SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 02/05/2024
  • Click để copy

Lễ hội chùa Vua: Đấu trường cờ tướng danh tiếng bậc nhất Thăng Long

16:08, 18/02/2024
(SHTT) - Sáng nay, 18/2 (mùng 9 Tết Giáp Thìn), tại di tích Chùa Vua trên phố Thịnh Yên (quận Hai Bà Trưng) tưng bừng diễn ra Lễ hội truyền thống Chùa Vua, do BQL di tích phường Phố Huế tổ chức.

Lịch sử chùa Vua bắt đầu từ cách đây gần nghìn năm, dưới triều đại nhà Lý. Sang thời Lê sơ (1428-1527), hằng năm, trước khi vua quan đến đàn Nam Giao tế cáo trời đất thường đến chùa để lễ cầu quốc thái dân an.

Bởi thế, dân gian quen gọi là chùa Vua. Sau đó một vị hoàng tử dựng điện thờ tiên Đế Thích cạnh chùa và dùng chùa làm trung tâm đấu cờ tướng của Thăng Long. Từ đó đến nay, chùa Vua trở thành đấu trường cờ tướng danh tiếng bậc nhất Thăng Long.

Chùa Vua đã được công nhận di tích lịch sử-văn hóa-thể thao độc đáo của nước ta, ngoài chức năng thờ phụng tín ngưỡng truyền thống thì còn là nơi phát huy và thi đấu một môn thể thao đặc biệt: Cờ tướng - cờ người.

chua vua1

 

Trải qua các triều đại cùng thăng trầm của thời cuộc, Chùa Vua không chỉ là di tích lịch sử văn hóa mà còn là cơ sở cách mạng. Sư cụ Hoàng Đình Điều, một võ tướng của Đề Thám đã quy y xuất gia, trụ trì tại ngôi chùa, đã được Nhà nước truy tặng là người có công với nước. Những năm đầu thành lập Đảng đến Cách mạng Tháng Tám, đây là trụ sở Ủy ban Cách mạng lâm thời tiểu khu 7; thời kỳ toàn quốc kháng chiến trở thành nơi cất giữ đạn dược, lương thực của bộ đội...

Lễ hội chùa Vua được tổ chức hàng năm vào các ngày 6, 7, 8 và 9 tháng Giêng. Trong đó, riêng phần thi đấu cờ tướng thường được “chốt” vào cuối ngày mùng 8 với trận chung kết giữa 2 kì thủ giỏi nhất, sau khi đã “qua bao cửa ải, chém bao bại tướng”. Và ai giành được phần thắng chung kết, ấy là người phá giải cờ. Do là sân chơi dân gian, nên hội cờ không phân biệt chuyên nghiệp và nghiệp dư, vì thế lễ hội luôn thu hút được hàng trăm kì thủ là những “ngôi sao đang lên” cho tới các vận động viên cờ tướng quốc gia tới tỉ thí, so tài.

Do là môn thi đấu đối kháng, cờ tướng cũng bình dân và không kén người chơi nhưng để chơi giỏi thì… khó vô cùng. Riêng tại chùa Vua trước kia ở cổng điện Thiên Đế (tức Đế Thích) có một tấm bia đắp bằng gạch dùng để vinh danh những người thắng cờ. Do bia rất nhỏ, nên chỉ có ai thắng liền ba năm liên tiếp mới được khắc tên trên “bia vàng” này. Tuy nhiên, do thăng trầm của lịch sử và biến động của thời cuộc tấm bia này đã không còn.

Phạm Tuấn

Tin khác

Giải trí 19 giờ trước
(SHTT) - Nem là một món ăn được nhiều người ưa chuộng, trở thành một phần không thể thiếu trong ẩm thực đất Việt. Với hương vị bùi bùi, béo béo, thơm lừng, nem Bùi xuất xứ ở làng Bùi (xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) đã góp phần tạo nên bức tranh ẩm thực Kinh Bắc đầy màu sắc.
Giải trí 1 ngày trước
(SHTT) - Với lịch sử hơn 700 năm Phù Lãng hiện lên âm trầm, mộc mạc nhưng vô cùng tinh tế với các sản phẩm từ đất sét đỏ. Đặc trưng của gốm Phù Lãng ấy là gợi lên “chất quê” bình dị, gần gũi, mộc mạc nhưng đầy tinh tế và thể hiện sự điêu luyện trong kỹ thuật làm gốm.
Giải trí 1 ngày trước
(SHTT) - Từ Hà Nội, qua cầu Chương Dương qua Quốc Lộ 1A khoảng 20 km chúng ta sẽ đến với Hồi Quan - nơi có nghề “cửi canh” nổi tiếng khắp vùng Kinh Bắc. Dân gian vẫn luôn truyền tai nhau về nghề “cửi canh” nơi đây rằng: “Hồi Quan là đất cửi canh, rộn ràng sớm tối thoi đưa nhịp nhàng”.
Giải trí 2 ngày trước
(SHTT) - Trong ký ức của người Việt Nam, mâm cỗ Trung Thu khi xưa ngoài hoa quả, bánh trái nhất định phải có bộ phỗng đất, ông tiến sỹ và đèn ông sao. Phỗng đất không chỉ là món đồ chơi thuần túy của con trẻ mà còn cất giữ những hồn cốt văn hóa truyền thống của làng quê Việt Nam xưa.
Giải trí 3 ngày trước
(SHTT) - Nghi Sơn biển ngọc - Khát vọng vươn xa", đó là chủ đề mà di lịch biển Nghi Sơn (Thanh Hóa). Chính thức được khai mạc vào tối ngày 26/4.