SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 27/04/2024
  • Click để copy

Bài 3 - Ghế massage Washima: Hàng Trung Quốc, được quảng cáo theo công nghệ Nhật Bản?

08:37, 23/01/2022
(SHTT) - Sản phẩm ghế massage Washima của Công ty CP Đầu tư XNK Tú Nam đang khiến người tiêu dùng hoang mang khi được quảng cáo là sản phẩm chính hãng, ghế massage công nghệ Nhật Bản nhưng thực chất lại được sản xuất tại Trung Quốc.

Thực trạng nhập nhằng về tên gọi và nguồn gốc của các loại ghế massage trên thị trường

Hiện nay, trên thị trường có hàng chục thương hiệu ghế massage xuất hiện dưới mọi dạng hình thức sản phẩm. Các hãng thiết bị “lợi dụng” vào tâm lý sính ngoại, đặc biệt là tâm lý ưa chuộng và sùng bái các sản phẩm chăm sóc sức khỏe có xuất xứ từ Nhật Bản của khách hàng để tung ra các thương hiệu mang hơi hướng Nhật Bản.

Tuy vậy, đại đa số các ghế massage này lại có xuất xứ từ Trung Quốc.

Ngoài ra, người tiêu dùng Việt vốn có tâm lý cảnh giác trước mọi sản phẩm được gắn nhãn “made in China”. Biết điều này, nhiều đơn vị cung cấp ghế massage cũng thường cố gắng che giấu nguồn gốc Trung Quốc bằng nhiều hình thức khác nhau.

Thay vì cam kết sản phẩm được nhập khẩu nguyên chiếc từ Nhật Bản, họ đánh tráo khái niệm khiến người dùng dễ nhầm lẫn như: sản phẩm sử dụng công nghệ Nhật Bản, sản xuất trên dây chuyền Nhật Bản, sản phẩm được nghiên cứu và phát triển tại Nhật… Nếu không tìm hiểu cẩn trọng, người tiêu dùng Việt dễ dàng “sập bẫy” trước các sản phẩm từ Trung Quốc.

Chính sự nhập nhằng về tên gọi và nguồn gốc của các loại ghế massage Trung Quốc khiến người tiêu dùng Việt cảm thấy mất tin tưởng trước thị trường hỗn loạn như hiện nay.

Ghế massage Washima vi phạm Luật quảng cáo, mập mờ nguồn gốc?

Và sản phẩm ghế massage Washima của Công ty CP Đầu tư XNK Tú Nam cũng chính là một trong những trường hợp tiêu biểu của thực trạng trên.

Sở hữu trí tuệ đã từng đăng tải 2 bài viết: Bài 1: Công ty CP XNK Tú Nam có đang ‘thổi phồng’ công dụng sản phẩm ghế massage Washima? và Ghế massage Washima: Mập mờ về nguồn gốc, 'Công nghệ là kinh nghiệm'? phản ánh về vấn đề này.

Theo tìm hiểu của phóng viên, thời gian gần đây sản phẩm ghế massage Washima đang có dấu hiệu vi phạm Luật Quảng cáo, vi phạm quy định dán tem nhãn phụ trên sản phẩm, mập mờ nguồn gốc, xuất xứ?

Cụ thể, công ty này đang quảng cáo sản phẩm ghế massage Washima có rất nhiều công dụng hỗ trợ điều trị bệnh như: Hỗ trợ điều trị các vấn đề thoái hóa; Ngăn ngừa nếp nhăn và tình trạng lão hóa; Thúc đẩy lưu thông máu dưới da; Phục hồi chức năng vận động; Phục hồi trí nhớ và nhận thức; Điều hòa huyết áp, cải thiện tình trạng mất ngủ… 

Vậy một cái ghế massage liệu có nhiều công dụng hỗ trợ điều trị như công ty đang quảng cáo không?

washima

 

Trên trang web: http://washima.vn/ cũng thu hút khách hàng bằng những lời quảng cáo có cánh: “Washima Group tự hào là thương hiệu số 1 tại thị trường Việt Nam trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối các thiết bị thể thao & chăm sóc sức khỏe”.

washima1

 

Tuy nhiên theo tìm hiểu, với việc quảng cáo những từ ngữ “thương hiệu số 1 tại thị trường Việt Nam” như trên, có dấu hiệu vi phạm khoản 2 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định.

Việc quảng cáo này cũng khiến nhiều người tiêu dùng cảm thấy khó hiểu, hoài nghi về nguồn gốc cũng như chất lượng thực sự của những sản phẩm thuộc thương hiệu ghế massage Washima?

Cũng theo tìm hiểu của PV, trên sản phẩm ghế massage Washima không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, không chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm. Thay vào đó là những tem mác có tiếng Trung Quốc.

Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 31 Nghị định 119/2017/NĐ-CP thì hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam sẽ bị xử phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng với một trong các hành vi như sau: Hàng hóa có nhãn (kể cả tem hoặc nhãn phụ) hoặc tài liệu kèm theo không ghi đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa; Hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.

Hàng Trung Quốc nhưng được quảng cáo là công nghệ Nhật Bản?

Để rộng đường dư luận, PV đã liên hệ và làm việc với ông Phạm Văn Nam – Giám đốc Công ty CP Đầu tư XNK Tú Nam. Khi PV đặt câu hỏi về nguồn gốc sản phẩm cũng như vấn đề quảng cáo sản phẩm, ông Phạm Văn Nam trả lời khá “quanh co”. Theo đó, công ty này không nhập khẩu nguyên chiếc chính hãng từ Nhật Bản mà Washima chỉ là tên một hãng ghế massage của Tú Nam đặt ra. “Hãng là do mình đặt ra cũng như mình đặt tên cho con mình vậy. Ở đây chính hãng là chính hãng Washima và hãng Wahima là của mình”, ông Nam chia sẻ.

Giám đốc Công ty CP Đầu tư XNK Tú Nam còn cho biết bên ông không quảng cáo là sản phẩm nhập khẩu chính hãng từ Nhật Bản mà thừa nhận sản phẩm được sản xuất ở Trung Quốc, chỉ là “nhập khẩu nguyên chiếc trên công nghệ, dây chuyền và chất lượng của Nhật Bản”. Và ông Nam khẳng định một cách “chắc nịch”: “Như vậy là được phép mà. Tôi theo công nghệ, dây chuyền, chất lượng của Nhật Bản nhưng sản xuất sản phẩm ở Trung Quốc là chuyện rất bình thường”.

Đặc biệt, khi PV đặt ra câu hỏi: “Dựa vào đâu để khẳng định sản phẩm ghế massage Washima sản xuất theo công nghệ Nhật Bản?”, thì ông Nam đã khiến PV hoang mang và như rơi vào “ma trận” với câu trả lời đầy tính chủ quan: “Công nghệ chính là kinh nghiệm của con người tạo dựng lên. Tôi tự tìm hiểu và đưa ra những kinh nghiệm đúc kết rồi sáng tạo lên để đưa ra một bản gạch đầu dòng tất cả những cái làm cho sản phẩm này tốt nhất, từ đó có công nghệ. Sau đó tôi đưa công nghệ đó cho một bên sản xuất để họ làm theo. Tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu từng chi tiết nhỏ, tính năng nhỏ của công nghệ Nhật Bản để tạo ra ghế massage Washima”.

washima2

 

Về vấn đề quảng cáo, khi PV đặt ra câu hỏi: Công ty CP Đầu tư XNK Tú Nam đã được cấp phép quảng cáo chưa? Thì ông Nam cho biết công ty đã được cấp phép quảng cáo rồi nhưng lại không trả lời được phạm vi hoạt động quảng cáo trong giấy phép.

Vậy câu hỏi đặt ra là: Tại sao Giám đốc công ty lại không nắm được phạm vi hoạt động quảng cáo của công ty mình? Liệu Công ty CP Đầu tư XNK Tú Nam đã được cấp phép quảng cáo như lời ông Nam nói?

Tại sao một sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc lại đang được quảng cáo rầm rộ là theo công nghệ Nhật Bản? Các cơ quan chức năng quản lý, giám sát... có nắm được sự việc trên không? Công ty CP Đầu tư XNK Tú Nam đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước chưa?

Với tình hình dịch Covid vẫn đang diễn biến phức tạp, việc chăm sóc sức khỏe mỗi bản thân là rất cần thiết. Tuy nhiên, với số tiền bỏ ra từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu để mua sản phẩm ghế massage, liệu rằng khách hàng có tin tưởng mua ghế massge thương hiệu Washima không khi thông tin sản phẩm còn mập mờ, không dán tem nhãn phụ nhưng lại quảng cáo “thổi phồng” thương hiệu số 1 Việt Nam, hàng nhập khẩu Nhật Bản chính hãng?

Trên tinh thần thượng tôn người tiêu dùng, chúng tôi đề nghị phía doanh nghiệp cùng các cơ quan chức năng có liên quan vào cuộc để minh bạch thông tin trên, kiểm tra và xử lý vi phạm nếu có nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người tiêu dùng.

Nhóm PV

Tin khác

Pháp luật 17 giờ trước
(SHTT) - Cơ quan CSĐT Công an thành phố Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Nông Thị Hằng (SN 1987), trú ở xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội về hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe chống đột quỵ giả.
Pháp luật 2 ngày trước
(SHTT) - Cuộc chiến pháp lý giữa các công ty dược phẩm từ năm 2022 chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi mới đây, Pfizer và BioNTech đã yêu cầu một tòa án ở London (Anh) thu hồi các bằng sáng chế của công ty đối thủ Moderna về công nghệ phát triển vắc xin COVID-19.
Pháp luật 3 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin từ Công an Thành phố Hà Nội, một nạn nhân đã trình báo về việc tham gia đầu tư tiền ảo và bị lừa đảo trực tuyến hơn 2 tỷ đồng. Đáng chú ý, các mánh khóe, chiêu lừa được các đối tượng sử dụng để moi tiền của nạn nhân đều không mới.
Pháp luật 4 ngày trước
(SHTT) - Trong buổi tọa đàm Luật sở hữu trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại, luật sư Vũ Thị Kim Dung (Rouse) đã có phần trình bày liên quan đến vấn đề pháp luật về xác lập quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, từ sửa đổi đến thực tiễn áp dụng.
Pháp luật 6 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tổ chức Hội thảo khoa học tham vấn, trao đổi, thảo luận các nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.