SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Bảo vệ môi trường: Phát hiện loài sâu có thể ăn được rác thải nhựa

15:37, 03/09/2019
(SHTT) - Mới đây, một nhà nghiên cứu thuộc đại học Cantabria, Tây Ban Nha đã tuyên bố vô tình phát hiện ra loài sâu sáp có thể ăn được rác thải nhựa. Phát hiện này có thể mở ra một hướng đi mới cho chúng ta trong vấn đề giải quyết khủng hoảng rác thải nhựa hiện nay.

Mới đây, Federica Bertocchini - nhà nghiên cứu Tây Ban Nha ở Đại học Cantabria đã có phát hiện đáng kinh ngạc về khả năng xử lý nhựa cứng của sâu sáp trong khi đang quan sát một tổ ong.

Ban đầu, khi phát hiện ra loài vật này đang phá hoại tổ ong, bà Bertocchini không chú ý nhiều mà chỉ sử dụng một túi nhựa làm bằng polyethylene để bỏ những con sâu bắt được vào. Sau khoảng 1 giờ, bà rất bất ngờ khi thấy chiếc túi nylon bị thủng lỗ chỗ.

sau-sap-an-tui-nylon

 

Sau đó, Bertocchini đã đem những con sâu này về để nghiên cứu cùng với những nhà phân tích tại Đại học Cambridge, nước Anh. Sau quá trình nghiên cứu nhóm các nhà khoa học này nhận thấy sâu sáp không những có thể cắn thủng túi nylon mà chúng còn còn có thể ăn luôn nhựa và phân giải thành một hợp chất khác.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, 100 con sâu sáp có thể nhai hết 92 mg nhựa trong thời gian khoảng 12 giờ và chỉ để lại một số mảnh vụn không đáng kể. Sau khi ăn nhựa, những con sâu này sẽ phân giải polyethylene thành chất ethylene glycol, là một chất chống đông. Nghiên cứu đã chứng minh quá trình tiêu hóa nhựa của loài sâu sáp thực sự đã làm biến tính chất polymer.

Nhà nghiên cứu Paolo Bombelli ở Đại học Cambridge, một thành viên trong nhóm nghiên cứu, cho biết, cho đến nay, sâu sáp là loài côn trùng đầu tiên được biết đến là có khả năng phân hủy polyethylene bằng cách tiêu hóa.

c2F1bmk=

 

Các nhà khoa học hiện chưa chỉ rõ cơ chế sâu sáp phân hủy nhựa theo cách nào, nhưng giả thiết hợp lý nhất được đưa ra cho tới thời điểm này chính là do vi khuẩn sống trong ruột của loài sâu sáp.

Các nhà khoa học cũng đã thử nghiền các con sâu sáp và rải chất nhờn lên những tấm nhựa để xem chúng có bị phân hủy hay không. Kết quả cho thấy, chất này cũng có tác dụng phân hủy nhựa nhưng hiệu quả không cao bằng khi sâu còn sống trực tiếp thực hiện hành vi nhai và tiêu hóa nhựa.

Các nhà khoa học khẳng định, kết quả nghiên cứu đã chứng tỏ được sự tồn tại của một loại enzyme có khả năng phân huỷ polyethylene. Đây thực sự là một phát hiện đáng mừng có thể giúp chúng ta có thêm hướng đi mới trong công cuộc chiến đấu với khủng hoảng rác thải nhựa hiện nay.

sau-sap-an-tui-nylon3

 

Mặc dù vậy, do quá trình tiêu hóa nhựa polyethylene của sâu sáp sẽ tạo ra chất chống đông ethylene glycol gây độc đối với con người và nhiều loài động vật sống khác trong môi trường tự nhiên, nên các nhà khoa học chắc chắn sẽ còn phải thực hiện thêm các nghiên cứu chuyên sâu để làm giảm tác dụng phụ nếu như muốn đưa sâu sáp trở thành giải pháp sinh học xử lý vấn đề rác thải được ứng dụng rộng rãi trong tương lai.

"Điều này cực kỳ thú vị bởi phân hủy nhựa hay túi nylon là việc làm cực kỳ khó. Nếu có một loại enzyme có khả năng làm nên phản ứng hóa học này, nó nên được nhân rộng và sử dụng rộng rãi trong công nghệ sinh học", nhà nghiên cứu Pablo Bombelli từ Trường Đại học Cambridge cho biết. Ông cho rằng trong tương lai, các nhà máy tái chế có thể phân hủy lượng lớn nylon hay nhựa plastic nhờ loại enzyme mới phát hiện này.

Bình An

Tin khác

Khoa học Công nghệ 4 giờ trước
(SHTT) - Ngày 25/4, tại Hà Nội, "Triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo" đã chính thức diễn ra. Chương trình với 20 gian hàng đến từ các đơn vị, doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ trở thành nơi hỗ trợ kết nối, xúc tiến giao dịch công nghệ.
Khoa học Công nghệ 6 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Bộ Giao thông vận tải Hàn Quốc đã có thông báo về việc các nhà sản xuất Hyundai, Kia và hai nhà sản xuất ô tô khác sẽ triệu hồi hơn 200.000 xe ô tô do phát hiện linh kiện bị lỗi được sử dụng lắp đặt.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ông Trần Xuân Bách, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng sự sáng tạo và đổi mới đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày và một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - VASA-1, công cụ AI mới của Microsoft, có thể chuyển đổi ảnh chân dung thành video nói hoặc hát với âm thanh cho trước một cách chân thực.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Tối 23/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022 - 2023).