SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 29/04/2024
  • Click để copy

Đổ bê tông ngăn núi lửa phun trào giải pháp hay thảm họa?

17:13, 25/11/2023
Mới đây ý tưởng đổ bêtông bịt miệng phun của núi lửa đã được đưa ra. Tuy nhiên, ý kiến này đã bị bác bỏ vì tính khả thi cũng như những hiểm họa khôn lường có thể xảy ra nếu chúng ta cố gắng cản trở sự thoát khí tự nhiên sẽ làm tăng áp suất, dẫn đến một vụ phun trào bùng nổ.

Theo nghiên cứu, Bêtông có nhiệt độ nóng chảy khoảng 1.500 độ C, trong khi dung nham đạt mức nhiệt khoảng 870 độ C. Về mặt lý thuyết, nếu đổ lượng bêtông đủ nhiều vào miệng phun, người ta có thể bịt được núi lửa. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa đây là giải pháp tốt, IFL Science hôm 23/11 đưa tin. Thậm chí, đây có thể là một ý tưởng tồi tệ nếu xét đến cách hoạt động của núi lửa.

Các vụ phun trào xảy ra khi áp suất bên dưới bề mặt Trái Đất tích tụ. Khi magma mỏng và lỏng, các loại khí có thể dễ dàng thoát ra từ đó và magma thường sẽ chảy ra khỏi núi lửa một cách nhẹ nhàng. Dù việc magma chảy tới khu dân cư không phải là điều tốt, ít nhất nó cũng chảy chậm rãi.

nui-lua

 Dung nham chảy ra từ núi lửa Cumbre Vieja trên đảo La Palma, Tây Ban Nha. Ảnh: Marcos del Mazo

 Trong khi đó, những vụ phun trào núi lửa bùng nổ gây ra mối nguy hiểm lớn hơn nhiều. Nếu magma dày và đặc, các loại khí không thể thoát ra dễ dàng. Áp lực tích tụ dần cho đến khi khí thoát ra một cách mạnh mẽ và nổ tung, theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS).

Các vụ phun trào núi lửa bùng nổ có thể nguy hiểm và gây chết người. Núi lửa có thể phun ra những luồng mạt vụn núi lửa nóng từ sườn hoặc đỉnh núi. Lượng vật chất này tràn xuống sườn núi, phá hủy gần như mọi thứ trên đường đi. Việc đổ bêtông vào miệng núi lửa có thể dẫn đến thảm họa này.

Nếu dùng một lượng lớn bêtông để bịt miệng phun, hành động này cũng đã ngăn chặn một phương pháp thoát khí tự nhiên và giảm nhẹ áp suất của núi lửa, từ đó có thể biến hiện tượng dung nham chảy chậm thành một vụ phun trào bùng nổ, hoặc khiến một ngọn núi lửa vốn có khả năng bùng nổ giờ sẽ nổ với áp suất còn lớn hơn.

Những ngọn núi lửa như St Helens phát nổ với áp suất khổng lồ, khiến lượng bêtông đổ thêm trở thành mối nguy hiểm với sức khỏe vì chúng sẽ dễ phân tán ra xung quanh. Bụi từ bêtông có thể dẫn đến các bệnh liên quan đến phổi, thậm chí ung thư.

Các chuyên gia từng có một cách sử dụng bêtông tốt hơn trong một vụ phun trào núi lửa Etna, đảo Sicily, Italy. Họ chuyển hướng dòng dung nham khỏi các khu dân cư bằng những khối bêtông. Tuy nhiên, USGS không chắc những khối này sẽ có tác dụng với một vụ nổ lớn hơn.

Theo IFL Science

Tin khác

Tin tức 14 giờ trước
(SHTT) - Bộ GD&ĐT vừa có văn bản yêu cầu các trường học trên toàn quốc kiểm tra, đánh giá hoạt động của các công trình nước sạch, công trình vệ sinh trong trường.
Tin tức 14 giờ trước
(SHTT) - Từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, thí sinh đang học lớp 12 sẽ chính thức thực hiện đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến. Dự kiến năm nay có trên 1 triệu thí sinh sẽ đăng ký tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Tin tức 17 giờ trước
Văn phòng tư vấn về sở hữu trí tuệ miễn phí sẽ được đặt tại 31 Hàn Thuyên, phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM, với kỳ vọng thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo cho nhiều doanh nghiệp, trường đại học, sinh viên,…
Tin tức 19 giờ trước
(SHTT) - Theo thông tin từ Hội Hóa học Việt Nam, cả 10 học sinh Việt Nam tham gia kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev lần thứ 58, năm 2024 đều đạt giải với 1 huy chương Vàng, 5 huy chương Bạc và 4 huy chương Đồng. Với thành tích này, Việt Nam xếp hạng 3 toàn đoàn.
Tin tức 1 ngày trước
Tạp chí Tiếp thị & Gia đình vừa bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Tánh (bút danh Pha Lê) làm Trưởng VPĐD miền Nam.