SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 03/05/2024
  • Click để copy

10 món ăn dân dã cho lần đầu đến miền Tây

05:21, 07/08/2023
(SHTT) - Ba khía trộn tỏi ớt, cá lóc nướng trui, chuột chiên nước mắm... là những món dân dã, thường có mặt trong bữa ăn của người miền Tây.

Miền Tây là miền sông nước, một miền quê gắn liền với bao thế hệ. Khi đến với miền Tây, các bạn sẽ có được một cảm giác thoải mái của không khí nơi đây, thân thiện của người dân bản địa. Sẽ có ít người biết rằng, miền Tây được mệnh danh là quê hương của những món ngon đặc sản Nam Bộ.

Với nhiều món ngon mà chúng ta có lục tìm khắp mọi nẻo đường của đất nước cũng không thể tìm ra, chỉ có tại nơi đây, nơi mảnh đất của sông nước, con người Miền Tây mộc mạc, giản dị như chính món ăn của họ vậy. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn 10 món ăn dân dã nhưng tuyệt ngon của miền sông nước Tây Nam Bộ.

Ba khía trộn tỏi ớt:

Ba khía mua về chần qua nước sôi rồi vớt ra rửa sạch, bỏ mai và yếm, sau đó tách đôi, càng cũng bỏ rời, trộn với nước chanh, đường, tỏi ớt, để khoảng 30 phút cho thấm đều gia vị. Món ăn khi hoàn thành có thể cho vào hộp, đậy nắp kín, đặt trong ngăn mát tủ lạnh, hôm sau ăn sẽ đậm vị. Ba khía trộn ăn kèm cơm nóng hoặc nguội đều hợp.

Cua đồng rang me:

Cua rửa sạch, lấy gạch để riêng, bỏ yếm, chẻ thân làm đôi rồi ướp với muối, tiêu, đường, tỏi băm nhuyễn. Dầm me lấy nước cốt. Rang cua càng với tỏi băm, cho phần gạch cua vào xào chín, thêm nước cốt me, muối, hạt nêm cho vừa miệng. Đảo đều tay, đến khi cua chuyển sang màu đỏ là đã chín. Vị chua ngọt quyện trong từng miếng cua thơm, béo cho cảm giác ngon miệng. Món này có thể dùng kèm cơm trắng rất bắt vị.

Ốc bươu hấp tiêu xanh:

Ốc mua về ngâm cùng nước vo gạo cho nhả hết chất bẩn, rồi rửa sạch. Người miền Tây thường hấp ốc trong thố để giữ độ nóng lâu hơn. Sả cắt khúc xếp dưới đáy thố, cho ốc lên trên, thêm chút nước lọc, tiêu xanh. Hấp ốc khoảng 10 phút cho vừa chín tới để giữ độ giòn, ngọt đặc trưng. Món này chấm với muối ớt chanh, muối tiêu xanh hoặc muối tiêu chanh để cảm nhận đủ vị chua, cay, mặn và ngọt.

Đuông dừa chiên giòn

Đuông dừa hay còn gọi là sâu dừa, Phần củ hũ dừa béo ngậy, ngọt là nguồn thức ăn bổ dưỡng giúp cho những con đuông dừa phát triển. Đuông dừa được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như : đuông chiên giòn, gỏi đuông tầu hữu dừa, đuông lăn bột,…trong đó đuông dừa chiên giòn là món ăn được phổ biến nhất vì nó giữ được vị giòn tan,thơm nồng .

Đuông dừa là một loại thức ăn bổ, sạch, chứa nhiều protein và cung cấp nhiều vitamin A, C, B1, chống lão hóa, tăng cường sức khỏe. Với câu ‘’Ai về miền đất xứ dừa/ Nhớ đi thưởng thức đừng chừa món đuông” hãy cảm nhận một lần hương vị của nó nhé.

Chuột đồng chiên nước mắm:

Chuột đồng thường sống trong những cánh đồng, ruộng lúa, xuất hiện quanh năm tại một số tỉnh miền Tây Nam bộ. Khi những thửa ruộng còn trơ gốc rạ cũng là lúc chuột đồng đã no lúa, béo tốt và chắc thịt.

Thịt chuột là món ăn dân dã đầy hấp dẫn, nhưng được xếp vào loại món đặc sản miệt đồng. Từ thịt chuột đồng, người dân miền Tây có thể chế biến thành nhiều món khác nhau, nướng rơm với phần da vàng ươm, thơm nức, tốn thời gian thì có chuột đồng quay lu, áp chảo, xào sả ớt, khìa nước dừa, rô ti… món nào cũng béo và ngon miệng. khách du lịch phương xa có dịp về miền Tây có nếm thử một lần thì chẳng e ngại gì ăn thêm vài lần nữa và khi ăn xong còn suýt xoa khen ngợi con chuột đồng ở miền Tây sao mà hấp dẫn thế.

Cá lóc nướng trui:

Cá lóc nướng trui là một món ăn dân dã đặc trưng cho miền đồng nước với hương vị độc đáo và cách chế biến rất đơn giản, là cách nướng khẩn hoang có lịch sử chế biến gắn liền với quá trình khai hoang mở cõi. Không chỉ thơm ngọt tự nhiên bởi nguồn cá lóc khá ngon của sông nước mà cách nướng cá của người miền tây còn có bí quyết rất riêng nên thịt cá luôn thơm ngon vừa tới, không khi nào bị khô vì quá lửa, cũng chẵng khi nào bị nhão vì chưa đủ độ chín.

Điên điển xào tép đồng:

Là loại bông đặc trưng, ngoài dùng để nấu canh chua, nấu lẩu, người miền Tây thường dùng điên điển xào với tép đồng. Món này xào đơn giản với tỏi phi thơm, lửa lớn, nêm chút gia vị. Sau khi xào chín, bông sẽ có độ giòn thơm kết hợp cùng vị ngọt của tép, chấm nước mắm chua ngọt ăn kèm cơm nóng.

Lẩu cá linh điên điển:

Món lẩu cá linh bông điên điển hương vị đúng điệu của miền Tây sông nước. Khi cánh đồng miền Tây vàng rực bông điên điển, những con cá linh theo dòng nước lũ đổ về là lúc người dân ở đây được thưởng thức món ăn đậm chất hương đồng gió nội.

Cái ngon độc đáo của món ăn này là nhờ vị chua chua, ngòn ngọt, thơm thơm kèm thêm hương vị từ bông điên điển. Chính nhờ tất cả hương vị đặc trưng của cá, bông điên điển quyện cùng gia vị càng làm cho món ăn trở nên lạ miệng và quyến rũ. Món ăn thơm ngon, quyến rũ, dậy mùi thơm phức khiến người dù khó tính cách mấy khi vừa cảm nhận cũng phải hài lòng và tấm tắc khen ngon.

Mắm kho:

Đây là món dân dã với hương vị đậm đà thường thấy trong bữa ăn gia đình miền Tây Nam Bộ. Món ăn cuốn hút nhờ mùi thơm của mắm cá sặc, cá linh hòa cùng sả, tỏi phi, vị ngọt từ thịt ba chỉ, cá kèo hoặc cá hú, mực... kết hợp đủ vị từ rau ăn kèm như bông súng, kèo nèo... Khi ăn, cho riêng phần nước của mắm kho vào chén nhỏ, có thêm ớt cay và vắt chanh để chấm rau sống.

Bánh xèo:

Bánh xèo của người miền Tây thường được đổ trong chảo lớn với lớp vỏ làm từ bột gạo pha chút bia cho có độ giòn thơm và nước cốt dừa để bánh thêm béo. Nhân bánh đa dạng gồm thịt heo, tôm hay tép, mực, nấm, giá, củ hủ dừa hoặc củ sắn... Nước chấm pha từ nước mắm ngon với nước dừa tươi, chanh, ớt, tỏi, đường... kèm cà rốt và củ cải trắng cắt sợi ngâm chua ngọt. Bánh xèo thường ăn kèm rau xà lách, lá bằng lăng, lá cách, cải bẹ canh, húng quế, rau thơm..

NT

 

Tin khác

Giải trí 24 phút trước
(SHTT) - Sáng 3/5, UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp với Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học "Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống văn bia tại di tích Quốc gia đặc biệt núi Non Nước".
Giải trí 58 phút trước
(SHTT) - Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 du lịch Nghệ An thắng lớn khi đón 950.000 lượt khách du lịch, tổng doanh thu ước đạt 1.700 tỷ đồng.
Giải trí 4 giờ trước
(SHTT) - Bánh tẻ làng Chờ là thứ quà quê giản dị, mộc mạc, món ngon đặc sản nổi tiếng không chỉ riêng vùng quê Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh), mà còn là niềm tự hào ẩm thực của người dân xứ Kinh Bắc. Trong mỗi chiếc bánh, người làm như gửi trọn hồn cốt của ẩm thực làng quê Việt.
Giải trí 9 giờ trước
(SHTT) - Nằm cách Hà Nội khoảng 35 km, nép mình bên dòng sông Đuống, từ xa xưa, làng Xuân Lai (Gia Bình, Bắc Ninh) đã có cuộc sống gắn bó với cây tre, cây trúc. Bằng đôi bàn tay khéo léo, người Xuân Lai đã sáng tạo nên những sản phẩm thủ công độc đáo, hữu ích từ cây tre rất đỗi thân thuộc.
Giải trí 1 ngày trước
(SHTT) - Bắc Ninh không chỉ nổi tiếng với danh xưng “cái nôi của dân ca quan họ” mà còn được nhiều người biết đến bởi một món quà quê hết sức bình dị, thắm đượm hương vị thảo thơm của vùng quê Kinh Bắc – Đó là Bánh khúc làng Diềm.