SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 08/05/2024
  • Click để copy

Giày Xưa và sức sống làng nghề truyền thống Huế nay

10:21, 07/08/2023
Từ Cộng hòa Séc trở về quê hương, Nguyễn Ngọc Quỳnh Anh (SN 1986, TP Huế) khởi nghiệp với giày Xưa, đưa hồn Huế in theo gót giày kiêu hãnh bản sắc đi ra quốc tế. Cô thổi làn gió mới lên các làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, sáng tạo thuyết phục những nhà mốt hàng đầu thế giới làm đối tác.

Năm 2014, Nguyễn Ngọc Quỳnh Anh - Fouder, CEO Công ty TNHH Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Xưa về Huế. Quỳnh Anh trở về quê hương khi đã mang trong mình tư duy toàn cầu, cô mạnh dạn hành động để “quảy gánh băng đồng” đưa “văn hoá làng” ra thế giới.

Không chỉ tạo ra một thương hiệu cho riêng mình với mục đích kiếm tiền, thân tự lập thân mà Nguyễn Ngọc Quỳnh Anh còn khát vọng góp sức hoàn thiện hệ sinh thái các sản phẩm đổi mới sáng tạo về thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gắn với làng nghề Huế nâng tầm, phát triển cùng di sản Huế.

Giày Xưa tìm đến các nhà mốt nay

Trước thềm lễ hội mùa hạ ở Huế, bà Trần Thị Thùy Yên – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế giới thiệu đến chúng tôi những gương mặt start up điển hình trong đó có Nguyễn Ngọc Quỳnh Anh. Cô gái trẻ từng đạt giải Nhất cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế và giải Nhất cuộc thi cùng tên khu vực miền Trung – Tây Nguyên với dự án Ứng dụng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống cho ngành sản xuất giày dép thời trang năm 2018.

Triển lãm Thiết kế sáng tạo thủ công tại số 15 đường Lê Lợi mở cửa, chúng tôi đến tham quan các gian hàng hội tụ tinh hoa truyền thống và sáng tạo của Huế. Những đôi giày vừa quen vừa lạ trong gian giày Xưa thu hút ánh nhìn. Đó là một gót gỗ nổi bật trên đôi giày được thiết kế với các họa tiết tinh xảo, phong cách được trang trí bởi bức tranh quê làm từ sơn mài, chạm, khảm hay chiếc quai làm từ tấm thổ cẩm dèzng của đồng bào Tà Ôi…

Từ ấn tượng đó, chúng tôi tìm gặp Quỳnh Anh. Cô gái toát lên sau dáng hình nhỏ nhắn là sự nhanh nhẹ, trẻ trung. Cô nói nhẹ như không: “Hồi đầu, tôi như tờ giấy trắng không biết gì về giày dép, hội họa, không hiểu về trình tự để làm ra một đôi giày”.

467d8c80dc240f7a5635

 Chân dung cô chủ giày Xưa - Nguyễn Ngọc Quỳnh Anh - Ảnh: Nhân vật.

Câu chuyện của Xưa bắt đầu như thế với cô chủ nhỏ. Theo Quỳnh Anh, chính việc không được đào tạo bài bản là khó khăn ban đầu nhưng lại là ưu thế để bản thân cô không bị rập vào bất kỳ khuôn mẫu nào được định sẵn. Sáng tạo như hạt mầm bật ra khi gặp môi trường bởi cô lại là người có nhiều ý tưởng.

Năm 2008, Quỳnh Anh tốt nghiệp Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Huế. Cô gái đến thành phố Ces Budejovice, Séc học tập và lập nghiệp. Mỗi lần về Huế thăm nhà, Quỳnh Anh đều mua quà lưu niệm cho bạn bè ở Séc. Món quà có khi là nón lá, áo dài, có khi là guốc mộc.

Một lần Quỳnh Anh thấy cô bạn ngoại quốc vui thích khi được cô tặng đôi guốc mộc hàng chợ rẻ tiền được đánh vecni bóng nhẵn. Trời mưa, cô bạn mang đôi guốc vào đi thử và trượt ngã, guốc tuột lên trên tận mắt cá nhân. Quỳnh Anh vừa diễn tả vừa kể: “Cô ấy hốt hoảng la lên, guốc Việt Nam của các bạn đẹp nhưng nguy hiểm quá”.

Quỳnh Anh luôn nhớ lời nói lúc bạn đau chân và tự ôm nỗi trăn trở riêng.

118c912cc58816d64f99

 Sản phẩm giày Xưa gia công cho nhiều nhà mốt nổi tiếng quốc tế.

Về Huế, rảnh rỗi cô thường đưa con đi thăm khắp các làng nghề tại Thừa Thiên Huế. Đi đến đâu cô cũng ngạc nhiên bởi sản phẩm thủ công của Huế rất rẻ trong khi ở Séc những sản phẩm thủ công đều có giá… “trên trời”. Cho đến khi cô gái trẻ nhận ra, tinh hoa nghề Việt đều đang ở trong tay những nghệ nhân Huế nhưng nghịch lý ở chỗ dù nhiều làng nghề song mẫu mã, chất lượng, thị trường tiêu thụ sản phẩm Huế đều thiếu. Quỳnh Anh chọn đôi guốc bạn đi đau chân để bắt đầu hành động.

Làng nghề đầu tiên Quỳnh Anh đến khi muốn khởi nghiệp là làng gỗ nơi có những thợ chạm tài hoa. Những đồ dùng cao cấp và công trình kiến trúc của họ được đánh giá đạt tới giá trị tuyệt phẩm. Họ có các kỹ thuật chạm lọng, chạm chìm, chạm nổi, chạm xếp lớp, chạm sâu, chạm cạn, chạm chấm phá, chạm khảm... đặc sắc.

Ấy vậy mà khi Quỳnh Anh tìm đến, đề nghị nghệ nhân hợp tác làm gót giày họ ngờ vực khi một đôi guốc ngoài chợ do Trung Quốc sản xuất có giá từ vài chục đến vài trăm ngàn, cô lại muốn làm mỗi cái gót giày đã có giá bằng hàng chục đôi guốc. Họ nói: “Ai mà mua”, họ mắng vốn: “Có mà muốn phá nghề thì có”, Quỳnh Anh vô tư kể.

Quá trình làm là quá trình học hỏi, tìm tòi. Quỳnh Anh không biết vẽ. “Những mẫu sản phẩm đầu tiên cô nhờ một người nhiều kinh nghiệm về mỹ thuật ứng dụng hướng dẫn từ việc chọn, sắp đặt họa tiết ra sao đến phối màu, kết hợp cho hài hòa để đôi giày có nét truyền thống vẫn hiện đại, cá tính.

Không phải lúc nào đến làng nghề cũng gặp được các nghệ nhân. Nhiều lúc Quỳnh Anh cũng nản lòng và định bỏ dở. Đó là khi Quỳnh Anh lần dò những bước đi đầu trên hành trình vạn dặm với giày Xưa, cô gái trẻ nhanh chóng đi học vẽ để tự thiết kế ra mẫu theo ý thích.

Đứng trên vai người khổng lồ và ước mong tự tạo thương hiệu giày Việt riêng mình

Những lần định bỏ cuộc, Quỳnh Anh lại gặp được một người nào đó cho một lời động viên, lời khuyên hoặc chỉ là lời giới thiệu. “May mắn của tôi là gặp được đúng người cần gặp”, cô chủ Xưa nói. Từ đôi guốc lọc cọc thô mộc, Quỳnh Anh cách tân và ngày càng đưa ra những giải pháp hoàn thiện để lên đời thành sản phẩm thời trang xa xỉ.

Họa sĩ Hoàng Ngọc Lượm (19/42 Nguyễn Công Trứ, Phú Hội, TP Huế) cho biết cơ duyên gặp cô chủ nhỏ Xưa cách đây hơn 4 năm để đưa tranh sơn mài trở thành một trong những điểm nhấn phong cách được ưa chuộng khi gia công trên giày Xưa.

Trong một lần tình cờ Lượm gặp Quỳnh Anh trên phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, Quỳnh Anh bày tỏ ý tưởng muốn đưa sơn mài lên giày thay vì vẽ sơn mài trên chất liệu truyền thống là gỗ hay ván ép.

Chàng họa sĩ trẻ Lượm bắt đầu đưa thử sơn mài lên gót giày gỗ và nhựa. Nhưng đặc biệt đưa sơn mài lên gót nhựa là thử thách bởi việc bám keo được trên chất liệu này không hề dễ. Lượm thử điều đó trong nửa năm cho đến khi có được sản phẩm đầu tiên ưng ý.

b3f4e2e5b741641f3d50

 Giày Xưa tham dự triển lãm Thiết kế sáng tạo thủ công mỹ nghệ tại Festival Huế 2023.

Lượm kiên nhẫn mài gót giày thô, phủ keo, phủ lớp sơn lên, mài lần đầu rồi thả vào nước… xem keo có bị bong tróc không. Sau một thời gian sơn mài có thể làm được trên nhựa, Lượm bắt đầu thử làm sơn mài không chỉ trên giày mà còn trên các vật dụng khác, chất liệu khác. Gót giày càng cong, nhỏ hay mang hình tròn, lục giác càng khó làm chứ không dễ làm như trên mặt phẳng nên đòi hỏi thời gian và sự tỉ mỉ.

Họa sĩ Lượm cho hay nhờ ý tưởng của Quỳnh Anh, anh có thêm nhiều việc và phát triển nhiều sản phẩm khác ngoài giày, thỏa sức sáng tạo với sơn mài. Lượm cùng Quỳnh Anh tạo ra nhiều mẫu mã khác nhau, tùy từng giai đoạn luôn thay đổi chủ đề trên giày cho phù hợp. “Nhờ hợp tác với giày Xưa, tôi có thêm nhiều thu nhập so với làm theo cách truyền thống”, Lượm ngồi trong galary của mình ở phố Tây mới mở vui lòng chia sẻ.

Đôi giày đầu tiên Quỳnh Anh tự đặt cho chính mình trong vai khách hàng khó tính, đề nghị nghệ nhân sửa đi sửa lại đến lúc thoải mái mới thôi. Cô hiểu khách hàng mong muốn chính là giày đi không đau, đảm bảo sức khỏe đôi bàn chân và có tính thẩm mỹ cao. Để làm được điều đó Quỳnh Anh luôn quan tâm từng chi tiết trên đôi giày, từ việc chọn keo, nguyên phụ kiện đều được chăm chút.

Nhớ về những đơn hàng làm gấp, nghệ nhân phải thức 1 – 2 giờ sáng mới ra sản phẩm đúng chất lượng Quỳnh Anh luôn lấy điều đó làm biết ơn. Việc hợp tác với những người có tay nghề cao tại các làng nghề truyền thống như: Chạm, khảm, dệt dzèng, sơn mài… đã đưa giày Xưa có một lối đi riêng.

Trên thị trường hiện nay ít sản phẩm giày được bảo hành lâu. Riêng giày Xưa bảo hành tới 2 năm. Thị trường ban đầu tiếp cận là thị trường Châu Âu như Pháp, Ý... nay có thêm Mỹ, EU. Đại sứ quán Ý tại TP HCM, ông Dante Brandi và phu nhân kết nối đưa giày Xưa đến với những thương hiệu thời trang cao cấp của đất nước được xem là nôi của giày thời trang.

a187da818f255c7b0534

 Những sản phẩm giày cao cấp muốn nhái cũng khó của Xưa.

Việt Nam xuất khẩu rất nhiều nhưng chỉ là gia công cho các ông lớn. Đứng sau các ông lớn để có thị trường, cô chủ Xưa cũng có khát vọng kể câu chuyện của Huế trên chính quê hương với một thương hiệu giày của riêng mình, sớm có một thương hiệu giày Việt và xa hơn là khai thác tiềm năng sản phẩm thủ công Huế.

“Các nghệ nhân Huế tạo tác ra những sản phẩm tinh hoa, tôi muốn đưa những sản phẩm đó có vị thế xứng đáng, địa điểm bán xứng tầm. Muốn như vậy phải hoàn thiện hệ sinh thái để phát triển thị trường tiêu thụ gắn với di sản Huế”, Quỳnh Anh bộc bạch ý định nung nấu đưa Xưa trở về bán trên quê hương.

Quỳnh Anh hăng say dành thời gian để trình bày ý tưởng tâm huyết với dự án đang quá trình trình duyệt thí điểm tại Cung An Định. Trong đó, xem phát triển và bảo tồn là hai vấn đề song song mà không có mâu thuẫn, đối lập. Muốn phát triển du lịch dựa trên việc ứng dụng công nghệ hiện đại nhất, để có thể có Viện bảo tàng Louvre (Pháp) phiên bản Huế với những điều chỉnh phù hợp trong điều kiện di tích Cung An Định.

“Không tỉnh thành nào lại sống nghèo trên di sản. Huế hội tụ những nghệ nhân tài hoa, nhiều sản phẩm tinh xảo, di tích thế giới càng không thể nghèo. Du khách tới Huế họ có nhu cầu muốn biết về việc vua đã ăn gì, mặc gì… từ đó chúng tôi mới có thể bán hàng ở phân khúc cao cấp”, Quỳnh Anh cho hay.

Dự án này Quỳnh Anh và những người con yêu Huế xa quê ấp ủ làm trong nhiều năm để tặng Huế. Mong một ngày không xa, sản phẩm hoàn toàn thủ công giá tốt, dùng chính nhân lực địa phương được khách quốc tế yêu thích thích vì tính độc bản, khác biệt. “Đây không phải sản phẩm một người làm ra mà là cộng hưởng của những đôi tay tinh hoa, những người xuất sắc của nhiều làng nghề tương tác với mình”, Quỳnh Anh bày tỏ thêm sẽ lấn sân sáng phụ kiện và thời trang.

Truyện cổ Cô bé lọ lem, cô bé ướm vừa đôi giày thủy tinh nâng tầm người hầu lên thành công chúa. Kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam Chín chúa tranh ngôi của Cao Bằng hay sách cổ thế kỷ III nhắc đến đôi guốc Việt bằng Ngà Voi của Bà Triệu. Giày dép ở phương Đông hay phương Tây từ phục trang trở thành biểu tượng văn hóa, lịch sử và địa vị xã hội. Khát vọng thương hiệu giày Việt cao cấp của Quỳnh Anh thật đẹp khi cô xem hành trình của giày Xưa là vạn dặm mới khởi đầu.

Bảo Hòa

Tin khác

Thương hiệu 7 giờ trước
(SHTT) - Đây là lần thứ chín liên tiếp Herbalife Việt Nam vinh dự được xét chọn trao giải thưởng uy tín này từ hàng trăm ứng viên là các doanh nghiệp trong nước và quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam.
Tài sản trí tuệ 9 giờ trước
(SHTT) - Vừa qua, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có công văn thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc sản phẩm mặt nạ chăm sóc da Black Pearl - Cleopatra Mask For All Skin Types do Công ty TNHH Starshine Marketing chịu trách nhiệm đưa ra thị trường.
Thương hiệu 1 ngày trước
(SHTT) - Ngày 21/4/2024, trong buổi lễ long trọng công bố “Thương hiệu Mạnh Quốc Gia” lần thứ 5, thương hiệu viên sữa ăn liền BB HERB thuộc Công ty Cổ phần BB HERB đã xuất sắc vượt qua hàng trăm thương hiệu uy tín khác để vinh dự nhận danh hiệu TOP 10 THƯƠNG HIỆU MẠNH QUỐC GIA 2024.
Thương hiệu 1 ngày trước
(SHTT) - Ngày 21/04/2024, Công ty TNHH MTV Thương Mại Đạt Phú Tín vinh dự đón nhận Danh hiệu Top 10 Thương Hiệu Mạnh Quốc Gia năm 2024 do Hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Hà Nội, Trung tâm Chống hàng giả tổ chức tại Nhà hát Quân Đội Thành phố Hồ Chí Minh.
Thương hiệu 1 ngày trước
(SHTT) - Đi đầu hưởng ứng phong trào “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”, ESPERO DETECH sau 25 năm nỗ lực không ngừng nghỉ đã trở thành thương hiệu xe máy, xe điện Made in Vietnam được đông đảo người tiêu dùng yêu mến và tin tưởng lựa chọn.