SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 27/04/2024
  • Click để copy

Xuất hiện gian lận mã QR Pay, người tiêu dùng cần cẩn trọng kẻo gặp rủi ro

10:56, 06/08/2019
(SHTT) - Thời gian gần đây đã xuất hiện một vài trường hợp sử dụng mã QR code để gian lận. Chỉ cần chủ cửa hàng gửi mã và người mua thanh toán thì giao dịch hoàn tất.

 QR Code là gì?

QR Code, viết tắt của Quick response code (tạm dịch "Mã phản hồi nhanh") hay còn gọi là mã vạch ma trận (matrix-barcode) là dạng mã vạch hai chiều (2D) có thể được đọc bởi một máy đọc mã vạch hay smartphone (điện thoại thông minh) có chức năng chụp ảnh (camera) với ứng dụng chuyên biệt để quét mã vạch.

Qr-code

QR Code là viết tắt của Quick response code 

QR Code (mã QR) được tạo ra bởi Denso Wave (công ty con của Toyota) vào năm 1994, có hình dạng bao gồm các điểm đen và ô vuông nằm trong ô vuông mẫu trên nền trắng. QR Code có thể được đọc nhanh hơn, tiết kiệm thời gian và không gian so với các loại mã vạch truyền thống.

Một mã QR có thể chứa đựng thông tin một địa chỉ web (URL), thời gian diễn ra một sự kiện, thông tin liên hệ (như vCard), địa chỉ email, tin nhắn SMS, nội dung ký tự văn bản hay thậm chí là thông tin định vị vị trí địa lý. Tùy thuộc thiết bị đọc mã QR mà bạn dùng khi quét, nó sẽ dẫn bạn tới một trang web, gọi đến một số điện thoại, xem một tin nhắn...

Tính năng thanh toán bằng QR code trên ứng dụng Mobile Banking của các ngân hàng cho phép người dùng sử dụng camera điện thoại quét mã QR để thực hiện nhanh một số giao dịch như chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, mua hàng. Phương thức thanh toán mới này hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội cũng như lợi ích cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Việc thanh toán bằng mã QR đảm bảo tính an toàn nhờ hai lớp bảo mật, một là khi người dùng đăng nhập vào tài khoản trên ứng dụng Mobile Banking, hai là khi người dùng nhập mật khẩu OTP (do ngân hàng gửi về qua SMS) hoặc xác thực bằng vân tay để hoàn tất thanh toán. Quá trình thanh toán cũng diễn ra vô cùng nhanh chóng mà không cần lo lắng về việc không có tiền lẻ để trao đổi hay máy đọc thẻ bị lỗi. 

Xuất hiện mã QR code gian lận

Theo VOV, tuy nhiên, thời gian gần đây đã xuất hiện một vài trường hợp sử dụng mã QR code để gian lận. Chỉ cần chủ cửa hàng gửi mã và người mua thanh toán thì giao dịch hoàn tất. Hình thức thanh toán này đang xuất hiện ngày càng nhiều ở các nơi tập trung nhiều du khách Trung Quốc như Đà Nẵng, Quảng Ninh, Nha Trang…

photo-1-1564987047310247790321

 

Đáng lo ngại, hình thức thanh toán qua những ứng dụng điện tử Alipay hay Wechat Pay cho phép các giao dịch được thực hiện bằng đồng tiền Nhân dân tệ chuyển thẳng sang các ví điện tử đặt tại Trung Quốc mà không phải qua bất cứ một ngân hàng nào tại Việt Nam. Đây chính là hình thức chuyển ngân lậu ra nước ngoài.

“Xu thế thanh toán bằng QR sẽ phát triển nhanh và thuận lợi nhưng câu chuyện chúng ta quản lý như thế nào để không có hiện tượng trốn thuế, đánh bạc, chuyển tiền ra nước ngoài, vấn đề cũng là nhận thức người dân và chúng ta cũng cần tăng cường công nghệ thông tin” - chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực nói.

Theo khảo sát của giới chuyên gia, do hình thức thanh toán tại Việt Nam chưa thuận tiện nên chưa kích thích chi tiêu của khách du lịch đến từ thị trường nước ngoài, thậm chí đã xảy ra những tiêu cực trái pháp luật như: thanh toán bằng ngoại tệ, sử dụng trái phép máy PoS nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, thanh toán bằng QR code trái phép.

Ông Lê Thanh Tùng, giám đốc công ty cổ phần viễn phông CMC phân tích, cách thức thanh toán qua QR code để dòng tiền chảy ra nước ngoài: “Đã có những trường hợp khách du lịch đến Việt Nam thanh toán QR code, đối với một số trường hợp thanh toán online nói chung dòng tiền sẽ chảy từ khách hàng qua trung gian nước ngoài, chỉ sử dụng sự truyền dẫn internet của Việt Nam làm phương tiện.”

Một vấn đề nữa khi thanh toán bằng các hình thức thanh toán điện tử mới như QR code có thể bị mất cắp thông tin, hành vi và thói quen tiêu dùng có thể bị nắm bắt và khai thác. Khi các ví điện tử có giấy phép hoạt động tại Việt Nam thì giao dịch toàn bằng tiền đồng nhưng các vụ thanh toán lậu là theo tiền nước ngoài. Toàn bộ giao dịch diễn ra tại Việt Nam nhưng dòng tiền lại chảy sang nước khác. Điều này dẫn đến cơ quan nhà nước thất thu thuế và nặng nhất là ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của nhà nước.

Hoài Anh

Tin khác

Tài sản trí tuệ 14 giờ trước
(SHTT) - Chiều 25/4, Đội Quản lý thị trường số 5 Cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương phối hợp với Đội 3 Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an huyện Ninh Giang và Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hải Dương tổ chức giám sát việc tiêu hủy 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 17 giờ trước
(SHTT) - Cơ quan Quản lý Thực phẩm Singapore đã thông báo thu hồi một số thực phẩm có xuất xứ từ Việt Nam gồm nem cuốn hải sản Li Chuan (750g), dimsum tôm Bibigo Mandu (350g) và Mini Mandu.
Tài sản trí tuệ 17 giờ trước
(SHTT) - Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở mang tên “LuxCell - Ứng dụng liệu pháp tế bào gốc trong y học tái tạo” ngang nhiên quảng cáo và hành nghề trái phép trong lĩnh vực khám, chữa bệnh và tàng trữ nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc tại địa chỉ số 186 – 186A Cách Mạng Tháng Tám, Phường 10, Quận 3.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
Thanh tra Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở kinh doanh tắm hơi, massage nhưng lại treo bảng hiệu Cheongdam - Dong cùng với các dòng chữ tiếng Hàn Quốc ngang nhiên quảng cáo là “phòng khám điều trị suy giãn tĩnh mạch thuộc top 1 châu Âu”.