SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 29/04/2024
  • Click để copy

Kỳ 3: Con đường Y học thể thao Việt Nam hoà nhập mạng lưới y tế quốc gia và hội nhập Y học thể thao thế giới

07:13, 12/09/2023
(SHTT) - Bệnh viện Thể thao Việt Nam là bệnh viện đa khoa chuyên sâu về cơ - xương - khớp và Y học thể thao. Vì vậy, hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cơ bản đáp ứng cho tư vấn, nghiên cứu ứng dụng và áp dụng khoa học kỹ thuật y sinh học vào khám chữa bệnh.

PV: Cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng nhu cầu phát triển Y học thể thao ở mức nào?

PGS.Ts.Bs. Võ Tường Kha:

Nhìn chung, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế của các đơn vị để phục vụ đầy đủ nhiệm vụ Y học thể thao hiện nay còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa chuẩn hóa thống nhất.

Bệnh viện Thể thao Việt Nam là bệnh viện đa khoa hạng II, chuyên sâu về cơ - xương - khớp và Y học thể thao. Vì vậy, hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cơ bản đáp ứng cho tư vấn, nghiên cứu ứng dụng và áp dụng khoa học kỹ thuật y sinh học vào khám chữa bệnh cho vận động viên (VĐV) và người tập thể dục thể thao (TDTT).

Viện Khoa học Thể dục thể thao được trang bị hệ thống thiết bị y sinh học cho vận hành Phòng nghiên cứu y sinh học như labo xét nghiệm huyết học, sinh hóa miễn dịch, tế bào, nước tiểu, di truyền, sinh cơ, chức năng tim - phổi tĩnh và gắng sức, kiểm tra tâm lý học thần kinh, nhưng không đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho áp dụng, chuyển giao công nghệ kỹ thuật y sinh học vào khám, chữa bệnh cho VĐV và người tập TDTT theo quy định của Bộ Y tế. Trung tâm Doping- Y học thể thao được đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế cho kiểm tra Doping, một số trang thiết bị y tế cho khám, chữa bệnh chuyên khoa vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng. Nhưng Trung tâm Doping - Y học thể thao chưa đủ điều kiện pháp lý để tổ chức hoạt động khám chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế.

yhtt-3

Thiết bị thể thao phục vụ công tác YHTT tại Trung tâm Preharo - TP Hồ Chí Minh

Các Khoa/Bộ môn Y sinh học thể dục thể thao của các trường Đại học Thể dục thể thao, trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao được trang bị một số cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, nhưng chỉ cơ bản đáp ứng phục vụ giảng dạy, thực hành tiền lâm sàng về Y sinh học TDTT. Các đơn vị này chưa có sự thống nhất, đồng bộ về các thiết bị cho giảng dạy, thực hành khám, kiểm tra sức khỏe, đánh giá sinh cơ, xét nghiệm huyết học, sinh hóa, miễn dịch, nước tiểu, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng…

Các Phòng Khoa học và Y học thể thao của các Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia hoặc Bộ phận Y tế của các Trung tâm Huấn luyện- Đào tạo VĐV của các tỉnh, thành, do điều kiện ngân sách và số lượng VĐV tập trung tại các Trung tâm Huấn luyện- Đào tạo VĐV biến động theo các thời điểm luyện tập, thi đấu, nên chỉ được đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế không đồng bộ, chưa thống nhất. Chủ yếu là phục vụ khám bệnh ban đầu, sơ cấp cứu, vật lý trị liệu - phục hồi chức năng và đánh giá trình độ luyện tập qua các thiết bị cận lâm sàng như xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm, điện tim, X-Quang.

Các Trung tâm/Khoa/Bộ phận Y học thể thao của các bệnh viện lớn như bệnh viện Việt Đức, bệnh viện E, bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh viện Quân y 108, bệnh viện Quân y 175, bệnh viện Tâm Anh, bệnh viện Vinmec…, chỉ được trang bị cơ sở vật chất cho khám chữa bệnh chuyên ngành chấn thương chỉnh hình, vật lý trị liệu - phục hồi chức năng. Các cơ sở này không được trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị cho thực hiện nhiệm vụ khác về Y học thể thao.

yhtt-2
yhtt
yhtt1Thiết bị Y sinh học thể thao phục vụ công tác YHTT tại bênh viện Thể thao Việt Nam

PV: Giấy phép, danh mục kỹ thuật, quy trình kỹ thuật về Y học thể thao hiện hành như thế nào?

PGS.Ts.Bs. Võ Tường Kha:

Hiện nay, chỉ có duy nhất Bệnh viện Thể thao Việt Nam được Bộ Y tế cấp phép khám, chữa bệnh kèm đầy đủ các danh mục kỹ thuật khám, chữa bệnh. Phòng chẩn trị Y học cổ truyền của Viện khoa học Thể dục thể thao được Sở Y tế Hà Nội cấp phép và danh mục khám, chữa bệnh trong phạm vi Y học cổ truyền. Các Trung tâm/Khoa/Bộ phận Y học thể thao của các bệnh viện đa khoa lớn, chỉ có danh mục được cơ quan có thẩm quyển Y tế cấp phép về khám chữa bệnh chấn thương chỉnh hình, vật lý trị liệu - phục hồi chức năng. Các đơn vị còn lại không có đơn vị nào được cấp giấy phép và danh mục khám, chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế.

Các danh mục kỹ thuật khám chữa bệnh cho VĐV và người tập TDTT của các đơn vị nói trên đang áp dụng hiện nay, thì hầu hết áp dụng danh mục kỹ thuật kèm quy trình kỹ thuật và phác đồ điều trị khám chữa bệnh của Bộ Y tế ban hành trong toàn quốc. Ngoài các Danh mục kỹ thuật này, còn một số danh mục kỹ thuật đặc thù trong Y học thể thao mà Bộ Y tế chưa ban hành. Để đưa các danh mục đặc thù này áp dụng vào chăm sóc sức khỏe, khám, chữa bệnh cho vận động viên, có 02 (hai) hướng thực hiện: Một là, phải đề xuất danh mục kỹ thuật đặc thù Y học thể thao, tương đương một trong các danh mục kỹ thuật mà Bộ Y tế đã ban hành; Hai là xây dựng và đề xuất lên Bộ Y tế để thẩm định ban hành bổ sung vào danh mục kỹ thuật của Bộ Y tế.

Trên cơ sở này, Bệnh viện Thể thao Việt Nam đã tham mưu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 2277/QĐ-BVHTTDL ngày 13/08/2020 về tiêu chuẩn, tiêu chí, quy trình và định mức khám, chữa bệnh, điều trị chấn thương cho VĐV sử dụng ngân sách nhà nước, trong đó có một số danh mục kỹ thuật tương đương với danh mục kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành. Hiện nay, bệnh viện Thể thao Việt Nam đang tiếp tục xây dựng Thông tư cùng tên để áp dụng trong toàn quốc. Đa số các kỹ thuật y sinh học, y học TDTT phục vụ cho nghiên cứu, đào tạo là đặc thù, chưa có cơ quan có thẩm quyền quy định, ban hành danh mục và quy trình kỹ thuật để áp dụng toàn quốc, mà mỗi đơn vị tự nghiên cứu, xây dựng, áp dụng dựa trên các tài liệu y sinh, y học TDTT của các nước có nền Y học thể thao tiên tiến.

Về thực tiễn lâm sàng, hiện nay các Phòng Khoa học và Y học thể thao của các Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia và các Bộ phận y tế của các Trung tâm Đào tạo và Huấn luyện thể dục thể thao của các tỉnh, thành chỉ tham gia khiêm tốn trong tư vấn, khám, chữa bệnh ban đầu – chuyển tuyến cho VĐV, HLV các đội. Một số nhiệm vụ về Y học thể thao cũng được các tổ chức này phối hợp, tham gia, triển khai như tuyển chọn VĐV, HLV; kiểm tra sức khỏe VĐV, HLV, đánh giá trình độ luyện tập VĐV, HLV; nghiên cứu khoa học Y học thể thao; công tác y tế đội tuyển; dinh dưỡng thể thao và kiểm soát Doping....

T5_2-1646767113551

 Thiết bị phục hồi chức năng tại Bệnh viện Thể thao Việt Nam

Sự ra đời của Trung tâm/Khoa/Bộ phận Y học thể thao của một số bệnh viện lớn nói trên là bước tiến về nhận thức vai trò của Y học thể thao. Tuy nhiên, các đơn vị này chỉ mới dừng lại chức năng khám, điều trị bảo tồn, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, phẫu thuật các chấn thương cơ - xương - khớp cho VĐV, HLV theo các danh mục kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành; Còn các chức năng, nhiệm vụ khác về Y học thể thao, các đơn vị này chưa đề cập tới.

Còn tiếp (Kỳ 4)!

                          VKT - Nguyễn Hồng

Tin khác

Tin tức 17 giờ trước
(SHTT) - Bộ GD&ĐT vừa có văn bản yêu cầu các trường học trên toàn quốc kiểm tra, đánh giá hoạt động của các công trình nước sạch, công trình vệ sinh trong trường.
Tin tức 17 giờ trước
(SHTT) - Từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, thí sinh đang học lớp 12 sẽ chính thức thực hiện đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến. Dự kiến năm nay có trên 1 triệu thí sinh sẽ đăng ký tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Tin tức 20 giờ trước
Văn phòng tư vấn về sở hữu trí tuệ miễn phí sẽ được đặt tại 31 Hàn Thuyên, phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM, với kỳ vọng thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo cho nhiều doanh nghiệp, trường đại học, sinh viên,…
Tin tức 22 giờ trước
(SHTT) - Theo thông tin từ Hội Hóa học Việt Nam, cả 10 học sinh Việt Nam tham gia kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev lần thứ 58, năm 2024 đều đạt giải với 1 huy chương Vàng, 5 huy chương Bạc và 4 huy chương Đồng. Với thành tích này, Việt Nam xếp hạng 3 toàn đoàn.
Tin tức 1 ngày trước
Tạp chí Tiếp thị & Gia đình vừa bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Tánh (bút danh Pha Lê) làm Trưởng VPĐD miền Nam.