SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 05/05/2024
  • Click để copy

Bí thư Thành ủy Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm rất đặc thù, tinh thần là giữ nguyên

15:21, 09/08/2023
(SHTT) - Quận Hoàn Kiếm là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của Thủ đô, có bề dày truyền thống về văn hóa, lịch sử. Vì vậy theo Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng, tinh thần là bảo vệ giữ nguyên, ổn định quận.

 Sáng 9/8, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng chủ trì đối thoại với MTTQ Việt Nam các cấp TP Hà Nội nhằm lắng nghe ý kiến, kiến nghị xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng, phát triển Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại.

Một trong những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm tại buổi đối thoại là chủ trương, quan điểm của thành phố trong việc sáp nhập quận Hoàn Kiếm, bởi đây là quận trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của Thủ đô, có bề dày truyền thống về văn hóa, lịch sử.

Trước đó sáng 31/7, tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, xã, Chủ tịch TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết Hoàn Kiếm là quận duy nhất của thành phố phải sáp nhập giai đoạn 2023-2025. Theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quận phải có diện tích tối thiểu 35 km2, dân số 150.000. Hoàn Kiếm đủ tiêu chuẩn về dân số, nhưng chỉ đạt 15% diện tích.

Liên quan đến thông tin này, nhiều chuyên gia cho rằng, Hoàn Kiếm là quận đặc biệt, cần tính đến đặc thù lịch sử - văn hóa.

quan hoan kiem

 Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng chủ trì đối thoại với MTTQ Việt Nam các cấp TP Hà Nội

Trao đổi với báo Văn hóa, KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam từng cho biết: Trước hết là chúng ta cần phải xem xét là năm tiêu chí đối với quận như thế nào? Thứ nhất, về dân số, quận phải có dân số lớn hơn 150.000 người: Với quận Hoàn Kiếm thì dân số biến động nhiều nhưng vẫn vượt. Thứ hai là về diện tích thì hiện nay quận Hoàn Kiếm chỉ có gần 5,3 km2; như vậy mới chỉ đạt gần 1/7 so với quy định. Thứ ba là số đơn vị hành chính thì mỗi quận thì ít nhất phải có 12 phường còn quận Hoàn Kiếm từ năm 1981 đến nay có 18 phường, phù hợp với quy định. Tiêu chí thứ tư là cơ cấu trình độ phát triển kinh tế - xã hội, thì Hoàn Kiếm là một đơn vị cấp quận có sự tăng trưởng cao. Ví dụ thu nhập bình quân đầu người theo tiêu chuẩn là bằng 1,05 lần cả nước; nhưng quận Hoàn Kiếm cao hơn rất nhiều, gần bằng 1,5 lần cả nước. Cùng với đó, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp ở quận Hoàn Kiếm cũng vượt quy định. Tiêu chí thứ năm là cơ sở hạ tầng như các công trình nhà kiên cố, công trình giáo dục, y tế, giao thông… quận Hoàn Kiếm đều đạt. “Như vậy trong năm tiêu chí về đơn vị hành chính cấp huyện của quốc gia thì chỉ có tiêu chí diện tích là cần phải cân nhắc so sánh. Nhưng trong các văn bản pháp lý và Nghị quyết thì quy trình thực hiện cũng được linh động”, KTS Đào Ngọc Nghiêm cho biết.

Theo Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, căn cứ vào các quy định, vào sự cần thiết phải điều chỉnh, sáp nhập thì yếu tố diện tích cần được xem xét từ quá trình lịch sử. Cùng với đó là vấn đề văn hóa, kinh tế - xã hội cũng như là vị trí của quận trong mối tương quan với Hà Nội. Bên cạnh đó, khi đề xuất sáp nhập thì cần phải xem xét, đánh giá tác động khi sáp nhập. “Ngay trong Nghị quyết 35 cũng quy định các trường hợp đặc biệt, tức là không nhất thiết phải tuân thủ hoàn toàn các cái tiêu chí này. Chẳng hạn ở khu vực miền núi, vùng cao hoặc ở khu vực đặc biệt về di sản văn hóa, về yếu tố lịch sử, du lịch... Do đó, quận Hoàn Kiếm hoàn toàn nằm trong vùng đặc thù, không phải là một đơn vị hành chính địa phương đơn thuần như các nơi khác”, KTS Đào Ngọc Nghiêm bày tỏ.

Trong khi đó, tại buổi đối thoại với MTTQ Việt Nam các cấp TP Hà Nội, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cho biết hôm 7/8 Thường trực Thành ủy đã họp, thống nhất cao quan điểm và sẽ có chỉ thị về vấn đề này. Thành phố sẽ thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng đề án sắp xếp đơn vị hành chính. Tinh thần của là Hà Nội thực hiện nghiêm quy định của trung ương, nhưng đây cũng là vấn đề rất hệ trọng, nhạy cảm, nhiều tâm tư, gắn với đời sống kinh tế, văn hóa, chính trị.

Thành phố sẽ rà soát, thống kê theo tiêu chí cứng là diện tích và dân số. Nhưng bên cạnh đó có một tiêu chí rất quan trọng là văn hóa, lịch sử. Tiêu chí này cũng đã được nêu trong nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. "Quận Hoàn Kiếm rất đặc thù, thành phố sẽ tìm cách thuyết phục, tinh thần là bảo vệ giữ nguyên, ổn định quận", Bí thư Hà Nội nói.

Được biết, quận Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm Thủ đô, rộng 5,29 km2, dân số gần 156.000 với 18 phường. Đây là quận nhỏ nhất Hà Nội, nhưng là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của Thủ đô với 190 di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng. Điển hình là quần thể di tích Hồ Gươm - đền Ngọc Sơn - đền Bà Kiệu, chùa Quán Sứ, đình Kim Ngân, chùa Báo Ân (chùa Liên Trì), tháp Báo Thiên, đền vua Lê, cửa Ô Quan Chưởng, Nhà hát Lớn Hà Nội, nhà tù Hỏa Lò, Quảng trường 19-8, nhà Thờ Lớn.

Hương Mi

Tin khác

Tin tức 4 giờ trước
Hội đồng Trường Đại học Y Hà Nội công bố Nghị quyết của Ban Giám hiệu nhà trường bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.
Tin tức 15 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, UBND Thành phố Hà Nội đã có Công văn số 1302/UBND-KTTH chỉ đạo một số Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã về việc tăng cường giải pháp quản lý tem điện tử thuốc lá, rượu sản xuất trong nước.
Tin tức 16 giờ trước
(SHTT) - Ngày 3/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký ban hành Công điện số 44/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm.
Tin tức 16 giờ trước
(SHTT) - Quyết không để cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm trong khu dân cư, UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định di dời 700 cơ sở sản xuất, kinh doanh trong đô thị và khu dân cư, gây ra ô nhiễm môi trường ra khỏi khu vực.
Tin tức 18 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Bộ Y tế cho biết đã đề xuất Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và các sản phẩm thuốc lá mới khác.