SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 01/05/2024
  • Click để copy

Điểm mặt những "hung thần" cần tránh khi măc bệnh đại trực tràng

12:53, 27/12/2018
Kiêng kỵ trong ăn uống là nội dung quan trọng trong việc chữa bệnh. Chỉ cần thiếu xót kiến thức, những món ăn hàng ngày cũng khiến bệnh đại tràng trở nên nghiêm trọng.

Viêm đại tràng là tổn thương ở lớp lót bên trong ruột già, làm cho chức năng đại tràng bị rối loạn dẫn đến các tình trạng: đau bụng, đi ngoài nhiều lần trong ngày, đi ngoài phân lỏng nát hoặc táo bón, hoặc lúc táo lúc nát, đi ngoài sau khi ăn một đồ ăn hay một nhóm đồ ăn nhất định như đồ tanh, đồ lạ, đồ dầu mỡ, bia rượu, café…Tùy cơ địa từng người mà triệu chứng có thể nặng hay nhẹ. 

Viêm đại tràng mãn tính làm tăng 30% nguy cơ ung thư đại tràng, bệnh kéo dài càng lâu, nguy cơ các biến chứng càng tăng. Đấy là do viêm nhiễm kéo dài làm các tế bào có nguy cơ loạn sản cao thành ung thư.

Để phòng tránh bệnh ung thư đại trực tràng, các chuyên gia đã khuyến cáo cần tránh những thực phẩm làm tăng nguy cơ gây mắc căn bệnh quái ác này:

1. Thuốc lá, bia rượu

Thuốc lá được biết đến như là những “sát thủ” của bệnh lý tim mạch hay ung thư phổi. Gần đây nó được công nhận là những yếu tố nguy cơ rất quan trọng gây ung thư đại, trực tràng (UTĐTT) cho cả hai giới. Kết hợp với nạn lạm dụng rượu bia thì nguy cơ ung thư UTĐTT sẽ cao gấp nhiều lần.

 

2. Nước uống có ga

Điều làm cho nước ngọt có ga trở thành sản phẩm gây ung thư chính là do hàm lượng siro ngô fructose cao và các loại đường tinh chế khác có trong đó. Đường tinh chế có thể gây ra những đột biến insulin lớn và có khả năng thúc đẩy sự phát triển mạnh của các tế bào ung thư. Nước ngọt có ga còn là nguyên nhân gây ra lão hóa, tiểu đường và tăng cân.

3. Thịt nướng

Khi thịt đỏ được nướng ở nhiệt độ cao, các hóa chất được gọi là Heterocyclic amines (HCAs) và hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs) được giải phóng, theo quan sát trong các thí nghiệm, 2 chất này có khả năng gây ra sự thay đổi DNA dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư của cơ thể.

Ngoài ra, khói phát sinh từ nướng thực phẩm cũng là một yếu tố gây ung thư, bởi trong khói gồm một loạt các amin dị hợp và HCAs gây ung thư.

 

4. Hải sản sống dưới bùn

Hải sản phần lớn là tốt cho cơ thể, tuy nhiên khi bị viêm đại trực tràng, bạn nên hạn chế ăn trai, ốc, hến do có thể chúng sống dưới bùn thì có nồng độ chì cao. 

5. Đồ tanh sống, lạnh, để lâu

Ăn chín, uống sôi là nguyên tắc bất di bất dịch để phòng tránh viêm đại tràng và các bệnh về đường tiêu hóa. Các đồ tanh, lạnh, sống (nem chua, gỏi, rau sống…) làm cho vi khuẩn có hại phát triển mạnh, giảm số lượng lợi khuẩn, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. 

6. Dưa cà muối xổi

Theo nhiều nghiên cứu, trong dưa cà muối xổi có vị cay nồng, hăng hăng là do hàm lượng nitrat bị chuyển hóa thành nitrit do vi sinh vật tác động. Nitrit sẽ kết hợp với các acid amin khác trong dạ dày từ các loại thực phẩm như cua, tôm, cá, thịt, nhất là mắm tôm và trở thành nitrosamine - một chất có khả năng gây ung thư dạ dày.

Tuy nhiên, khi được muối đủ thời gian, độ chua thì lượng nitrit giảm xuống rất nhanh, hạn chế gây hại sức khỏe.

 

7. Bỏng ngô được nổ bằng lò vi sóng

Bỏng ngô bản thân không gây ung thư mà thủ phạm là loại hóa chất được gọi là perflourooctanoic acid (PFOA), được sử dụng làm lớp màng trong của túi đựng bắp rang bơ, là hóa chất tương tự để làm ra các hộp teflon và pizza. Mỗi khi bạn bỏ bỏng ngô vào túi này và đặt vào lò vi sóng, acid sẽ từ túi ngấm vào món ăn của bạn, kết quả là gây ra căn bệnh UTĐTT nguy hiểm.

8. Thực phẩm, dụng cụ nấu ăn bị mốc

Đối với những thực phẩm đã hết thời hạn sử dụng hay được bảo quản thiếu cẩn thận gây mốc như gạo, lúa mì, đậu, ngô, đậu phộng và các loại thực phẩm sẽ sản xuất ra chất độc hại gây ung thư là streptozotocin aflatoxin, do đó bạn cần loại bỏ ngay, đừng bao giờ suy nghĩ đơn giản nấm mốc trong thực phẩm khi sơ chế sạch vẫn có thể dùng được trong khi chúng lại chứa đựng mầm mống gây nên các căn bệnh ung thư nguy hiểm.

 

Loại chất độc này còn xuất hiện trên những đồ dùng nấu ăn bằng gỗ như đũa, muôi, muỗng... dùng lâu ngày bị ẩm mốc. Do đó, cần vệ sinh dụng cụ nấu ăn thường xuyên và thay thế sau một thời gian sử dụng nhất định.

Tin khác

Khoa học Công nghệ 4 ngày trước
(SHTT) - Ngày 26/4/2024, AES Việt Nam và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp với trường Đại học Phan Thiết tổ chức lễ trao học bổng cho 5 bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng, khoa Kỹ thuật Công nghệ.
Khoa học Công nghệ 4 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện “Diễn đàn khoa học và kinh tế toàn cầu năm 2024” do Hội đồng Thương mại và Công nghệ Toàn cầu của Ấn Độ (GTTCI India) tổ chức tại Dubai, GS.TS Nguyễn Văn Đệ của Việt Nam đã được Đại học Quốc tế Hoa Kỳ (IAU) trao bằng Viện sĩ danh dự.
Khoa học Công nghệ 5 ngày trước
(SHTT) - Ngày 25/4, tại Hà Nội, "Triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo" đã chính thức diễn ra. Chương trình với 20 gian hàng đến từ các đơn vị, doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ trở thành nơi hỗ trợ kết nối, xúc tiến giao dịch công nghệ.
Khoa học Công nghệ 6 ngày trước
(SHTT) - Ông Trần Xuân Bách, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng sự sáng tạo và đổi mới đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày và một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Khoa học Công nghệ 1 tuần trước
(SHTT) - Tối 23/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022 - 2023).