SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 02/05/2024
  • Click để copy

Thương mại điện tử khát nguồn nhân lực chất lượng cao

08:40, 11/09/2022
Thương mại điện tử Việt Nam đang bước vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ, đặc biệt sau đại dịch Covid-19. Tốc độ phát triển nhanh của ngành thương mại điện tử kéo theo nhu cầu nguồn nhân lực ngày càng cao. Tuy nhiên, nguồn nhân lực chất lượng cao được đào tạo chính quy mới chỉ có 30%.

Chỉ 30% nhân lực tại các doanh nghiệp thương mại điện tử được đào tạo chính quy

Ngày 9/9, tại Trường Đại học Hoa Sen (số 08 Nguyễn Văn Tráng, phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM) diễn ra hội thảo Đào tạo thương mại điện tử năm 2022 với chủ đề “Những bước tiến nổi bật”. Hội thảo do Bộ Công Thương phối hợp với Hiệp hội Thương mại điện tử (VECOM) và trường Đại học Hoa Sen tổ chức.

Đây là hội thảo đầu tiên được tổ chức nhằm nhìn nhận lại những nhu cầu nhân lực và tuyển dụng năm 2022, để có định hướng đào tạo trong những năm tới, tầm nhìn đến năm 2030.

Theo đó, thương mại điện tử là hình thức mua và bán hàng hóa và dịch vụ, hoặc chuyển tiền hay dữ liệu qua mạng điện tử, chủ yếu là internet và các phương tiện điện tử khác. Các giao dịch này bao gồm tất cả các hoạt động như: giao dịch, mua bán, thanh toán, đặt hàng, quảng cáo và giao hàng...

Hiện nay ngành thương mại điện tử đang có tốc độ phát triển rất mạnh. Hầu hết các công ty bán hàng mới thành lập đều là các công ty thương mại điện tử và mua sắm qua mạng đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều người Việt Nam. Các giao dịch kinh doanh này xảy ra giữa các doanh nghiệp với người tiêu dùng.

77b012cd18a6dcf885b7

Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch VECOM cho biết ngành thương mại điện tử phát triển nhanh sau đại dịch.

Ông Nguyễn Ngọc Dũng - Chủ tịch VECOM cho biết trong những năm gần đây ngành thương mại điện tử phát triển nhanh, nhưng sự thiếu hụt về nhân lực đã qua đào tạo trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.

“Sau đại dịch Covid-19, chúng ta có một lượng người tham gia vào thương mại điện tử cực kỳ lớn, như vậy lực lượng chất lượng cao để hỗ trợ ngành thương mại điện tử trước nay đã thiếu, nay tình trạng thiếu hụt càng tăng cao. Các công ty, các tập đoàn thương mại điện tử cũng xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn nhân sự. Do đó, cần phải có chính sách phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử trong tương lai”, ông Dũng chia sẻ.

Theo bà Nguyễn Thúy Anh, Trưởng Phòng Nghiên cứu ứng dụng kinh tế số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết phát triển nguồn nhân lực cho thương mại điện tử là một trong 7 nhóm giải pháp lớn thúc đẩy thương mại điện tử giai đoạn 2016 - 2020.

Cần đẩy mạnh đào tạo chính quy về thương mại điện tử, gắn kết hoạt động đào tạo với thực tiễn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Đẩy mạnh ứng dụng đào tạo trực tuyến trong hoạt động đào tạo thương mại điện tử, khuyến khích các trường đại học, cao đẳng, doanh nghiệp và tổ chức xã hội nghề nghiệp liên kết xây dựng các hệ thống đào tạo trực tuyến, hệ thống học liệu phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và học tập về thương mại điện tử.

Hiện nay, nhân lực trong ngành thương mại điện tử được trải qua đào tạo chính quy mới chỉ có 30%, 55% đến từ các ngành đào tạo gần như kinh doanh, thương mại, công nghệ thông tin, còn 15% đến từ các ngành nghề khác. Như vậy, dư địa cho đào tạo đại học chính quy ngành thương mại điện tử còn rất lớn.

Trong Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2021 – 2025 của Bộ Công Thương, phát triển nguồn nhân lực là một trong 5 nhóm chỉ tiêu đo lường mức độ phát triển của thương mại điện tử giai đoạn 2021 – 2025. Trong đó, đặt ra 2 mục tiêu gồm 50% cơ sở giáo dục đại học và nghề nghiệp triển khai đào tạo thương mại điện tử; có 1 triệu lượt doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cán bộ quản lý nhà nước, sinh viên… được đào tạo kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử.

Để đạt được mục tiêu trên, bà Nguyễn Thúy Anh cho rằng cần áp dụng mô hình kết nối 3 bên gồm cơ sở đào tạo, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội, tổ chức để cùng nhau nâng cao chất lượng đào tạo, với tính ứng dụng cao, phù hợp với các nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.

a46f72137878bc26e569

Lễ công bố các thành viên sáng lập Mạng lưới các cơ sở đào tạo thương mại điện tử tại miền Nam.

Đào tạo thương mại điện tử đạt nhiều bước tiến nổi bật

Chia sẻ về tình hình đào tạo thương mại điện tử tại các trường đại học, ông Nguyễn Bình Minh - Trưởng ban Phát triển Nguồn Nhân lực, VECOM cho rằng Thương mại điện tử đã có những bước tiến nổi bật. Theo Báo cáo Đào tạo thương mại điện tử 2022 của Hiệp hội Thương mại điện tử, tới nay đã có 36 trường đào tạo ngành thương mại điện tử trình độ đại học. Có 40 trường đã đào tạo chuyên ngành thương mại điện tử và 53 trường đã giảng dạy học phần thương mại điện tử tại nhiều ngành liên quan. Ngoài ra, các trường phần lớn đã giảng dạy các học phần liên quan thương mại điện tử như tiếp thị số, công nghệ tài chính, logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Chương trình đào tạo có xu hướng ưu tiên với kinh doanh dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Đồng thời, đội ngũ giảng viên đông đảo và chất lượng được nâng cao hơn so với trước.

Tuy có những bước tiến nổi bật, nhưng việc đào tạo thương mại điện tử hiện còn nhiều khó khăn. Cụ thể, đội ngũ giảng viên thương mại điện tử chưa đáp ứng nhu cầu đào tạo về số lượng và chất lượng; Học liệu phục vụ đào tạo chưa đáp ứng đòi hỏi giảng dạy và học tập. Đặc biệt, vấn đề hợp tác giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo dù đã có nhưng chưa sâu sắc. Hoạt động hỗ trợ đào tạo bao gồm hoạt động của các trung tâm khởi nghiệp hay các câu lạc bộ sinh viên chưa được thường xuyên và hấp dẫn.

da37fb41f12a35746c3b

Tình hình đào tạo thương mại điện tử tại các trường đại học đã có những bước tiến nổi bật.

Theo đó, để hoạt động đào tạo nguồn nhân lực trong thương mại điện tử hiệu quả, chất lượng, Hiệp hội Thương mại điện tử đã đưa ra một số đề xuất như: Cần khảo sát định kỳ tình hình đào tạo thương mại điện tử tại các cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp; xây dựng mạng lưới các cơ sở đào tạo thương mại điện tử; bồi dưỡng giảng viên thương mại điện tử.

Đồng thời, tổ chức định kỳ các hội thảo khoa học về đào tạo thương mại điện tử; đào tạo và cấp chứng nhận một số học phần thương mại điện tử; tiếp tục thành lập và nâng cao hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ sinh viên thương mại điện tử; tổ chức cuộc thi toàn quốc về thương mại điện tử; nhanh chóng nâng cao chất lượng học liệu thương mại điện tử; đẩy mạnh hoạt động định hướng nghề nghiệp, phổ biến tuyên truyền về ngành thương mại điện tử...

Thanh Thảo

Tin khác

Tin tức 9 giờ trước
Trong những năm gần đây lượng khác du lịch đổ về Thanh Hóa rất lớn, riêng 5 ngày nghỉ lễ 30-4 và 1-5 năm nay Thanh Hóa đã đón được khoảng 1,5 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt hàng ngàn tỉ đồng.
Tin tức 19 giờ trước
(SHTT) - Liên tục đưa ra thị trường các giải pháp chăm sóc da dựa trên khoa học và có nguồn gốc từ thiên nhiên, Kiehl's đã xây dựng danh tiếng cho mình như là nơi cung cấp mọi giải pháp đột phá trong chăm sóc da cho cả gia đình.
Tin tức 1 ngày trước
(SHTT) - Tỉnh Quảng Ninh đạt được nhiều thành tựu to lớn, nổi bật, trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong công cuộc đổi mới sáng tạo của Vùng đồng bằng Bắc Bộ, một cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc.
Tin tức 1 ngày trước
(SHTT) - Làm việc xuyên đêm khiến nhiều sinh viên luôn trong tình trạng thiếu ngủ trầm trọng, ảnh hưởng đến kết quả học tập, sức khỏe sa sút,... Dẫu biết những hệ lụy nguy hiểm ẩn sau nguồn thu nhập của mình, nhiều bạn trẻ vẫn chấp nhận vì những lý do khác nhau.
Tin tức 2 ngày trước
Nhiều gian hàng với hàng trăm sản phẩm OCOP đặc trưng, tiêu biểu huyện Thiệu Hoá năm 2024.