SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 03/04/2024
  • Click để copy

Không biết bay, nhện làm thế nào để giăng tơ khi khoảng cách hai đầu bị ngăn bởi sông suối?

05:00, 16/11/2019
(SHTT) - Khi bạn nhìn thấy giữa các cây hai bên bờ kênh, hoặc hai góc nhà cách nhau rất xa, có kết một mạng nhện thường sẽ nghĩ đến một vấn đề: Nhện vừa không biết bơi, cũng không biết bay thì nó làm cách nào mắc được \"tấm lưới\" trên không trung.

Chắc hẳn nhiều người đã nhìn thấy những tấm mạng nhện được giăng từ hai khoảng cách rất xa nhưng không mấy ai biết vì sao những con nhện nhỏ bé, không biết bay lại có thể làm được điều này.

Hóa ra, phần cuối bụng của nhện có mấy đôi "máy dệt", tơ nhện chính là được tuôn ra từ trong lỗ nhỏ của máy dệt. Thành phần của tơ nhện là protein, giống như tơ tằm vậy, khi vừa tuôn ra còn là một loại "keo dán" rất dính. Khi nó tiếp xúc với không khí thì lập tức trở nên cứng và trở thành tơ.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra loài nhện thân cây Darwin (Caerostris Darwni) dù thân hình nhỏ bé nhưng có thể tạo ra tấm mạng nhện đủ dài để bắc ngang qua một con sông rộng 25m.

Để tạo nên chiếc mạng khổng lồ dài 25m, nhện cái bắn một sợi tơ kéo dài liên tục từ một bên bờ sông và “nhờ” gió mang những chúng sang bên kia sông. Khi “chiếc cầu” đặc biệt được hình thành, con nhện sẽ tạo một chiếc mạng tròn dạng xoắn ốc có đường kính lên tới gần 3m ở chính giữa. Đó chính là “cái bẫy” của nhện cây Darwin để bắt những con mồi bay trên mặt nước như chuồn chuồn, phù du, các loại côn trùng khác.

Tơ của loài nhện cây Darwin cực dai, dù mỏng manh nhưng nó mạnh hơn gấp 10 lần loại vật liệu tổng hợp được sử dụng để chế tạo các loại áo chống đạn - Kevlar.

Dưới đây là đoạn video cho thấy cách nhện cây Darwin giăng tơ bắc qua một con sông:

Một biện pháp khác để mắc cáp trời là: đầu tiên nhện cố định tơ vào một điểm, còn mình treo trên sợi tơ, rủ xuống mặt đất, sau đó phần cuối bụng vừa nhả tơ, vừa trèo lên trên góc nhà hay cành cây đối diện, đợi sau khi đến được mục đích lại dùng chân thu tơ lại, khi thu đến vừa độ dài thích hợp liền cố định tơ lên trên điểm cố định mới, như vậy cáp trời cũng có thể dệt thành.

Giống như cột nhà phải lớn một chút, nhện định ra sợi này là sợi chống đỡ cho mạng nhện, đi đi về về lại dính lên mấy sợi tơ, biến nó thành một "dây cáp" thô. Tiếp đó, phía dưới sợi cáp thô này lại mắc song song sợi cáp thứ hai. Đợi sau khi hai sợi cáp mắc xong, thì nhện dệt thành một tấm mạng nhện ở giữa hai sợi cáp thô này.

TH 

Tin khác

Khoa học Công nghệ 14 giờ trước
(SHTT) - Geely Auto, nhà sản xuất xe điện hàng đầu của Trung Quốc vừa qua đã giới thiệu đoạn video mới nhất về mẫu xe tự lái được trang bị trí tuệ nhân tạo (AI). Theo mô tả, mẫu xe này có khả năng di chuyển tốt trên băng và tuyết.
Khoa học Công nghệ 18 giờ trước
(SHTT) - Viện Công nghệ Jodhpur (Ấn Độ) mới đây đã cho ra mắt một que thử bằng giấy có khả năng phát hiện chỉ số đường huyết (glucose) một cách dễ dàng. Với chi phí sản xuất chỉ từ 3.000 đồng, sáng chế mới được kỳ vọng sẽ tạo nên bước tiến mới trong điều trị các bệnh liên quan tới đường huyết.
Khoa học Công nghệ 18 giờ trước
(SHTT) - Samsung có thể bổ sung công nghệ trí tuệ nhân tạo tổng hợp cho trợ lý giọng nói Bixby. Đây là một trong những nỗ lực nhằm tìm cách nâng cao sức hấp dẫn của các thiết bị.
Khoa học Công nghệ 21 giờ trước
(SHTT) - Lần đầu tiên trong lịch sử, dự án phát triển 'mặt trời nhân tạo' KSTAR do Viện Năng lượng Nhiệt hạch Hàn Quốc thực hiện đã ghi dấu bước tiến đột phá khi đạt mức nhiệt độ gấp 7 lần nhiệt độ lõi Mặt Trời.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - OpenAI vừa công bố kết quả sơ bộ từ một thử nghiệm về phần mềm có khả năng tái tạo giọng nói. Điều này không chỉ là một bước tiến mới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) mà còn đặt ra mối lo ngại về nguy cơ giả mạo.