SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 08/05/2024
  • Click để copy

Cuộc di dân lịch sử, khôi phục diện mạo vốn có cho Kinh thành Huế

17:09, 22/12/2022
Tỉnh Thừa Thiên Huế đang thực hiện giai đoạn 2 của dự án “Di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I di tích Kinh thành Huế” với kinh phí hơn 1.000 tỷ đồng. Đây là giai đoạn cuối cùng để trả lại hiện trạng, giá trị vốn có của di tích.

Thông tin từ Trung tâm Phát triển Quỹ đất TP Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế), hiện nay đơn vị đã và đang thực hiện giai đoạn 2 của dự án “Di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế”.

Hơn 4.000 tỷ đồng để di dời hơn 4.200 hộ dân

Theo đó, khoảng 1.710 hộ dân ở hộ thành hào và tuyến phòng lộ sẽ được di dời với tổng kinh phí 455 tỷ đồng. Bên cạnh đó, 210 hộ dân ở hồ Tịnh Tâm cũng di dời với tổng kinh phí dự kiến 80 tỷ đồng, ở khu vực Trấn Bình Đài có 165 hộ dân cũng phải trả lại mặt bằng với kinh phí khoảng 52 tỷ đồng.

Khu vực tiếp giáp Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh cũng có 198 hộ dân di dời với kinh phí 139 tỷ đồng. Ngoài ra, hơn 1.000 hộ dân sống ở khu vực đàn Xã Tắc (phường Thuận Hòa, TP. Huế) cũng được kiểm kê để di dời và thu hồi đất với kinh phí 213 tỷ đồng. Đối với khu vực hồ Học Hải và di tích Khâm Thiên Giám, Trung tâm Phát triển Quỹ đất TP Huế cũng kiểm kê, kê khai nguồn đất sử dụng để lên kế hoạch di dời.

Ông Võ Lê Nhật - Chủ tịch UBND TP. Huế - thông tin: “Trong quá trình thực hiện dự án, lãnh đạo thành phố luôn quan tâm, chỉ đạo các đơn vị liên quan đảm bảo tính dân chủ, công khai minh bạch, rõ ràng. Đảm bảo chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đúng người, đúng đối tượng, đúng theo khung chính sách đã được Chính phủ phê duyệt và theo các quy định, khung chính sách hiện hành, đảm bảo tối đa quyền lợi chính đáng của người dân trong diện di dời, ổn định cuộc sống về lâu dài”.

hình  1

 Sau khi di dời dân, khu di tích Kinh thành Huế kỳ vọng sẽ có được diện mạo mới, với nhiều tiềm năng phát triển. Ảnh: Bảo Hòa

Trước đó giai đoạn 1 của đề án đã được triển khai từ năm 2019 - 2021 hoàn thành di dời ở các khu vực Thượng Thành, Eo Bầu, Hộ Thành hào và tuyến phòng lộ. Giai đoạn 2, từ năm 2022 - 2025, di dời ở khu di tích hồ Tịnh Tâm, khu Lục Bộ, Đàn Xã Tắc, Khâm Thiên Giám, Trấn Bình Đài,…

Để sớm hoàn thành công tác di dời, trả lại không gian cho Kinh thành Huế, đồng thời sớm ổn định cuộc sống cho người dân tái định cư, TP Huế đã tập trung chi trả tiền và giao đất cho các hộ dân. Hàng trăm nhà dân đã hoàn thành khang trang và đưa vào sử dụng ở những khu tái định cư được trang bị đầy đủ hệ thống cơ sở hạ tầng, cây xanh, điện chiếu sáng, đường sá thông thoáng,...

Gỡ cái “eo” cho người dân vùng di tích

25d0dcbfe0bb38e561aa

25d0dcbfe0bb38e561aa

Năm 1993, quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản Văn hóa thế giới, từ đây Thượng Thành - Eo Bầu Kinh thành Huế trở thành khu vực I của di tích cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Cũng từ đây người dân sống trên đất di sản này bị “trói chặt” bởi những quy định của Luật Di sản Văn hóa.

Bị "trói chặt" bởi Luật Di sản, nhà ở xuống cấp không được sửa chữa, cơi nới hoặc xây mới; nhiều gia đình 3 - 4 thế hệ, cả chục người sống chen chúc trong những căn nhà chật chội, dột nát. Đa số người dân ở khu vực này là những lao động nghèo phải sinh sống bằng nghề bán vé số, đạp xích lô, xe thồ,... và họ cũng khao khát được có một nơi ăn chốn ở kiên cố, ổn định hơn.

Dự án di dời dân khỏi khu vực Kinh thành Huế sẽ giúp cho hàng ngàn hộ dân có điều kiện sống tốt hơn. Theo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, khi đến khu tái định cư chính quyển sẽ tạo điều kiện cho các lao động đủ điều kiện vào làm việc tại khu công nghiệp, cụm làng nghề tại phường An Hòa.

Bên cạnh đó, khi các hộ gia đình tới nơi tái định mới, tỉnh sẽ có những chính sách xã hội để cho các hộ gia đình được vay vốn ưu đãi, phát triển thương mại, dịch vụ, tạo công ăn việc làm bằng các ngành nghề thủ công truyền thống các hộ gia đình đang làm và các ngành nghề thủ công truyền thống địa phương có thế mạnh.

Đối với các hộ gia đình, cá nhân không có việc làm, ưu tiên phát triển các hình thức khai thác giá trị di sản văn hóa; trường hợp các hộ gia đình, cá nhân đáp ứng được điều kiện (năng lực, chuyên môn…) sẽ được ưu tiên đào tạo để tiếp nhận vào làm việc tại Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, hoặc được hỗ trợ để chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm để tự chuyển đổi ngành nghề phát huy thế mạnh của địa phương, ổn định đời sống.

Đối với các hộ gia đình sản xuất kinh doanh khi có đất bị thu hồi bởi dự án làm ảnh hưởng, sẽ căn cứ theo ngành nghề sản xuất kinh doanh sẽ được sắp xếp vào khu cụm công nghiệp làng nghề An Hòa. Người lao động sẽ được hỗ trợ nếu có nguyện vọng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài khi đủ điều kiện theo yêu cầu của đơn vị tuyển dụng; được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội với mức vay tối đa bằng 100% các khoản chi phí người lao động phải đóng góp theo quy định đối với từng thị trường.

Theo nhận định của các chuyên gia, việc di dời người dân khỏi khu vực di tích Kinh thành Huế không những giúp người dân cải thiện đời sống mà còn tạo điều kiện để Huế xây dựng thêm những sản phẩm du lịch mới. Có thể kể đến như tuyến đi bộ trên Thượng Thành, tham quan Kinh thành Huế bằng đường thủy, góp phần phát triển du lịch quốc gia; bảo tồn, tôn tạo Kinh thành Huế phù hợp với công ước quốc tế về bảo vệ di sản, văn hóa mà Việt Nam cam kết.

Phan Hòa

Tin khác

Tin tức 17 phút trước
(SHTT) - Nhân dịp Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), nhiều hãng tin quốc tế đã đưa tin đậm nét về sự kiện này. Reuters nhận định trận Điện Biên Phủ lịch sử được coi là một trong những trận đánh vĩ đại của thế kỷ 20.
Tin tức 18 phút trước
(SHTT) - Sáng ngày 6/5/2024, Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ khai mạc “Phiên chợ thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024” trên địa bàn huyện Thọ Xuân.
Tin tức 3 giờ trước
(SHTT) - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 203/TB-VPCP kết luận Phiên họp lần thứ Tám của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương kiện toàn Ban Chỉ đạo chuyển đổi số trước ngày 10/5/2024, bảo đảm hoạt động mạnh mẽ, thực chất, hiệu quả.
Tin tức 3 giờ trước
(SHTT) - Chiều 7/5, Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT thành phố Hà Nội năm 2024 và Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh thành phố Hà Nội năm học 2024 - 2025 đã họp phiên thứ nhất, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
Tin tức 17 giờ trước
(SHTT) - Một học sinh Việt Nam lần đầu tiên đã góp mặt tại vòng chung kết của giải Vô địch Robotics thế giới - 2024 VEX Robotics World Championship, diễn ra tại Texas, Hoa Kỳ. Đó là em Nguyễn Tuấn Anh, học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Vinschool Hà Nội.