SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 04/05/2024
  • Click để copy

Những tháng cuối năm cần có thêm đà để phát triển và đột phá trong du lịch

08:15, 21/11/2023
(SHTT) - Du lịch Thanh Hóa hứa hẹn sẽ cán đích mục tiêu đón 12 triệu lượt khách ngay trong tháng 11 với đa dạng hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch hấp dẫn.
z4873239256489-a23e1a745e3f2ec5d97deaf079887977-1699781489

 Ảnh minh họa

Một trong những sự kiện văn hóa, du lịch quy mô lớn được tổ chức trong tháng 11 đó là Liên hoan Văn nghệ dân gian - Phiên chợ vùng cao và Lễ hội văn hóa “Hương sắc vùng cao” năm 2023 (từ ngày 11 đến 13/11), tại thị trấn Thường Xuân (huyện Thường Xuân). Đây là sự kiện lớn, với sự tham gia của 11 huyện miền núi trên địa bàn tỉnh nhằm tái hiện không gian văn hóa mang đậm sắc màu các dân tộc vùng cao.

Trong chương trình Liên hoan Văn nghệ dân gian - Phiên chợ vùng cao sẽ diễn ra 4 nội dung, gồm: Chương trình nghệ thuật “Danh nhân Cầm Bá Thước - Rạng ngời đất Châu Thường”; chương trình nghệ thuật dân gian, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống; không gian chợ vùng cao; trưng bày, chế biến và giới thiệu ẩm thực. Đối với chương trình Lễ hội văn hóa “Hương sắc vùng cao” sẽ bao gồm 2 nội dung: Trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa; sinh hoạt văn hóa cộng đồng, biểu diễn các trò chơi, trò diễn dân gian.

Là địa phương nơi diễn ra sự kiện, huyện Thường Xuân đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống và lưu trú; xây dựng phương án an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường... trước, trong và sau Liên hoan Văn nghệ dân gian - Phiên chợ vùng cao và Lễ hội văn hóa “Hương sắc vùng cao”. Cũng từ sự kiện này mà trong các ngày 11 và 12/11, 100% các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống tại Khu Du lịch sinh thái cộng đồng bản Mạ (khu phố Thanh Xuân, thị trấn Thường Xuân) đạt 100% công suất. Huyện Thường Xuân cũng xem đây là cơ hội quan trọng nhằm quảng bá sâu rộng hơn nữa những giá trị văn hóa đặc sắc, vẻ đẹp tự nhiên của các điểm đến trên địa bàn huyện, đồng thời khẳng định năng lực đón và phục vụ khách du lịch.

Theo kế hoạch hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch năm 2023, dự kiến từ nay đến cuối năm tại Thanh Hóa sẽ diễn ra nhiều sự kiện điểm nhấn như: Hội nghị hợp tác du lịch Việt Nam - Đài Loan lần thứ 10 (TP Thanh Hóa); Ngày hội Văn hóa các dân tộc (Bá Thước); Giải Bóng đá Futsal tỉnh Thanh Hóa (TP Sầm Sơn); khám phá Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu (Quan Hóa); Lễ thắp sáng cây thông Noel (Khu nghỉ dưỡng FLC Sầm Sơn); Chương trình “Chào năm mới - 2024” tại Quảng trường Lam Sơn (TP Thanh Hóa) vào đêm 31/12/2023; Gala tất niên & Countdown chào năm mới tại Khu nghỉ dưỡng FLC Sầm Sơn vào đêm 31/12/2023... Các sự kiện này được xác định là “cao điểm” kích cầu du lịch trong những tháng cuối năm. Từ các sự kiện đã và sẽ tổ chức, tỉnh Thanh Hóa kỳ vọng thu hút lượng lớn khách du lịch, tạo ra sự đột phá vượt mục tiêu 12 triệu lượt khách trong năm 2023.

Về phía các doanh nghiệp du lịch, với nỗ lực “bứt tốc” trong những tháng cuối năm, nhiều chương trình kích cầu du lịch tập trung vào 3 dòng khách chính: Khách nội tỉnh, khách nối tour đến Thanh Hóa và khách MICE (hội nghị, hội thảo kết hợp du lịch). Theo đại diện một số doanh nghiệp, thị trường du lịch cuối năm khó có thể “bùng nổ”, song từ xu hướng du lịch nội tỉnh, ngắn ngày kết hợp với việc tỉnh tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch hấp dẫn sẽ là cơ hội để tiếp cận thị trường khách lẻ và bán combo dịch vụ du lịch.

Bà Nguyễn Thị Hà, Giám đốc GBest Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa nhận định: “Năm 2023, thị trường khách nội địa giữ vai trò chủ đạo. Trong khi đó kinh tế thị trường gặp nhiều khó khăn, vì thế chi tiêu cho hoạt động du lịch của người dân phần nào bị cắt giảm. Tuy nhiên, nếu có chiến lược hợp lý trong mùa du lịch cuối năm, đánh trúng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, cùng với việc đẩy mạnh liên kết, quản lý giá dịch vụ du lịch tốt, các doanh nghiệp vẫn có nhiều cơ hội để “cán đích” mục tiêu đã đề ra. Về phía đơn vị chúng tôi, tận dụng triệt để chính sách thị thực mới nhằm khai thác thị trường khách quốc tế và thuận lợi hơn cả là những tháng cuối năm cũng chính là thời gian “cao điểm” đón khách quốc tế. Trong đó, chúng tôi luôn cố gắng để xây dựng các chương trình phù hợp nhằm đưa khách quốc tế đến các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”.

Với nhiều chính sách thị thực mới được áp dụng từ ngày 15/8/2023, trong đó thời hạn thị thực điện tử được nâng lên 90 ngày và có giá trị nhập cảnh nhiều lần, đây là cơ hội cho du lịch Việt Nam nói chung, Thanh Hóa nói riêng thu hút nguồn khách quốc tế. Cũng theo dự báo của các đơn vị lữ hành trên địa bàn tỉnh, từ nay đến cuối năm nhóm khách lẻ sẽ chiếm khoảng 60%, còn lại phần lớn sẽ là khách đoàn đến từ các tỉnh, thành phố phía Bắc. Đây vừa là thị trường khách “truyền thống”, vừa là thế mạnh của du lịch Thanh Hóa. Chính vì vậy, các doanh nghiệp dịch vụ du lịch cần chủ động hơn nữa trong việc quảng bá sản phẩm mới, đẩy mạnh tiếp cận nguồn khách từ các thị trường tiềm năng. Hướng đến hoàn thành xuất sắc mục tiêu trong năm 2023 là đón 12 triệu lượt khách, trong đó có 615 nghìn lượt khách quốc tế trước thời hạn.

Bảo Bình

Tin khác

Giải trí 10 giờ trước
(SHTT) - Tối 3/5, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương đã khai mạc “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ” với 6 bộ phim tài liệu phục vụ khán giả Thủ đô nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
Giải trí 1 ngày trước
(SHTT) - Sáng 3/5, UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp với Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học "Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống văn bia tại di tích Quốc gia đặc biệt núi Non Nước".
Giải trí 1 ngày trước
(SHTT) - Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 du lịch Nghệ An thắng lớn khi đón 950.000 lượt khách du lịch, tổng doanh thu ước đạt 1.700 tỷ đồng.
Giải trí 1 ngày trước
(SHTT) - Bánh tẻ làng Chờ là thứ quà quê giản dị, mộc mạc, món ngon đặc sản nổi tiếng không chỉ riêng vùng quê Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh), mà còn là niềm tự hào ẩm thực của người dân xứ Kinh Bắc. Trong mỗi chiếc bánh, người làm như gửi trọn hồn cốt của ẩm thực làng quê Việt.
Giải trí 1 ngày trước
(SHTT) - Nằm cách Hà Nội khoảng 35 km, nép mình bên dòng sông Đuống, từ xa xưa, làng Xuân Lai (Gia Bình, Bắc Ninh) đã có cuộc sống gắn bó với cây tre, cây trúc. Bằng đôi bàn tay khéo léo, người Xuân Lai đã sáng tạo nên những sản phẩm thủ công độc đáo, hữu ích từ cây tre rất đỗi thân thuộc.