SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 07/05/2024
  • Click để copy

Dự án giáo dục toàn cầu: Cơ hội giao lưu học sinh thế giới

09:13, 17/06/2015
Truyền cảm hứng cho học sinh tham gia dự án giáo dục toàn cầu, các chuyên gia giáo dục sáng tạo của Microsoft đã giúp học sinh Việt Nam giao lưu với học sinh các nước khác. Thế nhưng, những ánh lửa sáng tạo này đang cần thổi bùng và nhân rộng nhiều hơn… 

Truyền cảm hứng sáng tạo

Không khí của giờ học trực tuyến (online) theo dự án giáo dục toàn cầu - ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) của học sinh lớp 9 Trường THCS Đức Trí quận 1 TPHCM thật hào hứng và thoát khỏi cách học thụ động theo truyền thống. Một nhóm học sinh ngồi trên máy vi tính và thoải mái trao đổi với học sinh ở Ấn Độ, Sri Lanka. Tuy cách biệt về địa lý, văn hóa nhưng học sinh của hai quốc gia lại cảm thấy gần gũi và các em chia sẻ với nhau nhiều điều về đất nước, con người. Không những thế, họ còn hát cho nhau nghe những bài hát bằng tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ. Để cùng tham gia mạng giáo dục sáng tạo của Microsoft này, học sinh của Việt Nam và Ấn Độ, Sri Lankacùng phối hợp thực hiện dự án về chủ đề thiên tai ảnh hưởng đến môi trường thực tế của nước mình như thế nào. Ngoài chia sẻ thông tin, sử dụng công cụ Onenote, lưu trữ hồ sơ hình ảnh, chia sẻ đường link…, các em còn có buổi giao lưu trực tuyến qua Skype để đánh giá sản phẩm của nhau. “Sự tương tác, giao lưu học tập bằng tiếng Anh và sử dụng phần mềm CNTT hiện đại này đã giúp chúng em tự tin trưởng thành hơn. Thay vì chỉ học lý thuyết, thụ động, chúng em có cơ hội trau dồi tiếng Anh, học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè thế giới…” - em Quách Thu Phương, học sinh lớp 9, cho biết.

Tương tự, học sinh ở Trường Dân lập Việt-Úc (cơ sở Trần Cao Vân) cũng thích thú với những tiết học theo dự án dưới nền tảng CNTT. Em Bảo Trung, học sinh lớp 5 ở đây, hào hứng: “Con rất thích những giờ học online vì được giao lưu với học sinh trên khắp thế giới, cập nhật thêm nhiều thông tin mới lạ. Không chỉ hiểu bài rất nhanh, chúng con cũng tự tin hơn khi đứng trước các bạn để thuyết trình, rèn thêm kỹ năng nói tiếng Anh chuẩn hơn...”. Và với nhiều em học sinh ở trường này, được học với thầy Ngô Thành Nam - người vừa được vinh danh (giải nhì) chuyên gia giáo dục sáng tạo tại Diễn đàn Giáo dục thế giới do Microsoft tổ chức tại Mỹ mới đây - là một niềm vui vô tận.

Trước khi giành những giải thưởng có ý nghĩa này, thầy Nam đã thực hiện rất nhiều dự án học tập trên nền tảng là phần mềm của Microsoft như Skype, Sway, e-Learning, Onenote… cho học sinh của Trường Dân lập Việt-Úc (cơ sở Trần Cao Vân). Đơn cử như dự án về an toàn giao thông, học sinh được làm quen với kỹ năng làm việc nhóm, trải nghiệm thực tế, thu thập tài liệu qua Internet... Sau 3 tuần, các em sẽ thuyết trình về chủ đề nói trên thông qua công cụ hỗ trợ là những phần mềm của Microsoft. Hoặc dự án về bảo vệ môi trường, xử lý nước thải, giờ học về đồ họa 3D… của thầy Nam cũng mang thông điệp giáo dục, khơi gợi sự sáng tạo, giúp học sinh khám phá những điều thú vị, mới lạ từ cuộc sống xung quanh. Từ đó các em có ý thức bảo vệ môi trường sống và hành tinh xanh.

Chương trình tin học mở

Thế kỷ 21- kỷ nguyên công nghệ số, đang đòi hỏi các trường học phải đổi mới, đẩy nhanh tiến độ ứng dụng CNTT, phần mềm hiện đại vào giảng dạy để trang bị kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên. Tuy nhiều trường học ở TPHCM đã chú trọng đưa CNTT vào dạy học bằng phần mềm PowerPoint, giáo án điện tử, dạy theo dự án… nhưng so với yêu cầu đặt ra thì độ phủ sóng chưa cao. Đó là chưa kể nội dung chương trình tin học chậm đổi mới và chất lượng giảng dạy trên nền tảng CNTT chưa đáp ứng yêu cầu, có nơi làm cho có, hiệu quả thấp.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực tế này, trong đó hạn chế về trình độ CNTT, ngoại ngữ của giáo viên lẫn học sinh là chính. Cô Nguyễn Thị Liễu, Phó hiệu trưởng Trường THCS Đức Trí quận 1 TPHCM - chuyên gia giáo dục sáng tạo vừa được vinh danh (giải nhất) tại Diễn đàn Giáo dục thế giới do Microsoft tổ chức, chia sẻ thực tế: “Dù cố gắng nhưng nhà trường cũng chỉ tạo cơ hội cho 300 học sinh tham dự chương trình học theo dự án CNTT, trong đó chỉ có 50 em tham gia dự án giáo dục toàn cầu (hợp tác với học sinh nước ngoài). Cái khó để tham gia dự án giáo dục toàn cầu là hạn chế về khả năng ngoại ngữ của học sinh lẫn giáo viên bộ môn, trừ giáo viên tiếng Anh. Tuy nhiên, một số giáo viên tiếng Anh yếu về trình độ CNTT cũng không thể tham gia. Đó là chưa kể, khi tham gia dự án này với thời gian dài, học sinh không đảm bảo kiến thức để thi cử cuối kỳ.

Từ thực tế này, nhiều chuyên gia giáo dục đã kiến nghị Bộ GD-ĐT nên cho phép các trường chủ động xây dựng kế hoạch giảng dạy-thiết kế chương trình mở đối với môn tin học. Từ đó, các trường mới có thể cập nhật chương trình ứng dụng CNTT mới mà các nước đang thực hiện để học sinh Việt Nam có cơ hội hợp tác với học sinh các nước làm dự án, mở rộng việc giao lưu học tập kinh nghiệm của nhau.

Có thể nói việc ứng dụng thành tựu CNTT, nhất là những công cụ mới, tiện ích vào giảng dạy đang mang lại hiệu quả cao, từng bước cải thiện chất lượng dạy và học theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm. Không chỉ tạo ra môi trường học tập linh hoạt, sáng tạo-kết nối học sinh với giáo viên trong nước, các dự án dạy học bằng CNTT còn giúp thầy, trò Việt Nam tương tác, giao lưu với học sinh, giáo viên toàn cầu. Như thế, trường học phải chủ động ứng dụng CNTT vào giảng dạy, trang bị kỹ năng mềm, giúp học sinh tự tin, sáng tạo và thích ứng với thời đại công nghệ số.

Tin khác

Tin tức 11 giờ trước
(SHTT) - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng đại diện các bộ, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội đã đặt hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tin tức 1 ngày trước
(SHTT) - Chiều 5/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Trung tâm Báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã chính thức khai trương, phục vụ hoạt động của phóng viên trong nước và nước ngoài; tổ chức điều hành, hướng dẫn báo chí tác nghiệp tại Lễ kỷ niệm.
Tin tức 2 ngày trước
(SHTT) - Sáng ngày 4/5/2024, 24 cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý được luân chuyển, điều động, bổ nhiệm thực hiện nhiệm vụ mới.
Tin tức 2 ngày trước
(SHTT) - Trong khuôn khổ phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024 diễn ra mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nêu 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thời gian tới. Trong đó yêu cầu, mỗi bộ, ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số.
Tin tức 2 ngày trước
(SHTT) - Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có báo cáo Thủ tướng, Bộ Tài nguyên môi trường về kết quả kiểm tra việc đấu giá 3 mỏ cát Châu Sơn, Liên Mạc, Tây Đằng - Minh Châu cao bất thường.