SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

‘Hậu khủng hoảng’ - Coteccons muốn ‘lấn sân’ sang lĩnh vực hạ tầng, xây dựng công nghiệp và nhà thầu EPC?

06:00, 02/12/2020
(SHTT) - Trong cơn bão cả về tài chính lẫn nhân sự, mới đây ông Bolat Duisenov - Chủ tịch HĐQT của CTCP Xây dựng Coteccons (Mã: CTD) đã có thư gửi cán bộ nhân viên chia sẻ về định hướng phát triển của doanh nghiệp thời gian tới.

Nhìn lại ‘khủng hoảng kép’ của Coteccons

Đầu tháng 10, HĐQT của Coteccons đã chấp thuận đơn từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT của ông Nguyễn Bá Dương theo nguyện vọng cá nhân kể từ ngày 2/10 đồng thời thông qua việc bổ nhiệm ông Bolat Duisenov làm Chủ tịch HĐQT Coteccons kể từ ngày 5/10.

Sau khi ông Dương rời ghế Chủ tịch HĐQT hàng loạt những ‘công thần’ thời ông Nguyễn Bá Dương cũng lần lượt nói lời chia tay Coteccons. Gần đây nhất là trường hợp ông Từ Đại Phúc – Phó Giám đốc Coteccons. Ông Phúc chính là ‘ngôi sao’ cuối cùng trên bầu trời Coteccons thời kỳ hoàng kim của Tập đoàn này (giai đoạn 2016 – 2017).

Ban Điều hành Coteccons vào năm 2016 đều đã chia tay Coteccons. Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2016 của Coteccons  

Song song với biến động nhân sự là một kết quả kinh doanh ‘bết bát’ của Coteccons.

Cụ thể, theo BCTC Quý III/2020 của Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Coteccons (Mã chứng khoán: CTD – sàn HOSE) ghi nhận doanh thu đạt 2.775,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 88,7 tỷ đồng, lần lượt bằng 44,6% và 53,8% so với thực hiện quý III/2019. Trong đó, biên lợi nhuận gộp có sự cải thiện mạnh từ 4,1% lên 6,1%.

Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 33,7% so với cùng kỳ năm trước về 168,1 tỷ đồng. Theo giải thích của doanh nghiệp, nguyên nhân là do chịu tác động của dịch Covid-19 từ đầu năm 2020, nhiều dự án bất động sản giãn tiến độ xây dựng, dẫn đến doanh thu giảm và lợi nhuận gộp giảm so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có khoản giảm trừ doanh thu 31,1 tỷ đồng của công trình đã quyết toán.

Trong năm 2020, doanh nghiệp đặt kế hoạch doanh thu 16.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 600 tỷ đồng, lần lượt giảm 32,6% và 15,5% so với thực hiện năm 2019.

Tính tới 30/09/2020, tổng tài sản của CTD giảm 13,2% về 14.056 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu khoản phải thu ngắn hạn đạt 7.453,8 tỷ đồng, chiếm 53% tổng tài sản; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 3.557,4 tỷ đồng, chiếm 25,3% tổng tài sản; tồn kho đạt 1.457,8 tỷ đồng, chiếm 10,4% tổng tài sản; tài sản cố định đạt 628,9 tỷ đồng, chiếm 4,5% tổng tài sản.

‘Lấn sân’ sang lĩnh vực hạ tầng, xây dựng công nghiệp và nhà thầu EPC, có khả thi?

Trong bối cảnh ‘khủng hoảng kép’, ông Ông Bolat Duisenov - Chủ tịch HĐQT của CTCP Xây dựng Coteccons vừa có thư gửi các cán bộ nhân viên của Coteccons và CTCP Đầu tư Xây dựng Uy Nam (Unicons), công ty con do Coteccons nắm 100% vốn.

Nguyên văn lá thư gửi cán bộ nhân viên của Chủ tịch HĐQT Coteccons. (Nguồn: Coteccons)  

Theo đó, vị Chủ tịch này cho biết HĐQT đã ban hành sơ đồ tổ chức công ty mới bên cạnh các qui trình nghiệp vụ kế toán, nhân sự được chuẩn hoá và chuyên nghiệp hoá.

HĐQT và Ban điều hành cũng đã hoàn thành hệ thống phân quyền rõ ràng, các kế hoạch hành động và KPI sẽ được xây dựng để đánh giá công việc. Trong thời gian sắp tới sẽ chứng kiến những chuyển biến tích cực mới bao gồm việc điều chỉnh lương, chính sách ESOP cũng như phúc lợi khác cho người lao động.

Đồng thời ông Bolat Duisenov cho biết "lộ trình này sẽ có những đổi mới mạnh mẽ, những hướng đi táo bạo, những bước nhảy thần tốc để đảm bảo Coteccons luôn là công ty đứng đầu ngành xây dựng".

Tuy nhiên theo phân tích mới đây của CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) chỉ ra những lo ngại về triển vọng tăng trưởng trong thời gian sắp tới của Tập đoàn xây dựng ‘số 1’ Việt Nam.

Cụ thể, VCSC cho rằng dịch COVID-19 và quá trình tái cơ cấu nội bộ đang diễn ra sẽ tạo thêm áp lực cho giá trị hợp đồng kí mới trong năm 2020, trong khi điều này có thể dẫn đến khả năng trì hoãn hoặc hủy các hợp đồng đã được tính trong lượng backlog (các công việc còn tồn đọng cần thực hiện) của CTD.

Bất chấp đã có hướng đi mới, khó khăn vẫn sẽ tiếp tục ‘đeo bám’ Coteccons?  

Lo ngại trước những khó khăn có thể ập tới với Coteccons VCSC đã giảm dự phóng giá trị hợp đồng kí mới năm 2020 còn 10.000 tỉ đồng, tương ứng với mức giảm 22% so với năm ngoái, dẫn đến điều chỉnh giảm 10% trong doanh thu 2020 đạt 15.200 tỉ đồng, tương ứng giảm 36%.

Đồng thời theo nhận định của VCSC, bối cảnh cạnh tranh hiện tại sẽ hạn chế khả năng gia tăng biên lợi nhuận của Coteccons. Do đó, VCSC dự báo biên lợi nhuận gộp năm 2020 - 2021 của Coteccons đạt 5,8% so với mức 5,9% trong 9 tháng năm 2020.

Vĩnh Linh (T/H)

vnfinance.vn

Tin khác

Kinh tế 3 giờ trước
(SHTT) - Ford cho biết quý đầu năm 2024, họ bán được 10.000 xe điện, giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kinh tế 21 giờ trước
(SHTT) - UBND TP Hà Nội đã lên kế hoạch tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội.
Kinh tế 21 giờ trước
(SHTT) - Trong khuôn khổ diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2024 (VOBF 2024) diễn ra tại Hà Nội sáng 25/4, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam đã công bố Báo cáo chỉ số thương mại điện tử (EBI) 2024, với nhiều thông tin và con số đáng chú ý.
Kinh tế 21 giờ trước
(SHTT) - Hôm nay (ngày 25/4), giá xăng trong nước đã được Bộ Công Thương - Bộ Tài chính điều chỉnh giảm. Mỗi lít xăng RON 95 giảm 320 đồng, làm giảm giá bán xuống dưới mức 25.000 đồng/lít.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Năm 2024, VECOM tiếp tục hoàn thiện tính chỉ số thương mại điện tử (TMĐT). Bên cạnh việc tính toán dựa vào kết quả khảo sát hàng nghìn DN VECOM còn sử dụng nhiều kênh thông tin định lượng tin cậy khác. Tên miền quốc gia “.VN” tiếp tục là yếu tố quan trọng nhất trong đánh giá hạ tầng cho TMĐT.