SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 03/05/2024
  • Click để copy

Lang Chánh Khai mạc Lễ hội Chí Linh Sơn năm 2024

07:47, 21/04/2024
(SHTT) - UBND huyện Lang Chánh vừa tổ chức Lễ hội Chí Linh Sơn năm 2024 và chương trình nghệ thuật “Vang vọng Chí Linh Sơn”, sự kiệm thu hút đông đảo quần chúng nhân dân và du khách thập phương tham dự.

Được biết, tối 19/4, tại Khu Du lịch sinh thái cộng đồng bản Năng Cát - thác Ma Hao, UBND huyện Lang Chánh đã long trọng tổ chức Lễ hội Chí Linh Sơn năm 2024 và chương trình nghệ thuật “Vang vọng Chí Linh Sơn” chào mừng Kỷ niệm 606 năm cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Kỷ niệm 591 năm ngày mất của Anh Hùng dân tộc Lê Lợi. Dự buổi lễ có các đồng chí: Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh, huyện Lang Chánh, cùng đông đảo Nhân dân và du Khách tham dự.

chilinhson

 

Cách đây 606 năm, mùa Xuân năm Mậu Tuất 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống giặc Minh xâm lược tại núi rừng Lam Sơn. Trên con đường đánh đuổi giặc Minh, nghĩa quân đã gặp muôn vàn khó khăn, đặc biệt trong giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa, do lực lượng không tương quan nên nghĩa quân thường phải gánh chịu các trận càn quét của giặc Minh, bị tiêu hao rất lớn về lực lượng. Trước sự vây ráp và lùng sục ráo riết của quân Minh, Lê Lợi quyết định rút toàn bộ lực lượng nghĩa quân từ vùng đất Lam Sơn tiến sâu hơn nữa vào vùng núi Chí Linh. B

ị quân giặc bao vây ráo riết hòng bắt chủ tướng Lê Lợi, Lê Lai đã đổi áo liều mình cứu chúa, cải trang thành “Chúa Lam Sơn” lĩnh 500 quân và hai chiến voi xông ra tập kích quân Minh. Giặc Minh bắt được Lê Lai tưởng là Lê Lợi bèn rút quân về, sau đó xử Lê Lai bằng những hình phạt cực kỳ tàn ác, Lê Lai hy sinh. Chính nhờ sự hy sinh anh dũng đó, Lê Lợi và nghĩa quân được giải vây và tiếp tục chuẩn bị các điều kiện cần thiết để trường kỳ chiến đấu chống quân Minh.

lang-chanh-khai-mac-le-hoi-chi-linh-son-nam-2024-1713586449096375584868

 

Rừng núi Chí Linh với địa thế hiểm trở đã được Lê Lợi và nghĩa quân 3 lần rút quân lên nương náu vào các năm 1418, 1419, 1422. Đây cũng là thời gian nghĩa quân Lam Sơn khốn khó trăm bề, quân số càng ngày ít đi, lại thiếu thốn lương thực, là giai đoạn “nếm mật nằm gai” để bảo toàn và khôi phục lực lượng. Trong thời gian này, Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn cùng với rừng núi Chí Linh và đồng bào dân tộc ở địa bàn Lang Chánh đùm bọc lẫn nhau, đồng cam cộng khổ chiến đấu chống quân thù.

Chí Linh - Lang Chánh trở thành hình tượng cao đẹp của tinh thần chịu đựng hy sinh gian khổ, ý chí quyết tâm giải phóng dân tộc. Năm 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã giành thắng lợi, chấm dứt ách đô hộ của giặc Minh, đất nước được giải phóng, dân tộc được độc lập.

Trong khí thế oai hùng của ngày chiến thắng, Lê Lợi đã đọc “Bình Ngô đại cáo” tổng kết cuộc chiến tranh, khẳng định chủ quyền dân tộc của một quốc gia đã có hàng nghìn năm lịch sử. Trong cuộc chiến tranh ấy, rừng núi, sông suối và con người Lang Chánh đóng góp một phần cực kỳ quan trọng để làm nên chiến thắng vĩ đại.

chilinhson4

 

 Năm nay với chương trình nghệ thuật đặc sắc “Vang vọng Chí Linh Sơn”  đã lại ấn tượng đẹp cho nhân dân và du khách tham dự đêm khai hội, các hoạt động Cuộc thi Người đẹp trong trang phục dân tộc Thái - Mường; Hội thao với các môn bóng chuyền hơi, kéo co, ném còn; trưng bày và giới thiệu sản phẩm truyền thống...

Các hoạt động nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn xã Trí Nang nói riêng, huyện Lang Chánh nói chung, đồng thời giới thiệu, quảng bá những nét đẹp về truyền thống quê hương, giới thiệu về thiên nhiên, bản sắc văn hoá, vẻ đẹp của đất và người Lang Chánh với du khách thập phương đến tham quan trải nghiệm với mục tiêu phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng với khát vọng phát triển kinh tế - xã hội địa phương, xây dựng quê hương Lang Chánh ngày càng khang trang giàu đẹp.

TH

Tin khác

Giải trí 2 giờ trước
(SHTT) - Sáng 3/5, UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp với Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học "Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống văn bia tại di tích Quốc gia đặc biệt núi Non Nước".
Giải trí 2 giờ trước
(SHTT) - Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 du lịch Nghệ An thắng lớn khi đón 950.000 lượt khách du lịch, tổng doanh thu ước đạt 1.700 tỷ đồng.
Giải trí 6 giờ trước
(SHTT) - Bánh tẻ làng Chờ là thứ quà quê giản dị, mộc mạc, món ngon đặc sản nổi tiếng không chỉ riêng vùng quê Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh), mà còn là niềm tự hào ẩm thực của người dân xứ Kinh Bắc. Trong mỗi chiếc bánh, người làm như gửi trọn hồn cốt của ẩm thực làng quê Việt.
Giải trí 11 giờ trước
(SHTT) - Nằm cách Hà Nội khoảng 35 km, nép mình bên dòng sông Đuống, từ xa xưa, làng Xuân Lai (Gia Bình, Bắc Ninh) đã có cuộc sống gắn bó với cây tre, cây trúc. Bằng đôi bàn tay khéo léo, người Xuân Lai đã sáng tạo nên những sản phẩm thủ công độc đáo, hữu ích từ cây tre rất đỗi thân thuộc.
Giải trí 1 ngày trước
(SHTT) - Bắc Ninh không chỉ nổi tiếng với danh xưng “cái nôi của dân ca quan họ” mà còn được nhiều người biết đến bởi một món quà quê hết sức bình dị, thắm đượm hương vị thảo thơm của vùng quê Kinh Bắc – Đó là Bánh khúc làng Diềm.