SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 27/04/2024
  • Click để copy

Vì sao nạn hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ vẫn gia tăng liên tục tại Việt Nam?

07:00, 28/01/2019
(SHTT) - Tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ vẫn đang trở thành vấn nạn khiến người tiêu dùng bất an tại Việt Nam nói riêng và ở nhiều nước nói chung.

Thời điểm cuối năm luôn là khoảng thời gian mà nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng tăng cao. Cũng trong dịp này, hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng cũng nhân dịp này bùng phát, gia tăng cả về số lượng lẫn chủng loại. Tình trạng này khiến không chỉ các cơ quan chức năng, doanh nghiệp thấy mệt mỏi, đau đầu mà nhiều người tiêu dùng cũng cảm thấy bức xúc do mua phải.

Tình trạng hàng giả, hàng nhái tại Việt Nam

Các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ xảy ra trên mọi lĩnh vực, địa bàn với mọi loại hàng hóa. Vì mục tiêu lợi nhuận nên việc làm giả các sản phẩm được bảo hộ trở thành hiện tượng phổ biến.

Hàng hóa nào có thương hiệu, có lợi nhuận, có uy tín được người tiêu dùng ưa chuộng thì lập tức có hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Sự chênh lệch về giá giữa hàng hoá trong nước và hàng sản xuất từ nước ngoài chính là yếu tố khiến các đối tượng bất chấp những hậu quả pháp lý mà họ phải gánh chịu để sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ.

hang gia

 

Các mặt hàng bị làm giả và xâm phạm sở hữu trí tuệ phần lớn được sản xuất ở nước ngoài (chủ yếu là Trung Quốc) được đưa vào Việt Nam bằng nhiều đường kể cả chính ngạch và tiểu ngạch; trong đó, chủ yếu nhập lậu qua biên giới, nhiều nhất là biên giới phía Bắc, đường hàng không, đường biển.

Hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ sản xuất trong nước chủ yếu là sản xuất thủ công nhỏ lẻ, hoặc lắp ráp linh kiện, đóng gói sản phẩm.

Theo Bộ Công thương, chỉ tính riêng lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra, xử lý trung bình mỗi năm hàng chục ngàn vụ vi phạm về hàng giả, kém chất lượng, xâm phạm quyền sở hũu trí tuệ. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm trên ngày càng diễn biến phức tạp, sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi nhằm trốn tránh sự kiểm tra, giám sát của lực lượng chức năng.

Vậy vì sao nạn hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ vẫn gia tăng liên tục tại Việt Nam?

Trong thời gian qua, các cơ quan chức năng đã nỗ lực ngăn chặn, phát hiện và xử lý nhiều vụ việc vi phạm song tình hình sản xuất và buôn bán hàng giả, vi phạm SHTT vẫn diễn biến phức tạp. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do: Thông tin và dự báo chuyên sâu về các vấn đề hàng giả, hàng vi phạm SHTT còn yếu và thiếu cả về đầu mối và chất lượng thông tin; cập nhật thông tin về việc đã xác lập quyền về hàng xâm hại, hàng giả mạo xuất xứ,…

Việc phối hợp giữa chủ sở hữu nhãn hiệu, chủ thể quyền đối với cơ quan chức năng còn chưa được thường xuyên. Nhiều doanh nghiệp còn ngại cung cấp cách phân biệt hàng thật, hàng giả cho cơ quan chức năng do lo sợ bị các đối tượng làm giả biết và sản xuất một cách tinh vi hơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn lo ngại việc tố cáo hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín và doanh thu của sản phẩm khi người tiêu dùng chưa thực sự phân biệt được đâu là hàng thật, đâu là hàng giả.

Người tiêu dùng (đặc biệt là ở vùng xâu, vùng xa, nông thôn) chưa có nhiều kiến thức, thông tin về phân biệt hàng giả và ngại động chạm đến việc kiện cáo khi mua phải sản phẩm giả. Hơn nữa, việc phân biệt hàng giả, hàng kém chất lượng không hề dễ dàng đối với người tiêu dùng khi mà các sản phẩm giả ngày càng tinh vi, giống hàng thật đến từng chi tiết, một số người tiêu dùng mặc dù biết là hàng giả nhưng do giá rẻ, phù hợp về tài chính nên vẫn chấp nhận tiêu dùng.

Các đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng giả thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn và có sự tham gia của các đối tượng trong và ngoài nước, được tổ chức ngày càng tinh vi, có sự cấu kết từ khâu sản xuất đến khâu phân phối, sử dụng phương tiện kỹ thuật cao để đối phó với các cơ quan chức năng.

Cần tăng cường biện pháp phòng chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

hang gia 1

 

Để công tác phòng chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có hiệu quả hơn, các chuyên gia cho rằng, Chính phủ nên xem xét lại quy định xử lý đối với các hành vi buôn bán hàng giả, vận chuyển hàng hóa không có nhãn hiệu... vì mức xử phạt như hiện nay chưa đủ tính răn đe các đối tượng vi phạm và là kẽ hở cho kẻ gian thực hiện các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Song song đó, cần phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chức năng; trong đó, xác định đơn vị đầu mối hoặc đường dây nóng để hỗ trợ các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong tiếp nhận phản ánh và thông tin về những trường hợp có dấu hiệu vi phạm.

Ghi nhận thực tế trên thị trường Việt Nam thời gian qua cho thấy, có những vụ việc không chỉ doanh nghiệp nhỏ, mà còn có cả doanh nghiệp lớn, có thương hiệu cũng gian lận, kinh doanh hàng giả, lừa dối người tiêu dùng. Điều này gây ra những hậu quả nghiêm trọng không chỉ đối với doanh nghiệp, mà còn làm mất thương hiệu ngành, thương hiệu quốc gia. Vì vậy, nhận thức của chính bản thân doanh nghiệp trong công tác chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cần tiếp tục được khuyến khích cải thiện và nâng lên hơn nữa.

Thu Hằng

Tin khác

Tài sản trí tuệ 14 giờ trước
(SHTT) - Chiều 25/4, Đội Quản lý thị trường số 5 Cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương phối hợp với Đội 3 Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an huyện Ninh Giang và Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hải Dương tổ chức giám sát việc tiêu hủy 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 16 giờ trước
(SHTT) - Cơ quan Quản lý Thực phẩm Singapore đã thông báo thu hồi một số thực phẩm có xuất xứ từ Việt Nam gồm nem cuốn hải sản Li Chuan (750g), dimsum tôm Bibigo Mandu (350g) và Mini Mandu.
Tài sản trí tuệ 17 giờ trước
(SHTT) - Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở mang tên “LuxCell - Ứng dụng liệu pháp tế bào gốc trong y học tái tạo” ngang nhiên quảng cáo và hành nghề trái phép trong lĩnh vực khám, chữa bệnh và tàng trữ nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc tại địa chỉ số 186 – 186A Cách Mạng Tháng Tám, Phường 10, Quận 3.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
Thanh tra Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở kinh doanh tắm hơi, massage nhưng lại treo bảng hiệu Cheongdam - Dong cùng với các dòng chữ tiếng Hàn Quốc ngang nhiên quảng cáo là “phòng khám điều trị suy giãn tĩnh mạch thuộc top 1 châu Âu”.