SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Omicron là biến thể gây lo ngại cuối cùng của đại dịch COVID-19?

05:10, 26/12/2021
(SHTT) - Nếu biến thể COVID-19 có khả năng lây nhiễm cao như Omicron, làm tối đa hóa các "công cụ" của nó thì quy luật hóa sinh cho thấy, virus không thể nào tiến hóa vô hạn.

Việc virus có sống hay không là một điều gây tranh cãi nhưng giống như tất cả các dạng thức sống khác, chúng sẽ tiến hóa. Thực tế này đã ngày càng trở nên rõ ràng trong đại dịch COVID-19 khi các biến thể gây lo ngại mới cứ vài tháng lại xuất hiện.

Một số biến thể trong số này có khả năng lây lan mạnh hơn từ người sang người và trở thành biến thể chiếm ưu thế nhất khi vượt qua những phiên bản tiến hóa chậm hơn của virus SARS-CoV-2.

tm-img-alt
Biến thể mới Omicron. Ảnh minh họa

Khả năng lây lan mạnh hơn này được cho là do các đột biến trong protein gai, vốn giúp virus gắn chặt hơn vào các thụ thể ACE2. ACE2 là những thụ thể trên bề mặt tế bào, nơi mà virus bám vào nhằm xâm nhập vào cơ thể con người và bắt đầu nhân lên.

Những đột biến trên từng cho phép biến thể Alpha và sau đó là Delta trở thành những biến thể thống trị toàn cầu. Các nhà khoa học đang dự đoán, điều tương tự có thể xảy ra với biến thể Omicron.

Thế nhưng, virus không thể cải thiện khả năng của chúng một cách vô hạn. Những quy luật hóa sinh đồng nghĩa với việc virus cuối cùng sẽ tiến hóa ở bộ phận protein gai để gắn vào ACE2 mạnh nhất có thể. Khi đạt đến mức đó, khả năng của virus SARS-CoV-2 nhằm lây lan giữa người với người sẽ không bị hạn chế bởi việc virus có thể gắn vào lớp ngoài của tế bào hiệu quả như thế nào.

Có những yếu tố khác sẽ hạn chế sự lây lan của virus, chẳng hạn như hệ gen có thể nhân lên nhanh chóng như thế nào, virus có thể xâm nhập nhanh chóng vào tế bào qua protein TMPRSS2 như thế nào hay virus có khả năng phóng thích trong một người mắc bệnh ra sao. Về nguyên tắc, tất cả những đặc điểm này cuối cùng sẽ tiến hóa đến mức cao nhất.

tm-img-alt
Biến thể Omicron sẽ trở thành biến thể thống trị toàn cầu sau biến thể Delta. Ảnh minh họa

Vậy biến thể Omicron đã tiến hóa đến mức cao nhất chưa? Không có lý do nào để khẳng định điều đó. Các hoạt động tăng cường chức năng nghiên cứu (gain-of-function), vốn xem xét các đột biến của virus SARS-CoV-2 cần gì để lây lan hiệu quả hơn, đã xác định được nhiều đột biến cải thiện khả năng của protein gai để gắn với các tế bào con người mà biến thể Omicron không có.

Omicron có thể là biến thể đạt khả năng tối đa về mức độ lây lan. Có lẽ Omicron sẽ không có công cụ gì hiệu quả hơn nữa bởi nó bị hạn chế về khả năng của bộ gen. Điều này cũng tương tự như việc ngựa vằn sẽ không tiến hóa để có thêm mắt ở sau đầu nhằm tránh những kẻ săn mồi. SARS-CoV-2 không thể chọn những đột biến để đạt được mức độ tiến hóa tối đa về lý thuyết, bởi những đột biến này cần xảy ra đồng thời và điều đó là bất khả thi.

Thậm chí trong viễn cảnh Omicron là biến thể có khả năng lây lan mạnh nhất giữa người với người thì những biến thể mới sẽ xuất hiện để đối phó với hệ miễn dịch của con người.

Sau khi mắc bất kỳ virus nào, hệ miễn dịch sẽ thích nghi bằng cách tạo ra các kháng thể gắn vào virus để vô hiệu hóa nó và các tế bào T sẽ phá hủy những tế bào bị lây nhiễm. Các kháng thể là những mẩu protein gắn vào phân tử virus và tế bào T sẽ nhận ra những tế bào nhiễm bệnh qua hình dạng của phân tử này. Vì thế, SARS-CoV-2 có thể thoát khỏi hệ miễn dịch bằng các biến chủng để thay đổi hình dạng phân tử nhằm tránh sự nhận diện của hệ miễn dịch.

Đó là lý do tại sao Omicron "thành công" như vậy trong việc lây nhiễm ở những người từng mắc bệnh hoặc đã tiêm vaccine. Ngoài ra, các đột biến giúp cho protein gai gắn vào ACE2 mạnh hơn cũng làm giảm khả năng của các kháng thể để bám vào virus và vô hiệu hóa nó.

tm-img-alt
Omicron có thể là biến thể đạt khả năng tối đa về mức độ lây lan. Ảnh minh họa

Omicron sẽ không phải là biến thể cuối cùng nhưng có lẽ là biến thể gây lo ngại cuối cùng. Nếu chúng ta may mắn, giữa bối cảnh đại dịch vẫn còn khó đoán, SARS-CoV-2 sẽ trở thành một virus đặc hữu biến chủng chậm qua thời gian.

Bệnh dịch này có lẽ sẽ trở nên rất nhẹ khi những trường hợp từng mắc bệnh đã có hệ miễn dịch, giúp làm giảm nguy cơ nhập viện và tử vong. Hầu hết mọi người sẽ mắc bệnh lần đầu tiên khi còn nhỏ, điều có thể xảy ra trước hoặc sau khi tiêm vaccine và vì thế sự tái nhiễm sau này có thể sẽ hầu như không còn được chú ý nữa.

Khi đó chúng ta chỉ cần một nhóm nhỏ các nhà khoa học theo dõi sự thay đổi gen của virus SARS-CoV-2 qua thời gian và những biến thể gây lo ngại có thể sẽ chỉ còn là chuyện quá khứ, ít nhất là cho tới khi virus tiếp theo vượt qua được rào cản loài (species barrier).

Quỳnh Chi

Tin khác

Khoa học Công nghệ 48 phút trước
(SHTT) - Ngày 25/4, tại Hà Nội, "Triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo" đã chính thức diễn ra. Chương trình với 20 gian hàng đến từ các đơn vị, doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ trở thành nơi hỗ trợ kết nối, xúc tiến giao dịch công nghệ.
Khoa học Công nghệ 3 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Bộ Giao thông vận tải Hàn Quốc đã có thông báo về việc các nhà sản xuất Hyundai, Kia và hai nhà sản xuất ô tô khác sẽ triệu hồi hơn 200.000 xe ô tô do phát hiện linh kiện bị lỗi được sử dụng lắp đặt.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ông Trần Xuân Bách, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng sự sáng tạo và đổi mới đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày và một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - VASA-1, công cụ AI mới của Microsoft, có thể chuyển đổi ảnh chân dung thành video nói hoặc hát với âm thanh cho trước một cách chân thực.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Tối 23/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022 - 2023).