SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 02/05/2024
  • Click để copy

Đề xuất giải pháp bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số

16:06, 15/09/2023
(SHTT) - Tại Hội thảo Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số, các chuyên gia đã cùng nhau thảo luận để tìm ra giải pháp giúp bảo vệ bản quyền báo chí, thúc đẩy sự sáng tạo của các nhà báo.

Tại hội thảo, các đại biểu đã chỉ ra thực trạng vi phạm bản quyền báo chí hiện nay, cũng như vấn đề vi phạm bản quyền đối với các nền tảng xuyên biên giới; các cơ sở pháp lý về vấn đề bảo vệ bản quyền ở các cơ quan báo chí; bảo vệ bản quyền báo chí từ góc nhìn kinh tế báo chí – truyền thông, góc nhìn văn hóa, đạo đức nghề nghiệp; vấn đề quyền tác giả và quyền liên quan trong lĩnh vực báo chí cũng như việc ứng dụng công nghệ số trong bảo vệ bản quyền báo chí.  

Theo đó, hiện nay, tình trạng vi phạm bản quyền tác phẩm báo chí đang ngày càng phổ biến và tinh vi. Thậm chí, nhiều tác phẩm báo chí còn bị cắt cúp, làm méo mó, sai lệch thông tin, gây ảnh hưởng đến uy tín của đơn vị nắm bản quyền, của tác giả bài viết, gây hiệu ứng tiêu cực trong xã hội và ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. 

Tại hội thảo, bà Đỗ Thị Thu Hằng, Trưởng Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam đã bức xúc khi chia sẻ về tình trạng nhiều phóng viên "ngồi ghế salon", nhưng mỗi ngày có thể đưa 10-20 tin bài chỉ bằng thao tác copy - paste, dẫn lại nội dung y hệt từng phần hoặc thậm chí toàn bộ bài.

vi pham ban quyen bao chi

 

Bà Hằng cũng chỉ ra các chiêu trò vi phạm bản quyền được sử dụng phổ biến như: phóng to ảnh để làm mất logo, chèn logo lên logo gốc, lấy nội dung văn bản để chuyển thành giọng nói, lật ngược ảnh, video, thêm hiệu ứng nhằm qua mặt các hệ thống quét.

Trong khi đó, Tổng Biên tập Báo Hà Nội Mới Nguyễn Minh Đức cho biết tình trạng vi phạm bản quyền là vấn nạn trong thời đại “bùng nổ” của các nền tảng mạng xã hội, mà “nạn nhân” lớn nhất là các cơ quan báo chí.

Ông cũng chỉ ra thực tế rằng, chỉ cần một đơn vị đăng tải bài báo về một vấn đề “nóng” bất kỳ hay một sản phẩm báo chí có chất lượng, được tác giả tâm huyết, đầu tư công phu thì ngay sau đó, không khó để tìm kiếm các bài đăng y hệt về nội dung cũng như hình ảnh trên nhiều trang tin điện tử. Đã và đang tồn tại thực trạng rất nhiều báo, trang tin điện tử, mạng xã hội… tự ý lấy tin, bài, sản phẩm của những đơn vị khác để đăng tải lại, phục vụ nhiều mục đích cho cá nhân và cơ quan, cũng như doanh nghiệp mình. Thậm chí, nhiều website, fanpage còn giả thương hiệu các đơn vị báo chí chính thống để đưa những thông tin chưa được xác thực. Thậm chí, có thể dễ dàng bắt gặp các bài báo được sao chép sử dụng một phần hay toàn bộ tin, bài, ảnh của các bài báo khác mà không trích dẫn hoặc trích dẫn không đầy đủ nguồn và rất khó để kiểm soát tình trạng các báo lấy bài của nhau. Vi phạm bản quyền có thể đến từ những trang web có địa chỉ rõ ràng, và cả các trang “3 không”: Không rõ nguồn gốc, không rõ cơ quan chủ quản, mạng xã hội. Nhiều sản phẩm vừa được xuất bản đã bị các trang khác, các tài khoản mạng xã hội… tự ý lấy lại, khai thác, sử dụng trái phép mà không trích dẫn nguồn, dẫn đường link. Trong khi độc giả có xu hướng "đọc nhanh", tin tưởng các website, trang mạng xã hội này mà không cần đọc báo chính thống.

Để ngăn chặn tình trạng này, Trưởng Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam đã đề xuất sáu giải pháp. Đó là, các nhà báo, cơ quan báo chí phải học hỏi, tìm công cụ số nhận diện được các kiểu vi phạm, kinh nghiệm đấu tranh nhằm bảo vệ bản quyền báo chí hiệu quả. Đồng thời, cần đảm bảo quy định pháp lý về bản quyền và bảo vệ bản quyền số, bao gồm việc xây dựng luật bản quyền và quy định về bản quyền nội dung số. Tòa soạn số cũng cần có công cụ số theo dõi và bảo vệ bản quyền; cần nâng cao hợp tác giữa các cơ quan báo chí, truyền thông và nền tảng công nghệ nhằm xây dựng công cụ bảo vệ bản quyền; tăng cường nghiên cứu, tìm kiếm sáng kiến, đồng thời tăng cường đạo đức và văn hóa báo chí cho các nhà báo và người dùng, từ đó tuân thủ và có ý thức đấu tranh bảo vệ bản quyền báo chí.

Hà Anh

Tin khác

Tài sản trí tuệ 50 phút trước
(SHTT) - Trong thời gian tới, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiếp tục triển khai việc rà soát, đánh giá, phân loại các thành viên mạng lưới theo các tiêu chí cụ thể, qua đó có các hình thức ghi nhận và khuyến khích các TISC có nhiều sáng kiến, sáng tạo, năng động hơn trong quá trình hoạt động
Tài sản trí tuệ 3 giờ trước
(SHTT) - Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên nhân ngày Sở hữu Trí tuệ Thế giới, diễn ra tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn vừa qua, đã thảo luận về nhiều vấn đề quan trọng của sở hữu trí tuệ, đặc biệt là vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường số hiện nay.
Tài sản trí tuệ 3 giờ trước
(SHTT) - Theo thông tin từ SCMP, một nhóm gồm 8 tờ báo của Mỹ mới đây đã nộp đơn kiện OpenAI và Microsoft, những nhà phát triển ứng dụng ChatGPT, với cáo buộc vi phạm bản quyền.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Nhãn hiệu mùi hương là một trong những loại nhãn hiệu phi truyền thống, đã được quy định bảo hộ trong các điều ước quốc tế của nhiều quốc gia. Việt Nam cần phải kịp thời có những nghiên cứu và đề xuất giải pháp sửa đổi khắc phục những hạn chế về nhãn hiệu sao cho phù hợp.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Hà Nam đã phối hợp với Đội 2 - Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Hà Nam tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh thực phẩm đông lạnh trên địa bàn xã Bối Cầu huyện Bình Lục.