SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 29/04/2024
  • Click để copy

Dán tem truy xuất nguồn gốc thịt, trứng gia cầm: Người tiêu dùng vẫn hoang mang

14:00, 10/10/2017
(SHTT) - Trước sự việc 3.750 con heo bị tiêu hủy do tiêm thuốc an thần, mà trong đó có đến 3.700 con đang được đeo vòng truy xuất nguồn gốc làm người tiêu dùng không khỏi băn khoăn về hiệu quả của đề án.

Gắn tem cho thịt, trứng gia cầm

Mới đây, sở Công Thương TP.HCM đã thực hiện việc thí điểm gắn tem truy xuất nguồn gốc  tại 1.749 điểm bán, bao gồm hệ thống các siêu thị, các chợ, cửa hàng thực phẩm tiện lợi, các điểm bán hàng của doanh nghiệp... bán thịt gà, trứng gà và vịt.

Theo đó, những điểm áp dụng này bao gồm hệ thống các siêu thị, các chợ, cửa hàng thực phẩm tiện lợi, các điểm bán hàng của doanh nghiệp, các cửa hàng bình ổn thị trường… chuyên bán thịt gà, trứng gà và trứng vịt có gắn tem truy xuất nguồn gốc.

Theo thống kê, tại TP.HCM, hiện nay, có 35 trang trại gà giống; 431 trang trại gà lấy thịt; 61 trang trại gà, vịt lấy trứng (sản lượng gần 80.000.000 quả/tháng); 17 cơ sở giết mổ đóng gói thịt gia cầm (sản lượng hơn 6.300.000 con /tháng); 9 cơ sở xử lý đóng gói trứng gia cầm (sản lượng gần 75 triệu quả/ngày) đã đăng ký tham gia đề án Truy xuất nguồn gốc thịt, trứng gia cầm.

Người tiêu dùng có thể dùng chương trình quét mã QR code bất kỳ như ứng dụng quét QR code của Zalo, điện toán đám mây, tem truy xuất và hệ thống phần mềm quản lý... để nhận diện, truy xuất nguồn gốc, quản lý tất cả thông tin, dữ liệu liên quan đến sản phẩm, từ con giống, thức ăn cho đến quy trình chăn nuôi, tiêm phòng, xử lý, đóng gói.

Chị Hoàng Ngọc Ánh, buôn bán trứng ở quận 8, TP.HCM cho biết: " Việc dán tem có mã vạch để truy xuất nguồn gốc thịt, trứng gia cầm là sẽ giúp người tiêu dùng an tâm hơn khi mua sản phẩm cho gia đình. Khi không còn phải đắn đo xem thịt, trứng gia cầm có an toàn không, nguồn gốc ở đâu?".

Bên cạnh đó, cũng có nhiều người vẫn còn lo ngại về tính hiệu quả của đề án, khi mà vẫn còn nhiều thương lái, thương nhân chưa tham gia đầy đủ, tỉ lệ truy xuất còn thấp, chưa kể đến việc vòng bị làm giả, hoặc thương lái lợi dụng truy xuất xong mới vi phạm.

thuov

Dán tem truy xuất nguồn gốc thịt, trứng gia cầm: Người tiêu dùng vẫn hoang mang 

Thực phẩm liệu đã sạch

Việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm chưa kịp đặt lòng tin cho người tiêu dùng, mới đây vụ việc 3.750 con heo bị tiêu hủy do tiêm thuốc an thần, mà trong đó có đến 3.700 con đang được đeo vòng truy xuất nguồn gốc làm dư luận không khỏi băn khoăn, liệu truy xuất thịt và trứng gia cầm có hiệu quả không?.

Điều mà người tiêu dùng mong muốn là thịt lợn đến tay người tiêu dùng phải đảm bảo an toàn, không có thuốc an thần, không có chất tạo nạc hay nhiều chất độc hại khác. Trong khi đó, đề án truy xuất nguồn gốc thịt lợn đang được thành phố triển khai chỉ dừng lại  ở việc cung cấp thông tin về cơ sở chăn nuôi đến lò giết mổ, những thông tin này liệu có đủ để đảm bảo thực phẩm an toàn?

Theo Lao Động, nói về loại thuốc an thần combistress chứa hoạt chất acepromazine mà cơ sở lò mổ Xuyên Á đã tiêm cho heo trước khi chuẩn bị giết mổ, PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan cho biết, đây không phải là thuốc nằm trong danh mục cấm. Thuốc này được phép sử dụng cho heo trong một số trường hợp thực hiện thủ thuật. Thế nhưng, thuốc gây ra rất nhiều tác hại cho người. Người ăn sẽ bị buồn ngủ, có vẻ trầm cảm, hết hào hứng với mọi thứ; gây tụt hyết áp, rất hại với bệnh nhân bị các bệnh mãn tính, người bị bệnh tim… Do đó, đây là loại thuốc bị cấm dùng trước khi giết mổ lợn, bò.

Đặc biệt, hoạt chất acepromazine có thể tồn dư trong cơ thể lợn đến hai tuần mới đào thải hết. Đó là lý do, khi phát hiện lợn bị tiêm thuốc an thần, Ban Quản lý An toàn Thực phẩm đã thuyết phục Bộ NNPTNT, Sở NNPTNT và kiến nghị UBND TPHCM tiêu hủy số lợn này. Bởi nếu nhốt lợn đúng hai tuần đợi đào thải hết thuốc rồi đem đi giết mổ thì việc nhốt chung số lợn này sẽ dẫn tới nguy cơ truyền nhiễm nhiều loại bệnh. Đặc biệt là bệnh lở mồm long móng. Do đó, nếu giữ lại, đây cũng là lợn không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không thể “dùng cho người” - bà Lan khẳng định.

Cũng theo bà Lan, Ban Quản lý An toàn Thực phẩm chỉ quản lý thực phẩm từ chợ đầu mối đến bàn ăn của người dân. Còn các khâu trước đó lại do các sở ngành khác quản lý. 

Linh An

Tin khác

Tài sản trí tuệ 12 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp xử phạt vi phạm hành chính, số tiền 45 triệu đồng và tịch thu 1.600 sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Pháp luật 17 giờ trước
(SHTT) - Đạo luật bảo vệ người tiêu dùng mới của Canada đang tạo ra những làn sóng trái chiều. Các doanh nghiệp đang lo ngại việc đạo luật mới mang lại quá nhiều quyền lực cho chính phủ.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
Liên tục sai phạm trong lĩnh vực y tế, Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế - Mega Gangnam bị Thanh tra Sở Y tế TP.HCM xử phạt 53 triệu đồng.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Chiều 25/4, Đội Quản lý thị trường số 5 Cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương phối hợp với Đội 3 Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an huyện Ninh Giang và Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hải Dương tổ chức giám sát việc tiêu hủy 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Cơ quan Quản lý Thực phẩm Singapore đã thông báo thu hồi một số thực phẩm có xuất xứ từ Việt Nam gồm nem cuốn hải sản Li Chuan (750g), dimsum tôm Bibigo Mandu (350g) và Mini Mandu.