SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 05/05/2024
  • Click để copy

Diễn đàn khoa học về Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hoạt động khoa học, đổi mới sáng tạo Xứ Thanh

07:13, 17/10/2023
(SHTT) - Thanh Hóa tổ chức Diễn đàn KH&CN với chủ đề “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hoạt động khoa học, đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2030”.

 Sáng ngày 10/10/2023, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (Liên hiệp hội) phối hợp với Trường Đại học Hồng Đức, Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa tổ chức Diễn đàn KH&CN với chủ đề “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hoạt động khoa học, đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2030”.

Đồng chủ trì diễn đàn có ông  Nguyễn Văn Phát, chủ tịch Liên hiệp hội TS. ông Nguyễn Quốc Uy, Phó Chủ tịch. Thầy Bùi Văn Dũng PGS.TS. Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức. Ông Trần Duy Bình ,Giám đốc Sở KH&CN Thanh Hóa. Tại diễn đàn có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các sở ban ngành có liên quan, các trường đại học, viện nghiên cứu…; Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Liên hiệp hội và các chuyên gia, nhà khoa học được mời về dự, tham vấn tại diễn đàn.

ddkh

Thanh Hoá tổ chức Diễn đàn khoa học với chủ đề: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hoạt động khoa học, đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2030”.

Theo báo đề dẫn tại diễn đàn, trong 4 nhiệm kỳ liên tiếp từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đến XIX, ở các khía cạnh và mức đội khác nhau, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển KH&CN đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đều được xác định là một trong các chương trình trọng tâm và khâu đột phá.

 Tỉnh đã sắp xếp, củng cố các cơ sở giáo dục đại học và thành lập mới một số trường đại học, phân viện đại học và các trường cao đẳng nghề. Nhờ đó, quy mô, ngành nghề và hình thức đào tạo ngày càng được mở rộng và đa dạng hóa. Quy mô đào tạo được tăng mạnh, chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên rõ rệt.

Bên cạnh đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội, tỉnh đã tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để đảm bảo thực hiện thành công các nhiệm vụ mà Quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh các giai đoạn vừa qua đã đề ra.

 Bên cạnh những kết quả đạt được, việc đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, hoạt động KH&CN và đổi mới sáng tạo của tỉnh vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Lực lượng lao động lành nghề, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, các chuyên gia đầu ngành còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu lao động phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các ngành kinh tế mũi nhọn như hóa dầu, nhiệt điện, công nghệ thông tin, chế biến chế tạo, tự động hóa...

Năng lực đào tạo của các cơ sở dạy nghề, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu. Kết quả nghiên cứu khoa học được ứng dụng vào sản xuất và đời sống mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội còn hạn chế; chưa có sự bứt phá trong việc đề xuất, tuyển chọn nhiệm vụ KH&CN có tầm chiến lược...

Các đại biểu đã tham gia thảo luận tại diễn đàn về 2 nhóm chủ đề:

Chủ đề thứ nhất: Về đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Các diễn giả đã tập trung đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp phát triển đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng, ngành nghề, chuyên môn đào tạo phục vụ cho việc thực hiện quy hoạch. Một số nhóm giải pháp chính: (1) Nhóm giải pháp về phát triển đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa và vùng Bắc Trung Bộ; (2) Nhóm giải pháp tăng cường hợp tác liên kết đào tạo giữa Trường Đại học Hồng Đức với các cơ sở trong nước và nước ngoài đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của tỉnh giai đoạn 2021 - 2030; (3) Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các ngành công nghệ phục vụ chuyển đổi số tại Trường Đại học Hồng Đức góp phần thực hiện giải pháp phát triển nguồn nhân lực tỉnh giai đoạn 2021 – 2030; (4) Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và trở thành một trong những trung tâm lớn về du lịch của cả nước trong giai đoạn 2021 - 2030; (5) Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa nói chung và nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hóa giai đoạn 2021 - 2030.

Chủ đề thứ hai: Là phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo. Các diễn giải đã đem đến diễn đàn những vấn đề mới liên quan đến thực trạng, các tồn tại, hạn chế trong hoạt động KHCN; qua đó thống nhất các nhiệm vụ trọng tâm, tập trung tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; chủ động tích cực thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Các nhóm giải pháp chính: (1) Nhóm giải pháp về phát triển hạ tầng thông tin KHCN, sàn giao dịch công nghệ theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; (2) Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực KHCN, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ KHCN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; (3) Nhóm giải pháp về huy động trí tuệ của trí thức, người cao tuổi; (4) Nhóm giải pháp nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Hồng Đức đáp ứng yêu cầu phát triển nhà trường, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh; (5) Nhóm giải pháp nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng KHCN đáp ứng yêu cầu phát triển nông, lâm, ngư nghiệp; (6) Nhóm giải pháp về đổi mới sáng tạo kỹ thuật trong lĩnh vực kinh tế trọng yếu của tỉnh; (7) Nhóm giải pháp về phát triển mặt bằng KHCN phục vụ cho phát triển các ngành trọng tâm, trọng điểm của tỉnh.

Trong diễn đoàn ý kiến của các đại biểu đã làm sâu sắc thêm các nội dung của diễn đàn, đó là: đặt hàng đào tạo, xây dựng đại học số tại Thanh Hóa; phân luồng học sinh phục vụ cho đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng mạng lưới chuyên gia. Đồng thời, kiến nghị lãnh đạo tỉnh cần tập trung phát huy tối đa nội lực; trong đó, đề cao và coi trọng năng lực nội sinh, tranh thủ và khai thác hiệu quả các ngoại lực, kiến tạo động lực tăng trưởng mới, phát huy mạnh mẽ tự lực tự cường, đổi mới sáng tạo và thu hút nhân tài, nâng cao năng lực hội nhập quốc tế…

                                                                                   Nguyễn Khang

Tin khác

Khoa học Công nghệ 48 phút trước
(SHTT) - Là sân chơi sáng tạo công nghệ kỹ thuật gắn bó với sinh viên trong hơn 20 năm, cuộc thi Sáng tạo Robot Việt Nam - Robocon Việt Nam 2024 đã chính thức khởi tranh.
Khoa học Công nghệ 9 giờ trước
(SHTT) - Ngày càng có nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và đặc biệt là các tập đoàn của Hoa Kỳ đang đầu tư, hợp tác cụ thể tại Việt Nam ở ngành bán dẫn.
Khoa học Công nghệ 9 giờ trước
(SHTT) - Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, một trong những bước đi của chiến lược quốc gia về công nghiệp bán dẫn là xây dựng để Việt Nam trở thành trung tâm (hub) nhân lực toàn cầu về công nghiệp bán dẫn, từ đó tiến tới xây dựng nền công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Theo tờ Interesting Engineering hôm 2/5 đưa tin, nhóm các công ty Nhật Bản đã mở đường cho kỷ nguyên 6G. Trong thử nghiệm gần đây, họ đã truyền siêu nhanh 100 gigabit mỗi giây (Gbps) ở tần số 100 GHz và 300 GHz qua khoảng cách 100 m.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Vừa qua, UBND tỉnh Bắc Giang đã tổ chức phát động cuộc thi Robocon lần thứ nhất năm 2024, theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến đến 9 điểm cầu của các phòng GD&ĐT các huyện, thị xã.