SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Bộ KH&CN sao chép chương trình thất bại của… chính mình

13:53, 12/03/2020
Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030 đang được Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) lấy ý kiến các ban ngành liên quan. Tuy nhiên, xung quanh việc xây dựng chương trình này có nhiều dấu hỏi.
bo khcn

 Hội thảo Góp ý dự thảo Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030.

Chương trình phát triển công nghệ cao 2020 thất bại

Ngày 3/3, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo Góp ý dự thảo Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030 (Chương trình 2030).

Trong Tờ trình về việc ban hành Quyết định phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030, trình Thủ tướng Chính phủ của Bộ KH&CN có ghi: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại Thông báo số 52/TB - VCCP ngày 2/2/2019 của Văn phòng Chính phủ, với nội dung trọng tâm là tiếp tục triển khai Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao giai đoạn sau 2020.

Bộ KH&CN đã phối hợp với các bộ ngành liên quan, một số doanh nghiệp sản xuất, tổ chức khoa học xây dựng, trình Thủ tướng ban hành Quyết định phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030.

Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 (Quyết định số 2457/QĐ-TTg ngày 31/12/2010) đạt được thành tựu nhất định. Nhưng nhiều mục tiêu đề ra đều không đạt yêu cầu.

Đối với mục tiêu nghiên cứu, làm chủ, phát triển công nghệ cao trong các lĩnh vực được ưu tiên, tạo ra được ít nhất 10 công nghệ cao đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Khi xây dựng, mục tiêu này được đánh giá là hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, khi tổng kết đánh giá đây là mục tiêu khó và không đạt được yêu cầu đề ra.

Mục tiêu ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng giá trị sản xuất công nghiệp công nghệ cao cũng được đánh giá là khả thi. Nhưng đến khi tổng kết lại cho rằng “cần thay đổi tổng giá trị sản xuất công nghiệp bằng GDP để thuận lợi hơn cho việc tổng hợp số liệu tính toán”. Số doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận cũng không đạt.

Mục tiêu cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao cũng không đạt. Cơ sở pháp lý cho việc hình thành cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao đã đầy đủ. Tuy nhiên, cơ chế chính sách ưu đãi với vườn ươm còn hạn chế.

Hầu hết, các vườn ươm đều trông chờ vào nguồn vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng, trang thiết bị. Trong khi đó, hiện Nhà nước không có nguồn kinh phí hỗ trợ nội dung này.

Thiếu bóng dáng các trường đại học

Ông Mai Hà, Chủ tịch Hội Sở hữu Trí tuệ Việt Nam cho biết, khi đọc Chương trình 2030 thấy có đến 90% nội dung, mục tiêu trùng với Chương trình 2020. Cẩn thận, ông Hà đánh dấu bằng màu sắc từng nội dung copy nguyên trạng của Chương trình 2020.

Đây là điều theo ông Hà là “rất khó hiểu”. Bởi cho đến nay, tổng kết lại thì các mục tiêu của Chương trình 2020 là không đạt. Nay lại tiếp tục đưa vào mục tiêu cho Chương trình 2030. Ngoài ra ở Chương trình 2030 hoàn toàn không có danh mục các đề án phục vụ cho nội dung để đạt mục tiêu.

“Về mặt phương pháp luận, Chương trình 2030 chưa có định lượng rõ ràng. Trước đây (thời điểm xây dựng Chương trình 2020 – PV), ta chưa hình dung được công nghệ cao, chưa có độ đo của đóng góp giá trị gia tăng của công nghệ cao với phát triển kinh tế xã hội thì có thể ghi chung chung về nội dung.

Còn bây giờ thì không thể làm giống hệt như thế. Đáng lẽ, nếu tiếp tục thực hiện chương trình thì cần thể hiện tính đột phá, tiến bộ so với Chương trình 2020 chứ không thể bê nguyên vào”, ông Mai Hà nói.

PGS.TS Đặng Ngọc Dinh, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cộng đồng cho rằng, 10 năm qua đã có nhiều thay đổi. Khát vọng của Việt Nam đã thay đổi nhiều thì không thể xây dựng một chương trình cấp quốc gia mà lại giữ nguyên tư duy cũ, cách làm cũ.

Ngoài ra, trong Chương trình 2030 không thấy bóng dáng các trường đại học mà nhấn mạnh quá nhiều vào cơ quan quản lý và doanh nghiệp. Không thấy vai trò của các khu công nghệ cao trong Chương trình trong khi đáng lẽ khu công nghệ cao đáng lẽ phải là nòng cốt.

Ông Đặng Đình Luyến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội phân tích điểm bất cập trong Chương trình 2030: Tờ trình với dung lượng 22 trang, mà phần đánh giá sự cần thiết để phê duyệt Chương trình đến 9 trang là quá đậm đà, quá nặng về đánh giá tổng kết của chương trình 2020. Quá nhiều nội dung trùng lắp với chương trình cũ.

Ngoài ra việc đặt mục tiêu huy động vốn gấp khoảng 2,5 lần so với giai đoạn trước là con số quá lớn. Kinh phí thực hiện là điều rất quan trọng lại được đề cập không đầy đủ. Chỉ nêu dự kiến 10 năm sẽ huy động được 8.500 tỷ từ khối doanh nghiệp. Không nói đến ngân sách Nhà nước sẽ phải dành ra là bao nhiêu...

Ông Đoàn Quang Hoan, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Vô tuyến – Điện tử Việt Nam cho rằng, Chương trình 2030 thiếu căn cứ. Không tổng kết đánh giá tốt chương trình cũ mà lại vội vàng làm ngay chương trình mới. Từ đó cũng không có cơ sở chắc chắn để coi các mục tiêu trong chương trình mới là khả thi.

Nguyên Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân cho rằng, Chương trình 2020 không thành công. Các mục tiêu gần như không đạt được là bởi ban hành chương trình rất cụ thể nhưng văn bản lại phổ quát toàn diện như bản chiến lược, cuối cùng không tập trung nguồn lực và không làm rõ được sản phẩm.Theo ông Quân, tới đây Bộ KH&CN chỉ nên tập trung vào một số sản phẩm mà thành công là tốt rồi như chip máy tính, công nghệ 5G, 6G là quá tốt. Mỗi ngành lĩnh vực chỉ nên chọn 1 sản phẩm. Ngân sách nên đầu tư cho lĩnh vực doanh nghiệp không đủ năng lực, điều kiện để làm.Chỉ vài chục sản phẩm thành công là chương trình đã thành công rất lớn rồi. “Xây dựng một chương trình giống như chương trình trước không giải quyết vấn đề gì trong khi chương trình cũ đã không thành công” - ông Nguyễn Quân cho hay.

Theo Giáo dục và Thời đại

Tin khác

Khoa học Công nghệ 4 giờ trước
(SHTT) - Ngày 25/4, tại Hà Nội, "Triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo" đã chính thức diễn ra. Chương trình với 20 gian hàng đến từ các đơn vị, doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ trở thành nơi hỗ trợ kết nối, xúc tiến giao dịch công nghệ.
Khoa học Công nghệ 7 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Bộ Giao thông vận tải Hàn Quốc đã có thông báo về việc các nhà sản xuất Hyundai, Kia và hai nhà sản xuất ô tô khác sẽ triệu hồi hơn 200.000 xe ô tô do phát hiện linh kiện bị lỗi được sử dụng lắp đặt.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ông Trần Xuân Bách, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng sự sáng tạo và đổi mới đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày và một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - VASA-1, công cụ AI mới của Microsoft, có thể chuyển đổi ảnh chân dung thành video nói hoặc hát với âm thanh cho trước một cách chân thực.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Tối 23/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022 - 2023).