SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 04/05/2024
  • Click để copy

Luật Thủ đô (sửa đổi) cần có chính sách đặc thù để bảo tồn, phát triển văn hoá lịch sử

07:29, 11/11/2023
(SHTT) - Luật Thủ đô (sửa đổi) là cần thiết để xây dựng, phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” và khắc phục những tồn tại, hạn chế đã được nhận diện kể từ khi thi hành Luật Thủ đô năm 2012.

 Chiều 10/11, thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã trình Quốc hội dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) với nhiều điểm mới đột phát nhằm tạo đà phát triển cho Thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính của quốc gia, đồng thời là đô thị đặc biệt.

Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết, về phát triển văn hóa, giáo dục và an sinh xã hội Thủ đô, xây dựng Trung tâm công nghiệp văn hóa theo quy hoạch; giao Hội đồng nhân dân Thành phố quy định nội dung, mức hỗ trợ cao hơn quy định hiện hành đối với nghệ nhân, người thực hành di sản văn hóa phi vật thể; việc truyền dạy, thực hành, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể…

Trong khi đó, tại buổi thảo luận tổ về Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Trần Chí Cường ((Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng) tán thành với chính sách cải tạo, chỉnh trang, tái thiết, phát triển đô thị của dự thảo Luật trong đó có cả việc bảo tồn, trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, các phố cổ, phố cũ, các nhà có kiến trúc đặc biệt; với chính sách hỗ trợ kinh phí trùng tu, tôn tạo, nâng cấp, cải tạo và chính sách để phát huy bảo tồn được các  giá trị lịch sử, văn hoá của Thủ đô Hà Nội.

van hoa ha noi

 

Ông nhấn mạnh, Thủ đô của Hà Nội có nhiều di tích lịch sử cấp quốc gia và đã ăn sâu trong tình cảm, tiềm thức, văn hoá của con người Việt Nam nên cần có chính sách đặc thù để bảo tồn, phát triển, thúc đẩy sự hoạt động của lĩnh vực văn hoá lịch sử với Thủ đô. Tuy nhiên, tại Điều 42 của Dự thảo Luật về việc áp dụng hình thức nhượng quyền kinh doanh, quản lý, liên kết đối với các công trình hạ tầng thể thao, văn hóa nên có sự tính toán, cân nhắc, phân định rõ vì trên địa bàn Hà Nội có những di tích, công trình văn hoá, thiết chế văn hoá thuộc cấp Trung ương quản lý.

Đối với quy định về đầu tư theo hình thức BT trong Điều 40 của Dự thảo Luật chưa rõ phạm vi, cách thức, ví dụ như xử lý môi trường nhưng rất chung chung trong khi xử lý vi phạm môi trường phạm vi rộng, nhiều mảng. Vì thế cần có sự phân tích tính toán lại cách thức, việc đánh giá, điều kiện áp dụng...

Có thể thấy, đối với chính sách về phát triển văn hoá, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có các quy định mang tính đặc thù. Đó là việc bảo tồn di sản, hỗ trợ cho văn hóa, phát triển không gian sáng tạo, trung tâm văn hóa, Điều 23 Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cơ bản kế thừa các nội dung tại Điều 11 Luật Thủ đô 2012, đồng thời nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 15-NQ/TW về việc ưu tiên phát triển CNVH, du lịch của Thủ đô thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhất là du lịch văn hoá; đồng thời, cụ thể hóa các mục tiêu về thành phố sáng tạo.

Theo Báo cáo đánh giá tác động, công nghiệp văn hóa Thủ đô đã có bước phát triển nhất định, đóng góp khoảng 1,49 tỷ USD vào tổng sản phẩm trên địa bàn (chiếm tỷ trọng 3,7% GRDP của Thành phố, theo số liệu năm 2018). Đặc biệt, với số lượng di tích đứng đầu cả nước (5.922 di tích các loại, trong đó có 05 di sản thế giới) và dẫn đầu cả nước về số lượng nghệ nhân trong lĩnh vực Di sản văn hóa phi vật thể được Nhà nước phong tặng. Do đó, Thủ đô Hà Nội cần phải có quy định đặc thù, vượt trội về bảo tồn di sản, hỗ trợ cho văn hóa, phát triển không gian sáng tạo, trung tâm văn hóa như đã được quy định tại Điều 23 của Dự thảo.

Hiện nay, các hoạt động đầu tư trong lĩnh vực văn hoá chưa có những ưu đãi đặc thù, vượt trội để có thể thu hút đầu tư từ nguồn vốn tư nhân, đơn cử như đầu tư hình thành phim trường, khu vui chơi, giải trí quy mô lớn. Do đó, Luật Thủ đô (sửa đổi) cần có quy định tạo điều kiện để Hà Nội có thể hình thành một hoặc nhiều Trung tâm công nghiệp văn hoá với những điều kiện thuận lợi về tiếp cận đất đai, ưu đãi đầu tư để thu hút nguồn vốn tư nhân. Những trung tâm công nghiệp văn hoá này không chỉ sẽ tạo cơ hội để người dân được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ, sản phẩm văn hóa chất lượng cao mà còn là những “vườn ươm” về văn hoá, sáng tạo nghệ thuật, gìn giữ văn hoá truyền thống để có tác động lan toả tới công tác bảo tồn, gìn giữ và phát triển văn hoá của các nước.

Hương Mi

Tin khác

Pháp luật 16 giờ trước
(SHTT) - Cơ quan CSĐT Công an thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã hoàn tất hồ sơ đề nghị truy tố 10 bị can trong đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là nước giặt, nước rửa bát mang nhãn hiệu Thái Lan.
Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Theo cảnh báo của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội, hình thức cung cấp dịch vụ cấp lại mật khẩu, chỉnh sửa thông tin ứng dụng VssID - BHXH có lấy phí là trái pháp luật và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Phần mềm độc hại Trojan được đặt tên là "Brokewell" ngụy trang dưới dạng bản cập nhật cho Google Chrome sẽ thu thập dữ liệu bí mật, có thể “đánh bay” tài khoản ngân hàng của nạn nhân.
Pháp luật 6 ngày trước
(SHTT) - Đạo luật bảo vệ người tiêu dùng mới của Canada đang tạo ra những làn sóng trái chiều. Các doanh nghiệp đang lo ngại việc đạo luật mới mang lại quá nhiều quyền lực cho chính phủ.
Pháp luật 1 tuần trước
(SHTT) - Cơ quan CSĐT Công an thành phố Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Nông Thị Hằng (SN 1987), trú ở xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội về hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe chống đột quỵ giả.