể con người hấp thụ thông qua các vi sinh vật trong đường ruột [1]. Mặc dù các thống kê về nguy cơ gây ung thư ở con người chưa đầy đủ nhưng một loạt thí nghiệm đã khẳng định sự phá hủy nhanh chóng DNA và nhiễm sắc thể trên tế bào động vật của glyphosate thông qua quá trình oxy hóa.
Ngày 27/2/2016, Hà Lan, Thụy Điển cùng Pháp đã mạnh mẽ chống lại việc tái cấp phép sử dụng thuốc diệt cỏ chứa glyphosate tại Châu Âu. Hiện có hơn 1,5 triệu người đã gửi kiến nghị về vấn đề này đến ông Vytenis Andriukaitis, người được chỉ định phụ trách chính sách y tế và an toàn thực phẩm của EU.
Quốc hội Hà Lan đã bỏ phiếu phản đối việc gia hạn giấy phép sử dụng glyphosate trong khối EU. "Chính phủ yêu cầu đình chỉ sử dụng glyphosate trên toàn quốc", Marcel van Beusekom, phát ngôn viên của Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết.
Từ Thụy Điển, Bộ trưởng Môi trường Åsa Romson cho hay: "Chúng tôi sẽ không mạo hiểm tính mạng của người dân với những rủi ro đến từ glyphosate. Và chúng tôi không nghĩ rằng các kết quả phân tích hiện nay đã đầy đủ.
Từ lâu đã có nhiều quốc gia trên thế giới đang phản đối mạnh mẽ việc sử dụng glyphosate vì gây ra các bệnh nguy hiểm như bệnh thận, các loại dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ, bệnh đường tiêu hóa, Parkinson, tổn thương dây thần kinh và ung thư.
Đây là một nhóm thuốc trừ cỏ lớn, trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam hiện đã có 94 công ty đăng ký 126 loại thuốc thương phẩm đơn chất Glyphosate, 7 công ty đăng ký 7 thuốc thương phẩm dạng hỗn hợp của Glyphosate với các hoạt chất khác như 2.4D, Paraquat..
- Cách phân biệt hoa quả chín cây hay chín thuốc
- Gần 600 chiếc Volvo XC90 hạng sang bị triệu hồi tại Trung Quốc do lỗi an toàn
- Cách phân biệt cá thu tươi và cá thu bị bơm tiết lợn
PV (t/h)
-
TP. HCM phát hiện 45 tấn bột ngọt Trung Quốc bị cấm lưu thông trên thị trường
Phát hiện thủ đoạn dùng drone để buôn lậu số lượng lớn iPhone 12
Cảnh báo: Liên tiếp thu giữ thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc trước Tết nguyên đán
Bắc Giang: Thu giữ 1.800 sản phẩm nghi giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng
-
TP. HCM phát hiện 45 tấn bột ngọt Trung Quốc bị cấm lưu thông trên thị trường
-
Phát hiện thủ đoạn dùng drone để buôn lậu số lượng lớn iPhone 12
-
Cảnh báo: Liên tiếp thu giữ thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc trước Tết nguyên đán
-
Bắc Giang: Thu giữ 1.800 sản phẩm nghi giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng
-
Nguyên nhân thu hồi nước mắm Yess của công ty Hoà Hiệp?
-
Những vụ thu hồi thực phẩm của Việt Nam khiến người tiêu dùng hoang mang
-
Sacombank cảnh báo hình thức giả mạo website để lừa đảo khách hàng
-
Hải Dương xử phạt kịch khung đối với cơ sở sản xuất hàng giả mạo nhiều nhãn hiệu lớn
-
Thủ tướng thông qua đề xuất cấp bổ sung 6.500 tấn gạo cho 4 tỉnh miền Trung
-
Từ tháng 1/2021 bắt đầu cấp thẻ căn cước công dân gắn chip
-
Cập nhật: Bão số 9 bắt đầu đổ bộ miền Trung, nhiều nhà tốc mái
-
Triệu hồi 13.000 chiếc Mercedes-Benz do hệ thống logo phát sáng lỗi
-
'Bầu Hiển' ủng hộ 5 tỷ đồng xây điểm trường và nhà tình nghĩa cho người nghèo tỉnh Cao Bằng
-
Cách làm mứt cà rốt sợi ngon chuẩn đúng điệu cho ngày Tết nguyên đán
-
Cách làm mứt dừa nhiều màu tự nhiên cho ngày Tết Nguyên đán
-
Chọn ngày nào tốt nhất để khai xuân mở hàng, xuất hành đầu năm xuân Tân Sửu 2021?
-
Ngân hàng dồn dập báo lãi vượt kế hoạch năm, đi ngược với dự báo
-
Tuyển tập những lời chúc tết Tân Sửu 2021 độc lạ và ý nghĩa nhất cho ông bà, bố mẹ và anh chị
-
Trực tiếp bóng đá V-League 2021 Hải Phòng vs Nam Định, 18h hôm nay 17/1
-
Trực tiếp bóng đá V-League 2021 Hà Nội vs B.Bình Dương, 19h15 hôm nay 23/1
-
Trực tiếp Siêu trí tuệ Việt Nam tập 10 lúc 20h hôm nay ngày 23/1 trên HTV2
-
Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott Power 6/55 hôm nay ngày 23/1/2021
-
Trực tiếp kết quả xổ số Miền Bắc hôm nay thứ 7 - Dự đoán XSMB 23/1/2021