Bộ GD&ĐT thanh tra học phí, công tác tuyển sinh của các trường đại học
Với mục tiêu giúp các cơ sở đào tạo thực hiện đúng quy chế tuyển sinh và kịp thời nắm bắt, phát hiện, xử lý các vi phạm nếu có, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành văn bản hướng dẫn thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh các trình độ của giáo dục đại học, trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non.
Theo đó, Bộ GD&ĐT sẽ thực hiện thanh tra, kiểm tra 6 nội dung chính. Cụ thể như sau:
Thanh kiểm tra việc xây dựng, ban hành quy định tuyển sinh như: quy chế tuyển sinh, hướng dẫn tuyển sinh, quy trình tuyển sinh, kết quả tuyển sinh theo từng phương thức, từng trình độ, ngành và nhóm ngành đào tạo của hai năm liền kề trước đó.
Thanh kiểm tra việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh, điểm sàn các ngành, đặc biệt điểm sàn các trường đào tạo ngành giáo viên, sức khỏe.
Thanh kiểm tra các thông tin về chi phí đào tạo, mức thu học phí, mức thu dịch vụ tuyển sinh và khoản thu dịch vụ khác cho lộ trình cả khóa học, từng năm học.
Thanh kiểm tra việc tổ chức tuyển sinh (cơ sở vật chất phục vụ kỳ thi, thành phần hội đồng thi, các ban hội đồng thi, hình thức tổ chức thi...).
Bên cạnh đó là kiểm tra việc thực hiện quy định về ra đề thi, in, sao, bảo mật, giao, nhận, vận chuyển, bảo vệ đề thi cùng công tác chấm thi liệu có đúng theo quy định.
Thanh kiểm tra công tác xét tuyển (nội dung, thời gian, lệ phí xét tuyển, quy trình xác định điểm trúng tuyển, công khai kết quả xét tuyển, danh sách thí sinh trúng tuyển, quy trình in và gửi giấy báo trúng tuyển, triệu tập thí sinh trúng tuyển...).
Thanh kiểm tra việc nhập học, nhận hồ sơ thí sinh trúng tuyển.
Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu, việc thanh tra phải tuân thủ quy định của pháp luật, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời; thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm; Không làm thay nhiệm vụ của Hội đồng tuyển sinh, không làm cản trở hoạt động bình thường của tổ chức, cá nhân tham gia công tác tuyển sinh.
Những người không được tham gia đoàn kiểm tra là những người có người thân (con, vợ, chồng, bố, mẹ, anh, chị, em ruột của mình và của vợ hoặc chồng) dự thi hoặc xét tuyển vào trường trong năm tuyển sinh hoặc tham gia công tác tuyển sinh năm đó của trường, không được tham gia kiểm tra công tác tuyển sinh năm đó của cơ sở đào tạo…
Trước đó, ngày 31/7, Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về dự thảo sửa đổi, nghị định 81/2021/NĐ - CP về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT thống nhất với các bộ liên quan, sớm hoàn thiện dự thảo nghị định 81 sửa đổi, trình Chính phủ trước 8/8/2023.
Trong đó, Nghị định cần sửa đổi theo hướng quy định rõ một số điều khoản về việc chưa triển khai, chưa áp dụng lộ trình cơ chế thu, quản lý học phí. Đặc biệt, Phó Thủ tướng yêu cầu không tăng học phí năm học 2023 - 2024.
PV
TIN LIÊN QUAN
-
Việt Nam là điểm dừng chân đầu tiên của Chương trình Đối tác Thái Bình Dương 2023
-
Đảm bảo bình ổn mặt hàng gạo trong bối cảnh thị trường nhiều biến động
-
Đà Nẵng: Cần đột phá để hình thành Trung tâm Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia
-
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm rất đặc thù, tinh thần là giữ nguyên
Tin khác
- Thông tin xét tuyển cao đẳng dược 2024