SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 20/09/2024
  • Click để copy

6 nhà khoa học Việt được vinh danh là Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Nga

07:48, 25/02/2024
(SHTT) - Theo đài Sputnik, tính tới thời điểm hiện tại, trong số các Viện sĩ- thành viên nước ngoài của RAS có 6 công dân Việt Nam, bao gồm các nhà khoa học: Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Khánh Toàn, Nguyễn Duy Qúy, Nguyễn Văn Hiệu, Đặng Vũ Minh, Trần Đình Long và Chủ tịch danh dự VUSTA–GS, TSKH Đặng Vũ Minh.

Viện Hàn lâm khoa học Nga (RAS) được thành lập năm 1724 theo sắc lệnh của Sa hoàng Piotr Đại đế. Cho đến trước cuộc cách mạng vô sản năm 1917, RAS có tên gọi là Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia, dưới thời Liên Xô thì mang tên Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô và đến cuối năm 1991 được gọi là RAS.

RAS đào tạo các chuyên gia khoa học, nhưng chức năng cơ bản của tổ chức này là tiến hành nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng. Những công trình đa dạng được thực hiện trong khuôn khổ 653 cơ cấu khoa học là Viện chuyên ngành và Phòng thí nghiệm. Nhiều người ở Nga cho rằng RAS là tổ chức đảm bảo quyền tự do sáng tạo khoa học vì lợi ích phồn vinh của đất nước.

9917-1708764654-lh-24-02-24-12

 Giáo sư - Viện sĩ Trần Đại Nghĩa

Trong lịch sử danh sách thành viên nước ngoài của RAS, nhà khoa học Việt Nam đầu tiên được bầu làm Viện sĩ nước ngoài của Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô là ông Trần Đại Nghĩa. Tháng 2/1966, ông Trần Đại Nghĩa trở thành Viện sĩ chuyên ngành Cơ học. Nhà khoa học này nổi tiếng về những phát minh kỹ thuật góp phần đắc lực vào cuộc kháng chiến của quân dân Việt Nam chống thực dân Pháp. Giáo sư, Viện sĩ, AHLĐ, Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa là Chủ tịch đầu tiên của VUSTA từ năm 1983-1988.

9917-1708764654-lh-24-02-24-13

Giáo sư - Viện sĩ Nguyễn Khánh Toàn 

Năm 1976, Nhà sử học Nguyễn Khánh Toàn là người Việt Nam thứ 2 trở thành Viện sĩ nước ngoài của Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô. Trong số các công trình khoa học của ông có nhiều tác phẩm nghiên cứu mối quan hệ cách mạng giữa Việt Nam và Nga.

9917-1708764654-lh-24-02-24-14

 Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu

Đặc biệt là Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu, người được bầu chọn vào Viện Vật lý thuộc Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô tháng 1/1982. Ông Nguyễn Văn Hiệu làm việc trong nhiều lĩnh vực của Toán học và Vật lý. Phần lớn hoạt động khoa học của ông gắn liền với Viện Nghiên cứu hạt nhân chung tại thành phố Dubna. Tại đó, cùng với các nhà khoa học Nga, Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu đã nghiên cứu những vấn đề phức tạp nhất của Vật lý lý thuyết. Năm 1986, ông cùng với các nhà Vật lý Nga đã được Nhà nước Liên Xô trao tặng Giải thưởng Lênin. Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu cũng là Phó chủ tịch VUSTA khóa I.

9917-1708764654-lh-24-02-24-15

 Giáo sư, Viện sĩ Trần Đình Long - Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam

Tháng 5/1993, nhà khoa học Trần Đình Long được bầu chọn làm Viện sĩ nước ngoài của RAS, chuyên ngành Nông học. Giáo sư Trần Đình Long còn nổi tiếng là nhà lãnh đạo Hiệp hội Cựu Sinh viên Việt Nam của các trường Đại học Xô-viết (VINACORVUZ).

9917-1708764654-lh-24-02-24-16

 

Năm 1999, triết gia, Nhà vật lý - xã hội học Nguyễn Duy Quý, lúc đó đương chức Chủ tịch Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, và nhà hóa học Đặng Vũ Minh, lúc đó đương chức Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nay là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đã trở thành Viện sĩ nước ngoài của RAS. Dưới thời 2 nhà quản lý tổ chức khoa học này, mối liên hệ khoa học giữa Nga và Việt Nam đã phát triển đặc biệt tích cực.

gstskh-dang-vu-minh-duoc-moi-lam-chu-tich-danh-du-lien-hiep-cac-hoi-khoa-hoc-va-ky-thuat-viet-nam-khoa-viii-hinh-2

  GS.TSKH Đặng Vũ Minh được vinh danh bầu là Chủ tịch danh dự Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam 

Các nhà khoa học Việt Nam này đều là ngọn đuốc sáng và niềm tự hào của nền khoa học Việt Nam. Đồng thời, họ cũng là niềm tự hào của khoa học Nga, vì hầu hết đều từng được đào tạo ở Liên Xô.

L.H

Tin khác

Khoa học Công nghệ 39 phút trước
(SHTT) - Meta đã thông báo ra mắt tính năng "Tài khoản dành cho thanh thiếu niên" trước rủi ro trên mạng xã hội.
Khoa học Công nghệ 46 phút trước
(SHTT) - Ngày 19/9 tại Hà Nội, Đại hội Sales và Marketing toàn quốc (VSMCamp) và Hội nghị cấp cao các Giám đốc Sales và Marketing (CSMOSummit) mùa thứ 8 sẽ diễn ra vào hai ngày 22 - 23/11/2024, tại trường Đại học VinUni, Hà Nội.
Khoa học Công nghệ 22 giờ trước
(SHTT) - Dropbox ra mắt ứng dụng Replay tại Việt Nam, trao quyền cho đội ngũ sáng tạo, thúc đẩy phát triển nền kinh tế sáng tạo. Đây là một công cụ biên tập video giúp đơn giản hóa quá trình phản hồi và tăng tốc quy trình sản xuất nội dung, thúc đẩy sự hợp tác liền mạch.
Khoa học Công nghệ 23 giờ trước
(SHTT) - Trần Long Hồ - chàng thanh niên người Kiên Giang đã tự sáng chế ra chiếc đĩa bay chạy được trên mặt nước như phim khoa học viễn tưởng với kinh phí 60 triệu đồng.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - BlackRock và Microsoft đã công bố kế hoạch thành lập một quỹ đầu tư 30 tỷ đô la nhằm phát triển cơ sở hạ tầng AI. Quỹ này sẽ tập trung vào việc xây dựng các trung tâm dữ liệu và các dự án năng lượng, qua đó thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp AI trên toàn cầu.