SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 19/01/2025
  • Click để copy

Huế vận động thành lập Hội Nghiên cứu Văn hoá Việt - Nhật Phan Bội Châu

11:20, 29/09/2023
Tại không gian Điểm hẹn liên văn hóa Lan Viên Cố Tích 2 (Bạch Đằng, TP Huế), nhân kỷ niệm 50 năm quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản, Ban vận động thành lập Hội Nghiên cứu Văn hóa Việt - Nhật Phan Bội Châu tại Huế tổ chức họp chuẩn bị ra mắt và giới thiệu vai trò, hoạt động của Hội.

Bà Thái Kim Lan, Giáo sư - Tiến sĩ triết học tại Đại học Ludwig-Maximilian, Munich (CHLB Đức), chủ nhân Bảo tàng tư nhân Gốm cổ sông Hương - Lan Viên Cố Tích - chia sẻ về việc bà giữ vai trò “người đưa đò” để vận động thành lập Hội.

Giáo sư Lan giải thích lý do tham gia vào Ban vận động là bởi những trăn trở, đau đáu về việc làm sao để Huế có một Hội nghiên cứu khoa học về Việt – Nhật, học tập tấm gương của tiền nhân là cụ Phan Bội Châu và Hội được sự công nhận của Nhà nước. Từ đó, Hội sẽ đúc rút những bài học dựa vào truyền thống, hỗ trợ lớp trẻ có thể tiến xa hơn cùng tinh thần bất khuất, hùng dũng trong bảo vệ đất nước, truyền thống, bảo vệ gia sản Việt Nam vun bồi cho đất nước phát triển tiên tiến và hùng mạnh.

DSC09502

 Nghệ sĩ, trí thức, các nhà nghiên cứu và nhiều thành phần khác tham dự buổi họp tại Lan Viên Cổ Tích 2.

Bà Thái Kim Lan bày tỏ sự ngưỡng mộ cụ Phan Bội Châu từ khi còn trẻ là một trí thức, chí sĩ yêu nước, là người khởi xướng phong trào Đông Du.

DSC09518

 Buổi họp là tiền đề để vận động thành lập Hội Nghiên cứu Văn hóa Việt - Nhật Phan Bội Châu.

“Tôi nghĩ đến Huế và tôi nghĩ Huế phải là nơi đặt lại vấn đề nối tiếp sự bang giao, tương tác để làm những công việc tiến bộ hơn, khoa học hơn, để người trẻ được đào tạo học tập xây đắp nền văn hóa hòa bình và tiến bộ.

Trong đó, Phong trào Đông du là điển hình về tinh thần nuôi dưỡng Huế đa văn hóa, bảo tồn nhưng nuôi dưỡng được hào khí Đông Nam Á, trong tiến trình toàn cầu hóa hiện nay nhiều giá trị có thể bị lung lay càng cần tạo ra sự tương quan, tính cách hòa bình, nối kết văn hóa”.

DSC09542

 Giáo sư Thái Kim Lan nói về lý do trở thành người "đưa đò" trong Ban Vận động thành lập Hội Nghiên cứu Văn hóa Việt - Nhật Phan Bội Châu tại Lan Viên Cổ tích 2 (Bạch Đằng, TP Huế).

Bà Thái Kim Lan kỳ vọng Hội sẽ góp phần kết nối sâu rộng giữa khoa học Việt Nam với đất nước tiên tiến về khoa học Nhật Bản.

DSC09567

Giáo sư Nguyễn Khắc Mai tại buổi họp vận động thành lập Hội Nghiên cứu Văn hóa Việt - Nhật Phan Bội Châu tại Lan Viên Cổ tích 2.

Tại buổi họp, GS Nguyễn Khắc Mai cho rằng việc thành lập Hội Nghiên cứu Văn hóa Việt - Nhật, Phan Bội Châu tại Huế sẽ tạo ra không gian khoa học, cơ hội để nghiên cứu về quá trình hoạt động, tư tưởng của cụ Phan Bội Châu và phong trào Đông du. Đồng thời, Hội Nghiên cứu sẽ góp phần nghiên cứu sâu sắc bản sắc văn hóa Việt Nam, văn hóa Huế góp phần khơi dậy tinh thần tự tôn dân tộc, xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng.

DSC09574

S Ueno Tomio (nguyên GS Đại học Waseda, Nhật Bản) hơn 30 năm gắn bó với Việt Nam và nghiên cứu bảo tồn di tích tại cố đô Huế chia sẻ những tình cảm của ông đối với Việt Nam cũng như vai trò của cụ Phan Bội Châu trong thiết lập quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam - Nhật Bản.

Có mặt trong buổi họp này, BS Phan Thiệu Cát (cháu nội cụ Phan Bội Châu) lần đầu tiên tiết lộ nhiều chuyện về gia đình ít ai biết. Đó là việc cụ Phan Bội Châu ly hôn với 2 người vợ, cắt đứt liên hệ gia đình để hoạt động; Những tư tưởng triết học qua tư liệu bộ sách Chu Dịch của cụ Phan Bội Châu may mắn được ông Cát lưu giữ, đưa đi in ở nhà sách Khai Trí lần đầu tiên.

Tại đây, ông Phan Thiệu Cát bày tỏ mong muốn cần sớm nghiên cứu và giải mã thêm về cụ Phan Bội Châu mà bản thân ông nhận thấy còn nhiều điều lớn lao vẫn chưa được hiểu thấu.

GS Ueno Tomio (nguyên GS Đại học Waseda, Nhật Bản) hơn 30 năm gắn bó với Việt Nam và nghiên cứu bảo tồn di tích tại cố đô Huế chia sẻ những tình cảm của ông đối với Việt Nam. Giáo sư đã đóng góp nhiều ý kiến về mối quan hệ Việt – Nhật, về những điểm tương đồng thú vị giữa 2 dân tộc mà cụ Phan Bội Châu là một trong những người đặt nền móng cho mối quan hệ hữu nghị.

DSC09562

 Những ý kiến đa chiều trong việc xác định sự cần thiết thành lập Hội Nghiên cứu Văn hóa Việt - Nhật, Phan Bội Châu,

"Thành lập Hội Nghiên cứu văn hóa Việt - Nhật Phan Bội Châu tại Huế là tiền đề để tiến tới xây dựng Viện Phan Bội Châu tại Huế, nhằm tập hợp những người có tâm huyết để nghiên cứu khoa học về cụ Phan, nghiên cứu về mối bang giao Việt Nam - Nhật Bản để góp phần khơi dậy trong giới trẻ tinh thần tự tôn dân tộc. Qua đó, đóng góp, xây dựng đất nước Việt Nam phát triển tại Đông Nam Á như nước bạn Nhật Bản đã làm", GS Thái Kim Lan nói.

Bảo Hòa

Tin khác

Tin tức 3 giờ trước
(SHTT) - Ngày 17/1, tại Quảng trường Lam Sơn, phường Điện Biên (TP Thanh Hóa), Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khai mạc chương trình “Ngày hội công nhân - Phiên chợ nghĩa tình” Xuân Ất Tỵ 2025.
Tin tức 3 giờ trước
(SHTT) - Tạp chí Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo xin trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Ba Lan về nâng tầm quan hệ song phương.
Tin tức 3 giờ trước
(SHTT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.
Tin tức 7 giờ trước
(SHTT) - Tối 18/1, quận Đống Đa chính thức khai trương tuyến phố ẩm thực Nguyễn Văn Tuyết. Đây là tuyến phố ẩm thực thứ 3 của Thủ đô Hà Nội, bên cạnh phố Tống Duy Tân (quận Hoàn Kiếm) và Đảo Ngọc - Ngũ Xã (quận Ba Đình).
Tin tức 23 giờ trước
Ngày 16/1, UBND TP Đà Nẵng tổ chức Lễ công bố quyết định mở rộng và khai trương Khu công nghệ thông tin tập trung Công viên phần mềm Đà Nẵng số 2. Sự kiện là dấu mốc quan trọng trong xây dựng và phát triển thành phố nói chung và kinh tế số, công nghiệp công nghệ nói riêng.
. ..