SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 03/05/2024
  • Click để copy

Chân dung 2 nhà khoa học được vinh danh Giải Nobel Y sinh năm 2023

11:09, 03/10/2023
(SHTT) - Giải Nobel Y sinh năm 2023 đã vinh danh hai nhà khoa học Katalin Karikó và Drew Weissman nhờ công trình nghiên cứu về vaccine mRNA hiệu quả phòng bệnh COVID-19.

 Khoảng 16h45 ngày 2/10 (giờ Việt Nam), giải thưởng Nobel Y sinh đã được công bố tại Stockholm (Thụy Điển). Hai nhà khoa học Katalin Kariko và Drew Weissman được vinh danh là người chiến thắng giải Nobel Y Sinh năm 2023 nhờ nghiên cứu công nghệ mRNA, mở đường tạo ra các loại vaccine ngăn ngừa Covid-19 hiệu quả. Hai nhà khoa học sẽ nhận được giải thưởng, bao gồm bằng chứng nhận, huy chương vàng và tấm séc trị giá 1 triệu USD, từ Vua Carl XVI Gustaf tại buổi lễ.

Được biết, Katalin Kariko, quốc tịch Hungary, là nữ giáo sư ngành hóa sinh phân tử, còn Drew Weissman là giáo sư, bác sĩ, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Trường Y Perelman thuộc Đại học Pennsylvania (Mỹ).

Phát hiện đột phá của hai nhà khoa học này đã thay đổi căn bản hiểu biết của chúng ta về cách mRNA tương tác với hệ thống miễn dịch của con người. Hai nhà khoa học cũng đã đóng góp vào nỗ lực phát triển vaccine với tốc độ chưa từng có trong thời điểm xảy ra đại dịch COVID-19 - một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe con người trong thời hiện đại.

nobel y sinh1

 Hai nhà khoa học Katalin Kariko và Drew Weissman

Năm 2005, GS. Katalin Kariko và GS. Drew Weissman lần đầu tiên tạo ra đột phá trong nghiên cứu của mình. Bằng cách thay đổi 1 trong 4 khối chuỗi của mRNA, được gọi là nucleoside, họ phát hiện ra rằng mRNA đã sửa đổi có thể vượt qua hệ thống miễn dịch của cơ thể, và không còn gây viêm nữa.

Từ đó, nghiên cứu giúp đảm bảo cho RNA đi vào tế bào và đồng thời đưa ra các hướng dẫn đúng hướng để ứng dụng RNA trở nên khả thi trong điều trị mà không gây ra phản ứng cytokine, độc tính hoặc các tác dụng phụ.

Năm 2020, GS. Kariko và GS. Weissman tiếp tục phát triển công nghệ mRNA biến đổi nucleoside và các cải tiến khác liên quan đến vaccine mRNA. Đây là công nghệ sau đó được Pfizer/BioNTech và Moderna sử dụng trong quá trình phát triển vaccine của họ. Tới nay, 150 quốc gia được hưởng lợi từ sự ra đời của vaccine Covid-19 sử dụng công nghệ mRNA.

Công nghệ mang tính cách mạng này đã mở ra một chương mới của y học, khi có thể được ứng dụng trong điều trị các bệnh như cúm, HIV-1, bệnh dại và virus Zika, ung thư, bao gồm ung thư máu, u ác tính, ung thư não, ung thư tuyến tiền liệt.

Nobel Y sinh là giải đầu tiên trong mùa Nobel năm nay. Các giải thưởng Nobel còn lại sẽ lần lượt được công bố từ ngày 2 đến 9/10, theo thứ tự: Vật lý (3/10), Hóa học (4/10) và Văn học (5/10).

Giải Nobel Hòa bình, giải được mong đợi nhất và là giải duy nhất được công bố ở Oslo (Na Uy) sẽ được trao ngày 6/10. Và khép lại mùa Nobel là giải Kinh tế trao ngày 9/10.

Vân Mai

Tin khác

Khoa học Công nghệ 15 giờ trước
(SHTT) - Trang web tại địa chỉ ‘vietgcv [.] cc’ giả mạo cổng thông tin của Thông tin và Truyền thông là 1 trong 20 website lừa đảo vừa được Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin đưa ra cảnh báo.
Khoa học Công nghệ 18 giờ trước
(SHTT) - Trong một nghiên cứu mới được công bố trên Cell Reports, các nhà nghiên cứu đã phát triển một phương pháp sinh học kết hợp trí tuệ nhân tạo, di truyền và phân tích đa omics để khám phá mối liên hệ giữa vi khuẩn đường ruột và bệnh Alzheimer
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Các nhà khoa học ở Trung Quốc mới đây đã phát triển một phương pháp xét nghiệm ung thư mới, mở ra bước tiến lớn trong lĩnh vực y tế và triển vọng trong việc phát hiện và cứu sống hàng triệu người trên toàn thế giới.
Khoa học Công nghệ 3 ngày trước
(SHTT) - Cơ quan Quản lý An toàn Giao thông Đường bộ Hoa Kỳ (NHTSA), khoảng hơn 20.000 xe ô tô Hyundai Santa Fe thế hệ mới sẽ bị triệu hồi do hệ thống camera lùi có nguy cơ bị mất hình ảnh hiển thị trên màn hình dẫn đến giảm tầm nhìn của lái xe phía sau và tăng nguy cơ tai nạn.
Khoa học Công nghệ 4 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, các nhà Khoa học đã tìm ra vật liệu mới mang tên "goldene" (lá vàng mỏng nhất thế giới) hứa hẹn nhiều ứng dụng quan trọng trong biến đổi carbon dioxide và sản xuất hydro.