SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 03/05/2024
  • Click để copy

Mỹ: Thử nghiệm vaccine chống COVID-19 cho kết quả tốt

07:40, 06/04/2020
(SHTT) - Các nhà khoa học tại Đại học Pittsburgh (Mỹ) vừa công bố những kết quả bước đầu trong thử nghiệm của loại vaccine chống SARS-CoV-2 trên chuột. Theo đó, loại vaccine này đã tạo ra kháng thể đủ để vô hiệu hóa virus corona chủng mới gây nên dịch COVID-19 hiện nay.

Theo Tiến sĩ Andrea Gambotto, Phó giáo sư tại Đại học Pittsburgh (Mỹ), cùng nhóm nghiên cứu mới đây đã điều chế thành công loại vaccine chống SARS-CoV-2 với tên gọi PittCoVacc (viết tắt của Pittsburgh Coronavirus Vaccine). Loại vaccine này là dùng protein virus được tạo ra trong phòng thí nghiệm để hình thành khả năng miễn dịch, tương tự nguyên lý hoạt động của vaccine phòng cúm.

Nhóm nghiên cứu cho biết, sở dĩ họ có thể phát triển vaccine chỉ trong thời gian ngắn là do trước đó đã từng có kinh nghiệm khi nghiên cứu về SARS-CoV (năm 2003) và MERS-CoV (năm 2014). 2 loại virus liên quan chặt chẽ với SARS-CoV-2 đã giúp họ phát hiện được sự quan trọng của protein dằm (spike protein) trong quá trình tạo ra khả năng miễn dịch chống lại virus.

che-tao-thanh-cong-vaccine-chong-sars-cov-2-thu-nghiem-cho-ket-qua-tot

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Pittsburgh hiện đang xin phê duyệt từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ để bắt đầu thử nghiệm lâm sàng PittCoVacc trên người giai đoạn một trong vài tháng tới. 

Các nhà khoa học đã dùng phương pháp tiêm mới có tên gọi microneedle gồm 400 mũi kim nhỏ. Kim tiêm được làm hoàn toàn từ đường và protein, dễ dàng tan vào da. Phương pháp này được phát triển dựa trên cách tiêm vaccine đậu mùa nhưng với công nghệ mới, mang lại hiệu quả cao hơn.

Khi vaccine PittCoVacc được tiêm vào cơ thể chuột mắc COVID-19, các nhà khoa học đã nhận thấy số lượng kháng thể chống SARS-CoV-2 được tăng vọt trong 2 tuần. 

Mặc dù những cá thể chuột tham gia thí nghiệm chưa được theo dõi trong thời gian dài nhưng các nhà nghiên cứu đã ghi nhận cá thể được tiêm vaccine MERS-CoV tạo ra lượng kháng thể đủ để vô hiệu hóa virus trong ít nhất một năm. Điều quan trọng, phương pháp này vẫn duy trì hiệu quả sau khi khử trùng triệt để bằng bức xạ gamma, bước quan trọng trong quá trình tạo vaccine có thể sử dụng trên cơ thể người.

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Pittsburgh hiện đang xin phê duyệt từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ và dự kiến bắt đầu thử nghiệm lâm sàng trên người giai đoạn một trong vài tháng tới.

“Thử nghiệm trên người thường cần ít nhất một năm hoặc có thể lâu hơn để đi đến kết luận cuối cùng về hiệu quả điều trị. Tuy nhiên tình hình hiện nay khác với trước đây, vì thế, chúng tôi không biết quá trình phát triển lâm sàng sẽ kéo dài bao lâu. Các sửa đổi được đưa ra gần đây cho thấy quá trình xét duyệt có thể được rút ngắn hơn nhiều so với quy trình thông thường”, Louis Falo, Tiến sĩ Y khoa, tại trường Đại học Pittsburgh cho hay.

Bảo An

Tin khác

Khoa học Công nghệ 14 giờ trước
(SHTT) - Trang web tại địa chỉ ‘vietgcv [.] cc’ giả mạo cổng thông tin của Thông tin và Truyền thông là 1 trong 20 website lừa đảo vừa được Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin đưa ra cảnh báo.
Khoa học Công nghệ 16 giờ trước
(SHTT) - Trong một nghiên cứu mới được công bố trên Cell Reports, các nhà nghiên cứu đã phát triển một phương pháp sinh học kết hợp trí tuệ nhân tạo, di truyền và phân tích đa omics để khám phá mối liên hệ giữa vi khuẩn đường ruột và bệnh Alzheimer
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Các nhà khoa học ở Trung Quốc mới đây đã phát triển một phương pháp xét nghiệm ung thư mới, mở ra bước tiến lớn trong lĩnh vực y tế và triển vọng trong việc phát hiện và cứu sống hàng triệu người trên toàn thế giới.
Khoa học Công nghệ 3 ngày trước
(SHTT) - Cơ quan Quản lý An toàn Giao thông Đường bộ Hoa Kỳ (NHTSA), khoảng hơn 20.000 xe ô tô Hyundai Santa Fe thế hệ mới sẽ bị triệu hồi do hệ thống camera lùi có nguy cơ bị mất hình ảnh hiển thị trên màn hình dẫn đến giảm tầm nhìn của lái xe phía sau và tăng nguy cơ tai nạn.
Khoa học Công nghệ 4 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, các nhà Khoa học đã tìm ra vật liệu mới mang tên "goldene" (lá vàng mỏng nhất thế giới) hứa hẹn nhiều ứng dụng quan trọng trong biến đổi carbon dioxide và sản xuất hydro.