SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Giải Nobel Hoà bình 2022 vinh danh các nhà hoạt động nhân quyền

08:43, 08/10/2022
(SHTT) - Ngày 7/10, Ủy ban giải Nobel Na Uy quyết định trao giải Nobel Hoà bình 2022 cho nhà hoạt động nhân quyền Belarus, cùng hai tổ chức nhân quyền hoạt động tại Nga và Ukraine.

Nhà hoạt động nhân quyền người Belarus Ales Bialiatski, tổ chức nhân quyền Nga Memorial và tổ chức nhân quyền Center for Civil Liberties (Trung tâm tự do dân sự) ở Ukraine cùng nhận được giải thưởng này, vì những nỗ lực đề cao các quyền cơ bản của công dân.

Theo Ủy ban Nobel Na Uy, cá nhân và tổ chức đoạt giải đã đại diện cho xã hội dân sự ở đất nước của họ. Họ đã có nhiều năm cổ vũ quyền phản biện và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân. Họ cùng nhau chứng minh tầm quan trọng của xã hội dân sự đối với hòa bình và dân chủ.

Nhà vận động nhân quyền Ales Bialiatski, tổ chức nhân quyền Nga Memorial và tổ chức nhân quyền Ukraine Trung tâm Tự do Dân sự sẽ cùng chia nhau giải thưởng danh giá trị giá 10 triệu krona Thụy Điển (gần 901.500 USD)..

nobel hoa binh

 Giải Nobel Hoà bình 2022 vinh danh các nhà hoạt động nhân quyền

Được biết, Ales Bialiatski là một trong những người khởi xướng phong trào dân chủ ở Belarus từ giữa những năm 1980. 

Ông sinh ngày 25/9/1962 tại Vyartsilya, ngày nay là Karelia, Nga. Ông tốt nghiệp chuyên ngành triết học Nga và Belarus tại Đại học Gomel năm 1984. Ông sau đó trở thành giáo viên tại quận Lelchitsy, vùng Gomel. Năm 1985-1986, ông nhập ngũ, phục vụ trong đơn vị pháo chống tăng gần Yekaterinburg, tỉnh Sverdlovskaya của Liên Xô.

Sau khi Belarus trở thành quốc gia độc lập, Bialiatski đã dành cả đời để thúc đẩy dân chủ và phát triển hòa bình ở quê hương. Năm 2006, ông được tặng giải thưởng Per Anger của Thụy Điển, trao cho những cá nhân nỗ lực đóng góp thúc đẩy dân chủ và nhân đạo, đưa ra các sáng kiến và giải pháp tích cực, không màng lợi ích hay nguy hiểm cho cá nhân.

Năm 2020, ông là đồng chủ nhân Giải thưởng Sinh kế Chính đáng, thường được biết đến như như một giải Nobel khác. Bialiatski từng 5 lần đề cử cho Giải Nobel Hòa bình vào các năm 2006, 2007, 2012, 2013.

Tháng 8/2011, giới chức Belarus bắt Bialiatski với cáo buộc né thuế và che giấu lợi nhuận ở quy mô rất lớn, dựa trên dữ liệu tài chính được các công tố viên Litva và Ba Lan công bố. Bialiatski bác bỏ cáo buộc này, nhưng bị kết án 4,5 năm tù và tịch thu tài sản vào tháng 10/2021.

Ông được trả tự do vào tháng 6/2014, nhưng bị bắt lại năm 2021, cũng với cáo buộc né thuế và đối mặt án tù tối đa 7 năm. Ủy ban Nobel Na Uy kêu gọi Belarus trả tự do cho ông.

Trong khi đó, tổ chức nhân quyền Memorial được thành lập từ năm 1987 bởi các nhà hoạt động thời Liên Xô cũ. Andrei Sakharov và Svetlana Gannushkina là hai trong số những người sáng lập. Đây là tổ chức giám sát nhân quyền lâu đời nhất tại Nga.

Center for Civil Liberties được thành lập ở Kiev từ năm 2007 để thúc đẩy quyền con người và dân chủ ở Ukraine. Trung tâm này hoạt động để thúc đẩy xã hội dân chủ, đưa Ukraine thành một nền dân chủ đầy đủ và soạn tài liệu về các tội ác chiến tranh.

Giải Nobel Hoà bình là một trong 6 giải thưởng được nhà khoa học Alfred Nobel lập ra từ năm 1895, cùng với các giải Vật lý, Hoá học, Y sinh, Văn học, và Kinh tế. Trang web giải thưởng Nobel Hòa bình thống kê, kể từ năm 1901, giải đã được trao 102 lần, cho 134 cái tên gồm 91 nam, 18 nữ và 25 tổ chức.

Theo trang Vox, Nobel Hòa bình có lẽ là giải thưởng gây tranh cãi nhất trong các giải Nobel. Nhiều người cáo buộc, trong những thập niên gần đây giải Nobel Hòa bình đôi khi được trao cho các cá nhân không đáp ứng tiêu chuẩn do nhà sáng lập Alfred Nobel đề ra. Cụ thể, trong di chúc, ông Nobel nêu rõ, giải nên vinh danh "người làm nhiều nhất hoặc tốt nhất để vun đắp tình hữu nghị giữa các quốc gia, để xóa bỏ hoặc cắt giảm quân đội thường trực cũng như để tổ chức và thúc đẩy các tiến trình hòa bình”.

Tuy nhiên, một số chính trị gia giành được giải thưởng vì hành động thúc đẩy hòa bình, nhưng sau đó bị tố cáo can dự hoặc từng tham gia vào xung đột.

Mai Anh

Tin khác

Tin tức 41 phút trước
(SHTT) - Theo công bố của Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ, trong năm 2023, thành phố Hà Nội tiếp tục đạt được xếp hạng thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính.
Tin tức 17 giờ trước
(SHTT) - UBND Thành phố Hà Nội mới đây đã chính thức khởi động chương trình hỗ trợ ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên truyền hình và ứng dụng đa phương tiện. Theo đó, từ ngày 19/4, học sinh có thể theo dõi các chương trình ôn tập trực tuyến trên kênh H2 của Đài PT-TH Hà Nội và ứng dụng HANOI ON.
Tin tức 18 giờ trước
(SHTT) - Nhằm đảm bảo trật tự kinh doanh, góp phần bình ổn thị trường, nâng cao chất lượng công tác tổ chức Lễ hội đền thờ Lê Hoàn năm 2024, lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều biện pháp tăng cường giám sát hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuyên suốt thời gian diễn ra lễ hội.
Tin tức 18 giờ trước
(SHTT) - “Tuổi trẻ sáng tạo” là một trong những phong trào truyền thống của đoàn thanh niên các cấp trên địa bàn Quảng Ninh. Phong trào này đi sâu, đi sát vào những nhiệm vụ mà tỉnh và các địa phương đang triển khai.
Tin tức 18 giờ trước
(SHTT) - Tỉnh ủy – HĐND – UBND – Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa vừa có Thư kêu gọi ủng hộ, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.