SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 27/04/2024
  • Click để copy

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo dựa trên sáng chế, công nghệ và tài sản trí tuệ

08:32, 01/11/2021
(SHTT) - Ngày 31/10, Hội sáng chế VN kết hợp với Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST; Làng Dịch vụ hỗ trợ và kết nối cộng đồng; Làng Công nghệ Giải trí và truyền thông; và Làng SV và Tuổi trẻ khởi nghiệp tổ chức hội thảo “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo dựa trên sáng chế, công nghệ và tài sản trí tuệ”.

Hội thảo được tổ chức nhằm thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo để tạo ra giá trị hữu ích cho cuộc sống; xây dựng, hình thành và phát triển văn hóa sở hữu trí tuệ; gắn quyền sở hữu trí tuệ với các hoạt động đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển, sản xuất kinh doanh để phục vụ phát triển kinh tế xã hội; đồng thời kết nối mạng lưới nghiên cứu phát triển, ứng dụng, chuyển giao và thương mại hóa các sản phẩm khoa học công nghệ, sáng chế giữa các nhà sáng chế, các tổ chức nghiên cứu với doanh nghiệp.

1. GS Tran Quoc Thang

 GS, TS. Trần Quốc Thắng - Chủ tịch Hội Sáng chế Việt Nam phát biểu khai mạc

Đến dự với hội thảo có: GS, TS. Trần Quốc Thắng - Chủ tịch Hội Sáng chế Việt Nam; TS. Phạm Hồng Quất - Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ; và TS. Trần Lê Hồng - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu Trí tuệ (SHTT),  cùng đại diện Trưởng Làng và Đồng Trưởng làng của 16 Làng công nghệ trong Techfest 2021 và hơn 200 đại biểu là các diễn giả và các khách mời đến từ các cơ quan, ban ngành, trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp và cá nhân quan tâm đến chương trình.

3. Tran Le Hong

 TS. Trần Lê Hồng - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ phát biểu chào mừng hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, TS. Trần Lê Hồng - Phó Cục trưởng Cục SHTT, đã khẳng định: Trong bối cảnh hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, các tài sản trí tuệ đã và đang trở thành bệ phóng cho KNĐMST, thế nhưng theo ông thực tế hiện nay là: các nhóm khởi nghiệp thường chỉ tập trung vào hình thành doanh nghiệp, kêu gọi vốn đầu tư mà ít chú trọng đến việc tạo lập các tài sản trí tuệ mới, bảo hộ và khai thác các quyền SHTT; hoặc có bảo hộ và khai thác nhưng chưa hiệu quả, gây không ít khó khăn cho hoạt động nghiên cứu sáng tạo, ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp KNĐMST.

Ông cho rằng: “Quyền SHTT là công cụ mạnh cho đổi mới sáng tạo,  tạo ra hành lang pháp lý cho việc bảo hộ và bảo vệ tài sản trí tuệ, đây chính là một loại tài sản quan trọng của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp KNĐMST vì giúp tạo ra tính độc quyền, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nói riêng và cho cả một quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội nói chung”.

2. Pham Hong Quat

 Tiến sỹ Phạm Hồng Quất - Cục trưởng Cục Phát triển thị Trường và DNKHCN, đại diện BTC TECHFEST 2021 phát biểu

Tại buổi hội thảo, đại biểu tham dự đã được lắng nghe những bài chia sẻ, bài tham luận sâu sắc hay những kinh nghiệm thực tiễn đến từ các diễn giả với nhiều năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực, với các chủ đề cụ thể như:

- Khái quát về khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo dựa trên sáng chế, công nghệ và tài sản trí tuệ;

- Các chính sách hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo;

- Thực trạng và giải pháp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo dựa trên sáng chế, công nghệ và tài sản trí tuệ …

4. Tran Giang Khue

 Ông Trần Giang Khuê - Trưởng Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST chia sẻ

Diễn giả Trần Giang Khuê - Trưởng Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST, đã thông tin đến hội thảo về tình hình phát triển hoạt động khởi nghiệp ĐMST của Việt Nam, với hơn 3000 doanh nghiệp khởi nghiệp; rất nhiều doanh nghiệp gọi vốn thành công trên thị trường và Việt Nam hiện đang có 03 Startup “Kỳ lân” có mức độ tăng trưởng cực mạnh là: VNG, VNLife và VNpay. Ông đặc biệt lưu ý việc khởi nghiệp ĐMST chính là dựa trên các sáng chế, công nghệ, tài sản trí tuệ và mô hình kinh doanh mới; trong đó đổi mới sáng tạo sẽ giúp doanh nghiệp phát triển nhanh chóng, đột phá và quyền sở hữu trí tuệ sẽ tạo ra yếu tố pháp lý ổn định và bền vững. Việc đổi mới sáng tạo cần dựa trên tri thức sẵn có “đứng trên vai người khổng lồ” hoặc tạo mới hoàn toàn những sản phẩm, dịch vụ, quy trình, mô hình, phương pháp… và luôn cần đáp ứng 2 yếu tố: giá trị sử dụng cho đời sống và giá trị thương mại; tức là phải ứng dụng được vào đời sống, vào thị trường và đem lại lợi ích vật chất, tinh thần cho con người.

5 Le Viet Hai

 Diễn giả Lê Viết Hải - Chủ tịch tập đoàn Hòa Bình

Ông Lê Viết Hải - Chủ tịch tập đoàn Hòa Bình, cũng đã chỉ ra thực trạng của ngành xây dựng, yêu cầu bắt buộc và một số phương pháp đổi mới sáng tạo nhằm phát triển ngành xây dựng tại Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo. Ông khẳng định đổi mới sáng tạo trong thập kỷ vàng sắp tới sẽ giúp ngành xây dựng và nền kinh tế của Việt Nam phát triển sánh ngang các cường quốc khu vực và thế giới.

9. Mai Van Dung

 Diễn giả Mai Văn Dũng, Cục Sở hữu trí tuệ

Bên cạnh đó, một vấn đề rất được các khách mời quan tâm đó chính là những chính sách hỗ trợ nhằm phát triển tài sản trí tuệ và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Theo bài tham luận của diễn giả Mai Văn Dũng - Cục SHTT, chiến lược SHTT đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22/8/2019 liên quan đến phát triển SHTT đồng bộ, thông qua tất cả các khâu sáng tạo, xác lập khai thác quyền SHTT và tạo môi trường khuyến khích ĐMST, trong đó có một số chính sách tiêu biểu như: Tăng cường hoạt động tạo tài sản SHTT, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về ĐMST và SHTT;  Thúc đẩy hoạt động đăng ký, bảo hộ tài sản trí tuệ trong và ngoài nước; Nâng cao việc quản lý, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ;... Đây là một thông tin đáng mừng đối với các doanh nghiệp KNĐMST bởi lẽ việc thực hiện đổi mới sáng tạo trong giai đoạn này là vô cùng khó khăn và đòi hỏi rất nhiều nguồn lực từ các cơ quan nhà nước để thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội.

13. Tu Minh Hieu, Natec

 Ông Từ Minh Hiệu – PTP Khởi nghiệp ĐMST, Cục Phát triển thị Trường và DNKHCN

Ngoài ra, diễn giả Từ Minh Hiệu – PTP Khởi nghiệp ĐMST, Cục Phát triển thị Trường và DNKHCN, cũng chia sẻ những thông tin về Đổi mới sáng tạo mở và hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia để hỗ trợ và thúc đẩy phát triển các hoạt động KNĐMST trong nước và quốc tế.

16. Vu Manh Hung, Lang Community

 Ông Vũ Mạnh Hùng -  Đồng Trưởng Làng Dịch vụ hỗ trợ và kết nối cộng đồng

Đại diện về mặt pháp lý, ông Vũ Mạnh Hùng -  Đồng Trưởng Làng Dịch vụ hỗ trợ và kết nối cộng đồng, đã nêu lên một số quan điểm của mình về vấn đề khung pháp lý hỗ trợ chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ trong thời đại ngày nay. Đây là những thông tin thiết thực của pháp luật trong việc bảo vệ các sáng chế và quyền lợi hợp pháp của nhà sáng chế, của doanh nghiệp khởi nghiệp. Việc chuyển giao công nghệ sẽ lan tỏa sáng chế đến cộng đồng, góp phần xây dựng một xã hội ngày càng phát triển và rộng mở, không để các sáng chế trở nên vô nghĩa. Thế nhưng vẫn còn tồn đọng một số vấn đề về quy chế pháp luật như chuyển giao cho bên thứ ba hay phạm vi chuyển giao công nghệ mà đòi hỏi pháp luật cần kỹ lưỡng và chi tiết hơn nhằm đảm bảo có thể bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhà sáng chế và doanh nghiệp.

“Từ ý tưởng đến thị trường” và vai trò của sáng chế, công nghệ và tài sản trí tuệ mới

Bà Trương Lý Hoàng Phi, Chủ tịch HĐQT, Cty CP Xúc tiến Đầu tư và Hỗ trợ Doanh nghiệp IBP đã nhận định rằng: “Một trong những con đường để hiện thực hóa được sáng chế đó chính là con đường hợp tác với doanh nghiệp, tổ chức... để các nhà sáng chế có thể đưa được sản phẩm ra thị trường.”.

8. Truong Ly Hoang Phi

 Bà Trương Lý Hoàng Phi, Chủ tịch HĐQT, Cty CP Xúc tiến Đầu tư và Hỗ trợ Doanh nghiệp IBP

Thế nên, vai trò của sáng chế trong quá trình đổi mới sáng tạo là vô cùng cần thiết, và cần phải có sự đổi mới sáng tạo “mở” (Open Innovation) - thay đổi các tiếp cận thị trường, kết hợp giữa các ý tưởng xuất sắc và các mô hình kinh doanh sinh lợi, từ đó mở ra cơ hội mới cho các nhà sáng chế cũng như các doanh nghiệp.

7. Nguyen Thanh My

 Tiến sỹ Lê Thanh Mỹ,  Chủ tịch HĐQT RYNAN Technologies

Ý tưởng đổi mới đó cũng được Tiến sỹ Lê Thanh Mỹ, Chủ tịch HĐQT RYNAN Technologies thể hiện cụ thể thông qua dự án thực tiễn: “ Tôm đạo đức - Từ ao nuôi đến bàn ăn” nhằm giúp các khách mời tham dự hội thảo nhận ra được vai trò của đổi mới sáng tạo thông qua thực tế cuộc sống. Từ thực trạng xâm nhập mặn diễn ra trên đồng bằng sông Cửu Long, ông đã nghĩ đến đây là cơ hội để nuôi tôm nước lợ với giá trị cao, có thể phát triển kinh tế và cải thiện cuộc sống cho người dân.

“Ngành nuôi tôm cần kiến thức đa ngành, cần biết về hoá học, biết về vật lý, biết về sinh học, và dĩ nhiên biết về kinh doanh và thương mại. Đây không phải trò chơi của nông dân nữa mà là trò chơi của doanh nghiệp, của những người có kiến thức đa ngành hơn", diễn giả chia sẻ. 

10. Do Hung, Lang STK

 Ông Đỗ Hùng – Trưởng Làng Sinh viên và Tuổi trẻ khởi nghiệp

Chia sẻ với hội thảo, ông Đỗ Hùng – Trưởng Làng Sinh viên và Tuổi trẻ khởi nghiệp, cũng khẳng định sáng chế mới, công nghệ mới và các tài sản trí tuệ mới rất quan trọng với doanh nghiệp KNĐMST, tuy nhiên, quan trọng hơn là các doanh nghiệp phải gắn được sản phẩm, dịch vụ, giải pháp của mình với thị trường, đánh đúng nhu cầu của khách hàng, tránh chỉ bán cái mình có mà bán cái mà xã hội cần.

15. Bach Kim Khuong, NSC

 Diễn giả Bạch Kim Khương – Hội viên Hội Sáng chế Việt Nam

Cùng với quan điểm đấy, các diễn giả Bạch Kim Khương – Hội viên Hội Sáng chế Việt Nam cũng chia sẻ về quá trình đổi mới sáng tạo, tạo ra và đăng ký sáng chế, đưa các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp ra đến thị trường. Ông nhấn mạnh tính hữu ích của các giải pháp được tích hợp trong sản phẩm của mình để sản phẩm có thể đi vào được thị trường Việt Nam cũng như Mỹ và các nước, đặc biệt là việc cấp bằng sáng chế sẽ như tấm giấy thông hành để sản phẩm dễ đi qua nhiều cánh cửa, hàng rào kỹ thuật.

12. Nguyen Huy DU_Lang truyen thong

 Ông Nguyễn Huy Du – Đồng Trưởng Làng Công nghệ Giải trí và truyền thông

Còn ông Nguyễn Huy Du – Đồng Trưởng Làng Công nghệ Giải trí và truyền thông, thì khẳng định: cần truyền thông, quảng bá sâu rộng cho công chúng, cho khách hàng biết về giá trị khác biệt, lợi ích của sản phẩm, dịch vụ và cả thương hiệu của cá nhân, doanh nghiệp KNĐMST để có thể nhanh đưa sáng chế, tài sản trí tuệ ra đến thị trường “Thà mất một đồng cho truyền thông, còn hơn mất nốt 9 đồng còn lại vì không làm truyền thông”.

11. Nguyen Vu Quynh, DH Lac Hong

 Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Vũ Quỳnh Phó Hiệu trưởng Đại học Lạc Hồng

Ngoài ra, Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Vũ Quỳnh Phó Hiệu trưởng Đại học Lạc Hồng, cũng cho biết thêm quá trình ươm tạo, xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và hỗ trợ các hoạt động KNĐMST tại Đại học Lạc Hồng.

Tiếp đó, Ông Phùng Minh Hải – Trưởng nhóm Cuộc thi, Vinh danh, Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST cũng giới thiệu về cuộc thi “Giải pháp thương mại hóa sáng chế 2021” nhằm tìm kiếm các phương án, cách thức áp dụng các bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích vào thực tiễn từ đó tạo ra giá trị hữu ích cho cuộc sống và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, cũng như góp phần phát triển kinh tế xã hội đất nước. Đồng thời, cũng tổ chức Vinh danh “Ngôi sao sáng chế IPSTAR 2021” để tôn vinh các tổ chức, cá nhân đã có những đóng góp cho hoạt động sáng chế trong thời gian gần đây, khuyến khích gia tăng số lượng đơn đăng ký sáng chế của tổ chức, cá nhân Việt Nam và từng bước xây dựng, hình thành và phát triển văn hóa sở hữu trí tuệ trong cộng đồng.

14. Phung Minh Hai, Nhom Cuoc thi

 Ông Phùng Minh Hải – Trưởng nhóm Cuộc thi, Vinh danh, Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST

Tổng kết lại chương trình, các diễn giả đều đã trình bày rất chi tiết và cụ thể về vai trò của sáng chế và tài sản trí tuệ trong KNĐMST. Mỗi diễn giả đều có những hướng đi riêng, những ví dụ thực tiễn khác nhau nhưng tựu chung lại đều có mong muốn lan tỏa tri thức, kinh nghiệm đến các cá nhân, các doanh nghiệp KNĐMST và các nhà sáng chế những kiến thức liên quan về các biện pháp xây dựng, bảo hộ và khai thác tài sản trí tuệ để tài sản trí tuệ.

Bên cạnh đó, các đại biểu tham dự cũng tập trung chia sẻ và thảo luận nhằm tìm ra các cơ chế chính sách, quy định pháp luật, các giải pháp thực tiễn để phát triển hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; khai thác sáng chế, công nghệ, tài sản trí tuệ phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và lan tỏa tri thức đến cộng đồng xã hội.

18

 

Phát biểu bế mạc hội thảo, ông Trần Giang Khuê - Trưởng Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST, đã nhận định rằng: Hiện nay R&D (Research and Development: nghiên cứu và phát triển) cần song hành với C&D (Connection and Development: Kết nối và phát triển) để vừa đổi mới sáng tạo, vừa hợp tác liên kết, vừa chia sẻ để cùng phát triển theo đúng xu hướng của nền kinh tế chia sẻ và đổi mới sáng tạo mở. Ngoài ra, ông cũng đã ghi nhận các ý kiến đóng góp, cảm ơn và đánh giá cao sự tham gia tích cực của các đại biểu và hy vọng trong thời gian tới, việc ứng dụng các sáng chế, công nghệ và tài sản trí tuệ trong công tác đổi mới sáng tạo sẽ ngày càng tích cực, hiệu quả, giúp các cá nhân và doanh nghiệp đặc biệt đối với các doanh nghiệp KNĐMST, nâng cao năng lực cạnh tranh và xa hơn nữa là tạo động lực phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia./.

 Minh Tuệ

Tin khác

Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Trải qua hơn 2 tháng phát động cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, BTC đã tìm ra được top 20 dự án xuất sắc nhất.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Ngày 24/11 và 25/11, vòng thi chọn Top 20 Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đã diễn ra bằng hình thức pitching trực tuyến. Dự án Smart VieLinkit thuộc bảng dự thi Mô hình Đổi mới sáng tạo đã xuất sắc lọt vào top 20.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Quản trị tài sản trí tuệ tại các cơ quan đặc biệt giúp ta hiểu rõ về hơn về các quy trình, biểu mẫu, các điều khoản cần thiết trong các quy chế, quy định.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Cuộc thi “Giải pháp thương mại hóa sáng chế 2021” đã đi một nửa chặng đường trong hành trình tìm kiếm các phương án, cách thức áp dụng các bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích vào thực tiễn, từ đó tạo ra giá trị hữu ích cho cuộc sống và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Buổi tập huấn thứ 6 trong chuỗi chương trình của Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST phối hợp với Hội Sáng chế Việt Nam, hưởng ứng sự kiện khởi nghiệp ĐMST Quốc gia Techfest 2021 với chủ đề: “Thẩm định giá tài sản trí tuệ” được diễn ra vào lúc 8h00 sáng chủ nhật ngày 07/11/2021.