SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 15/05/2024
  • Click để copy

Nobel Hóa học 2023 vinh danh nghiên cứu khám phá 'chấm lượng tử'

15:47, 05/10/2023
(SHTT) - Chiều 4/10 (giờ Việt Nam), Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã chính thức công bố chủ nhân của giải Nobel Hóa học năm 2023. Theo đó, giải thưởng danh giá năm nay đã được trao cho 3 nhà khoa học có nghiên cứu khám phá ra công nghệ chấm lượng tử.

Cụ thể, giải Nobel Hóa học năm 2023 đã được trao cho nhà khoa học Mougi Bawendi (Viện Công nghệ Massachusetts), Louis Brus (Đại học Columbia) và Alexei Ekimov (Tập đoàn công nghệ Nanocrystals).

Các nhà khoa học đã có những đóng góp quan trọng trong việc phát hiện và tổng hợp các chấm lượng tử. Đây là các hạt nano nhỏ đến mức kích thước quyết định tính chất của chúng.

Trong đó, ông Louis Brus và Alexei Ekimov đã thành công trong việc tạo ra các chấm lượng tử, còn ông Bawendi đã "cách mạng hóa" việc sản xuất chúng.

nobel-hoa-hoc-2023-1232-16964170002801199900224

 

Theo thông tin từ Ủy ban Nobel Hóa học, vào đầu những năm 1980, ông Alexei Ekimov đã thành công trong việc tạo ra các hiệu ứng lượng tử phụ thuộc vào kích thước trong thủy tinh màu. Và ông Ekimov đã chứng minh rằng kích thước hạt ảnh hưởng đến màu sắc của thủy tinh thông qua các hiệu ứng lượng tử.

Vài năm sau, Louis Brus là nhà khoa học đầu tiên trên thế giới chứng minh được hiệu ứng lượng tử phụ thuộc vào kích thước ở các hạt trôi nổi tự do trong chất lỏng.

Năm 1993, Moungi Bawendi đã cách mạng hóa việc sản xuất hóa chất các chấm lượng tử, tạo ra các hạt gần như hoàn hảo. Chất lượng cao này là cần thiết để chúng được sử dụng trong các ứng dụng.

Chấm lượng tử hiện nay chiếu sáng màn hình máy tính và màn hình tivi dựa trên công nghệ QLED. Chúng cũng tạo thêm sắc thái cho ánh sáng của một số đèn LED và các nhà hóa sinh cũng như bác sĩ sử dụng chúng để lập bản đồ mô sinh học.

 Do đó, chấm lượng tử đang mang lại lợi ích lớn nhất cho nhân loại. Các nhà nghiên cứu tin rằng trong tương lai, chúng có thể góp phần tạo ra các thiết bị điện tử linh hoạt, cảm biến cực nhỏ, pin mặt trời mỏng hơn và truyền thông lượng tử được mã hóa. Vì vậy, chúng ta mới chỉ ở giai đoạn đầu khám phá tiềm năng của những hạt nhỏ bé này.

nobel-vat-ly-2023-1055-16963871943811819177900

 

Trước đó, vào chiều ngày 3/10, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển công bố giải Nobel Vật lý 2023 thuộc về các nhà khoa học Pierre Agostini (người Pháp), Ferenc Krausz (người Áo gốc Hungary) và Anne L' Huillier (người Thụy Điển gốc Pháp) cho các phương pháp thực nghiệm tạo ra xung ánh sáng atto giây phục vụ nghiên cứu động lực học điện tử trong vật chất.

Ba nhà khoa học đã được vinh danh vì những thí nghiệm mang lại cho nhân loại những công cụ mới để khám thế giới electron (điện tử) bên trong nguyên tử và phân tử. Họ đã chứng minh được phương pháp tạo ra những xung ánh sáng cực ngắn có thể dùng để đo các quá trình nhanh chóng, trong đó các electron chuyển động hoặc thay đổi năng lượng.

Chiều ngày 2/10, giải Nobel 2023 Y Sinh cũng được công bố trao cho nhà khoa học người Hungary Katalin Kariko và nhà khoa học người Mỹ Drew Weissman với phát hiện về việc biến đổi cơ sở nucleoside để phát triển vaccine công nghệ mRNA hiệu quả trong phòng ngừa COVID-19.

0210-nobel1-1696387309529810661761

 

Theo TTXVN, tuyên bố của Hội đồng Nobel nhấn mạnh công trình nghiên cứu của 2 nhà khoa học trên đã góp phần thúc đẩy sản xuất vaccine với tốc độ nhanh chưa từng thấy trong suốt thời gian đại dịch COVID-19, một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với con người trong lịch sử hiện đại.

Giải Nobel 2023 nay trị giá 11 triệu kronor Thụy Điển, tương đương 1 triệu USD.

Khánh An

Tin khác

Khoa học Công nghệ 12 giờ trước
(SHTT) - OpenAI, cha đẻ của chatbot AI nổi tiếng ChatGPT, vừa công bố phiên bản mới mang tên GPT-4o. Điểm nổi bật của GPT-4o nằm ở khả năng trò chuyện bằng giọng nói thực tế, mở ra tiềm năng to lớn cho tương tác người-máy tự nhiên hơn bao giờ hết.
Khoa học Công nghệ 18 giờ trước
(SHTT) - Chủ trương đưa doanh nghiệp công nghệ số ra nước ngoài đã mở ra không gian mới, một thị trường rất tiềm năng, một cách tiếp cận mới, giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng trưởng doanh thu.
Khoa học Công nghệ 20 giờ trước
(SHTT) - Thông qua tọa đàm “Mạng lưới chuyên gia tư vấn cho Cách mạng công nghiệp 4.0 từ nhu cầu của trí thức trẻ” diễn ra hôm 13/5 vừa qua, các ý kiến trao đổi sẽ được tổng hợp để thực hiện nhiệm vụ xây dựng Mạng lưới chuyên gia tư vấn cho CMCN 4.0 theo yêu cầu của Thủ tướng.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Đây là ứng dụng cho điện thoại thông minh, được cung cấp hoàn toàn miễn phí, hỗ trợ hai hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay là Android và iOS. Phần mềm được kỳ vọng sẽ trở thành công cụ hữu hiệu phát hiện các dấu hiệu lừa đảo trên mạng, góp phần nâng cao kỹ năng an toàn cho người dùng.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin được công bố gần đây trên tạp chí Nature's Communications Engineering về công nghệ 6G, các nhà khoa học đã tìm ra phương pháp bẻ cong ánh sáng để tạo ra mạng 6G siêu tốc.
Liên kết hữu ích