SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 06/05/2024
  • Click để copy

Cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn từ hội nhóm tân sinh viên tự phát

10:07, 07/07/2023
(SHTT) - Trước tình trạng các nhóm tân sinh viên tự phát nở rộ trên các nền tảng mạng xã hội, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lừa đảo phụ huynh và sinh viên chuẩn bị nhập học, một số trường đại học trên cả nước đã đưa ra thông tin cảnh báo về vấn đề này.

Nở rộ các hội nhóm thu hút tân sinh viên trước mùa nhập học

Theo thông tin từ Đại học Bách khoa (TP.HCM), ngay sau khi có kết quả của 2 phương thức xét tuyển sớm của trường, trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo bắt đầu xuất hiện một số hội nhóm không chính thống nhằm thu hút sinh viên khóa 2023 của trường tham gia,

Tuy nhiên, theo khẳng định của Đại học Bách khoa (TP.HCM), hiện trường không có bất cứ fanpage, nhóm Facebook, Zalo chính thức nào cho sinh viên tất cả khóa, cũng như cho khóa 2023.

Nhà trường cũng khuyến cáo phụ huynh và sinh viên cần hết sức cẩn trọng khi tham gia các hội nhóm tự phát trên mạng xã hội; hạn chế cung cấp các thông tin cá nhân, như số điện thoại, địa chỉ để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

canh_giac_1-1688631274937

 Nhiều hội nhóm trên mạng xã hội giả mạo Trường Đại học Kinh tế - Luật.

Ngoài trường Đại học Bách khoa (TP.HCM), trường Đại học Quốc gia TPHCM cũng cũng đưa ra cảnh báo tương tự. Cụ thể, nhà trường cho biết, thời gian gần đây, các bạn tân sinh viên (dự kiến, đang quan tâm) đến Trường Đại học Kinh tế-Luật (UEL) tham gia nhiều group Facebook, Messenger, Zalo nhằm làm quen bạn bè và trao đổi thảo luận về năm học sắp tới. Tuy nhiên, Ban Hỗ trợ, tư vấn tuyển sinh của Trường đã phát hiện ra một số group mạo danh, gắn với các từ khoá "UEL", "K23"... (cụ thể là group Zalo, Messenger) có tình trạng các admin lấy/thu thập các thông tin cá nhân nhằm các mục đích không rõ ràng, không tốt.

Hoặc những người này đóng vai sinh viên khóa trên, đăng lên diễn đàn lời giới thiệu, như “Em có câu hỏi gì thắc mắc thì inbox riêng anh, chị hoặc kết bạn Facebook để anh, chị add vào group chat của khoa trường”.

Việc mời gọi vào các nhóm chat nhằm giới thiệu về các hoạt động ngoại khoá, kỹ năng sinh viên, giao lưu với các sinh viên trường khác. Sau khi sinh viên làm quen dần sẽ bị lôi kéo vào đường dây đa cấp. Hoặc họ sẽ tạo các trang, nhóm trao đổi kín cho tân sinh viên, yêu cầu các bạn gửi số điện thoại, sau đó tung tin về kỳ thi đầu vào, bán các khoá học.

Nhiều nhóm trong số này đã được lập từ lâu, nhưng được đổi tên, "làm mới" liên tục để dụ dỗ sinh viên khóa mới. Hiện trường và các khoa không có các nhóm trao đổi nào trên Messenger, Zalo cho tân sinh viên.

Chính vì vậy, Đại học Quốc gia TPHCM khuyến cáo, các bạn học sinh, tân sinh viên tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân (căn cước công dân, số điện thoại, email, tài khoản đăng nhập sinh viên, giấy báo nhập học sinh viên có kèm thông tin và tài khoản đăng nhập sinh viên, địa chỉ nhà...).

Bên cạnh đó, cảnh giác và cảnh báo các bạn xung quanh tránh tham gia các group tự phát, luôn tỉnh táo trước khi tiếp nhận thông tin và đối chiếu với thông tin chính thống từ nhà trường. Khi cần thông tin về tuyển sinh, phụ huynh và sinh viên nên trực tiếp đến trường, hoặc gọi đến số điện thoại trên trang web của trường.

Trước tình trạng các đối tượng lừa đảo trực tuyến ngày càng hoạt động bài bản và tinh vi hơn, các phụ huynh và tân sinh viên khi tiếp cận các hội nhóm, fanpage trên mạng cần hết sức cảnh giác. Cùng với đó, các thông tin liên quan tới vấn đề tài chính cần phải được kiểm tra lại với các nguồn cung cấp thông tin chính thống từ các cơ sở giáo dục nhằm tránh bị mất tiền oan..

Lừa đảo trực tuyến tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2023

Tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 7/2023 của Bộ TT&TT diễn ra hôm 5/7, ông Trần Quang Hưng, Tập sự Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin cho biết, các đối tượng lừa đảo đã tận dụng được các các tiện ích, công nghệ hiện đại để tạo ra những hệ thống lừa đảo tinh vi, hiệu quả khiến người dùng rất khó nhận diện.

Theo thống kê của Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, trong 6 tháng đầu năm 2023, lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam tăng tới 64,78% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 37,82 % so với 6 tháng cuối năm 2022.

Các nhóm lừa đảo chính gồm giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác, với 24 hình thức lừa đảo đang diễn ra trên không gian mạng Việt Nam.

Xu hướng dịch chuyển đối tượng bị lừa đảo cũng được ghi nhận rõ trong năm nay, đó là nhóm người cao tuổi, trẻ em, sinh viên, người lao động thu nhập thấp-những đối tượng có khả năng nhận diện các dấu hiệu, hành vi lừa đảo còn thấp.

nhan-dien-24-thu-doan-lua-dao-tren-khong-gian-mang-1051

Một số hình thức lừa đảo trên không gian mạng - Cục An toàn thông tin.   

“Khi công nghệ phát triển, phổ cập smartphone nhiều, trẻ em, người cao tuổi, sinh viên, người lao động thu nhập thấp đều đã có smartphone. Thế nhưng, khả năng nhận diện các dấu hiệu, hành vi lừa đảo của các nhóm đối tượng này còn khá thấp. Vì thế, các nhóm lừa đảo đã tập trung mạnh vào những đối tượng này”, ông Hưng lý giải.

Đại diện Cục An toàn thông tin cũng cho biết, các nhóm lừa đảo trực tuyến hiện nay không chỉ giới hạn tại Việt Nam mà phần lớn đã hình thành các tổ chức lừa đảo ở nước ngoài. Những nhóm này cũng tập hợp được nhiều người Việt tham gia, tập trung tại các cơ sở đặt tại nước ngoài.

Qua phân tích, cơ quan chức năng cũng phát hiện, hiện nay, các đối tượng lừa đảo cũng không chỉ dùng 1 ứng dụng duy nhất mà còn sử dụng tới 195 hệ thống khác nhau, để lừa người dân cài ứng dụng nộp thuế online nhằm thực hiện dịch vụ công với ưu đãi giảm thuế… từ đó lừa đảo lấy số tài khoản ngân hàng, lừa tiền người dùng.

Theo Cục An toàn thông tin, để ngăn chặn các vụ lừa đảo trực tuyến, ngoài xử lý về công nghệ, biện pháp kỹ thuật, một yếu tố khác vô cùng quan trọng là chúng ta cần phải thúc đẩy tuyên truyền các hình thức lừa đảo trực tuyến đến được càng nhiều người dân càng tốt.

"Khi mỗi người dân, mỗi đối tượng yếu thế biết nhận diện các hình thức lừa đảo, họ sẽ cảnh giác hơn. Vì vậy, Bộ TT&TT đã chính thức phát động chiến dịch "Tháng hành động tuyên truyền về nhận diện và phòng, chống lừa đảo trực tuyến" tới người dân", ông Trần Quang Hưng chia sẻ.

Chiến dịch này sẽ được phủ sóng rộng khắp trên các phương tiện truyền thông đại chúng, các nền tảng mạng xã hội để cung cấp đầy đủ thông tin, trang bị và phổ biến kiến thức về lừa đảo trực tuyến đến với mọi nhà, cho từng nhóm đối tượng, thông qua các clip tình huống lừa đảo trực tuyến phổ biến, hướng dẫn nhận diện 24 hình thức lừa đảo, đồng thời, cung cấp bộ cẩm nang kiến thức phòng tránh để bảo vệ bản thân và gia đình trên không gian mạng.

Theo đại diện Cục An toàn thông tin, một tín hiệu tích cực là thời gian gần đây, nhiều người dân đã chủ động thông tin tới cơ quan Nhà nước về việc mình đang bị lừa đảo trực tuyến. Việc này sẽ giúp phát hiện, nhận diện sớm và kịp thời tuyên truyền, lan tỏa cho nhiều người khác biết và cảnh giác với các tình huống, hình thức lừa đảo.

Dự kiến, vào đầu tháng 8, Cục An toàn thông tin sẽ công bố kết quả của chiến dịch “Tháng hành động tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến”.

Thái An

Tin khác

Tin tức 9 giờ trước
(SHTT) - Chiều 5/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Trung tâm Báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã chính thức khai trương, phục vụ hoạt động của phóng viên trong nước và nước ngoài; tổ chức điều hành, hướng dẫn báo chí tác nghiệp tại Lễ kỷ niệm.
Tin tức 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hoá đã bắt giữ 2 đối tượng Hoàng Trung Hiếu (tức “Hiếu Bao”), sinh năm 1986 ở thị trấn Thống Nhất và Nguyễn Công Hùng, sinh năm 1991 ở thị trấn Yên Lâm, huyện Yên Định về hành vi “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”.
Tin tức 1 ngày trước
(SHTT) - Bộ LĐ,TB&XH vừa qua đã đưa ra phương án đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội thực hiện từ ngày 1/7/2024 cùng với chính sách tiền lương mới. Ba nhóm đối tượng nào được điều chỉnh tăng lương hưu khi cải cách tiền lương?
Tin tức 1 ngày trước
(SHTT) - Sáng ngày 4/5/2024, 24 cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý được luân chuyển, điều động, bổ nhiệm thực hiện nhiệm vụ mới.
Tin tức 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có những phản hồi tới báo chí về thông tin hãng AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid-19 có thể gây cục máu đông kèm giảm tiểu cầu (TTS).