SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 29/04/2024
  • Click để copy

Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa: Xây dựng lực lượng phản ứng nhanh, hiệu quả

10:38, 02/01/2024
(SHTT) - Thanh hoá là địa bàn phức tạp với 27 huyện, thị xã, thành phố, 559 xã phường, thị trấn. vì vậy, Cục quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá đã chủ động xây dựng lực lựng chính quy, chuyên nghiệp hiện đại hoạt động hiệu quả 24/7

Thanh Hóa là tỉnh có địa hình phức tạp với 27 huyện, thị xã, thành phố, 559 xã, phường, thị trấn; 11 huyện miền núi, với 175 xã; 30 xã bãi ngang; với đường biên giới đất liền dài 213,6 km, có Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đi qua; có 102 km bờ biển với cảng nước sâu Nghi Sơn.

42

Ông Lữ Minh Thư - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa

Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại và dịch vụ cũng như đời sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn giữ ổn định. Tuy không phải là điểm nóng, nơi “phát luồng” hàng hóa trong cả nước nhưng các hoạt động về buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên địa bàn vẫn còn diễn ra tiềm ẩn các diễn biến phức tạp. Trên hai tuyến biên giới, tình trạng vận chuyển, tàng trữ, buôn bán trái phép hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, gian lận thương mại vẫn diễn ra.

43

Năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa sẽ quyết tâm thực hiện tốt và có hiệu quả công tác đấu tranh, phòng chống buôn lậu, gian lận và thương mại trên địa bàn 

Trên tuyến biên giới, cửa khẩu đường bộ, tình hình hoạt động xuất, nhập khẩu tương đối ổn định, địa bàn tuyến biên giới đường bộ (cửa khẩu Quốc tế Na Mèo và cửa khẩu Tén Tằn) hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là vật liệu xây dựng (xi măng, thép xây dựng,...), hàng tiêu dùng, hàng nhập khẩu rất ít như gỗ đã chế biến, nan, nứa thanh,…hành khách xuất nhập cảnh không biến động lớn. Hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy có diễn biến phức tạp.

Trên tuyến biển, cảng biển, địa bàn cảng biển, cảng sông (cảng Lễ Môn, cảng Nghi Sơn): Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là: Chế phẩm từ dầu mỏ (hạt nhựa; xăng), đá xây dựng, gỗ răm, quặng sắt, clinker, lưu huỳnh, đá vôi, xi măng,...; đối với hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu dùng cho hàng gia công, sản xuất xuất khẩu (dệt may, da giày,...), dầu mỏ thô, các mặt hàng tạm nhập - tái xuất, thiết bị máy móc tạo tài sản cố định.

Hoạt động mua bán, tàng trữ, sử dụng ma túy, hoạt động mua bán, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ vẫn tiềm ẩn nhiều phức tạp, đáng chú ý là hoạt động mua bán, vận chuyển thuốc nổ của ngư dân các xã, phường ven biển để khai thác hải sản.

Trong nội địa, hoạt động buôn bán hàng nhập lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh tuy không nổi cộm nhưng vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp, khó lường; hoạt động gian lận thương mại vẫn còn diễn ra trên nhiều lĩnh vực như: Tình hình buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu, hàng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử... vẫn xảy ra với nhiều phương thức thủ đoạn.

Tuy nhiên, với nỗ lực đoàn kết, năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa sẽ quyết tâm thực hiện tốt và có hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận và thương mại trên địa bàn, góp phần cùng tỉnh Thanh Hóa thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Lực lượng Quản lý thị trường Thanh Hóa sẽ tập trung nắm chắc địa bàn được phân công quản lý và làm tốt công tác dự báo tình hình thị trường. Thực hiện kiểm tra, kiểm soát có trọng tâm, trọng điểm, đánh trúng, đánh đúng các đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm nhất là các ổ nhóm, đối tượng cầm đầu, tụ điểm phức tạp nhằm răn đe và phòng ngừa chung; nắm bắt nguồn tin và các phương thức, thủ đoạn mới, đặc biệt là vấn đề buôn lậu, vận chuyển hàng hoá vi phạm qua cảng biển.

Bên cạnh đó, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa tiếp tục bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường và UBND tỉnh Thanh Hóa cùng với vai trò là Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa các lực lượng chức năng trong công tác phòng, chống sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Triển khai thực hiện hiệu quả các kế hoạch cao điểm; tăng cường công tác quản lý thị trường, bình ổn giá cả các hàng hóa thiết yếu bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng và nhân dân tạo môi trường kinh doanh lành mạnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

PV

Tin khác

Tài sản trí tuệ 12 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp xử phạt vi phạm hành chính, số tiền 45 triệu đồng và tịch thu 1.600 sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 17 giờ trước
(SHTT) - Công ty dược phẩm Acuitas Therapeutics và công ty CureVac vừa giải quyết vụ kiện đòi được công nhận là người phát minh từ phía Acuitas trong các liên quan đến vắc xin COVID-19.
Tài sản trí tuệ 17 giờ trước
(SHTT) - Công ty CP Công nghệ Mới Nhật Hải (OIC NEW) là một doanh nghiệp khoa học công nghệ, chuyên về lĩnh vực công nghệ nano ứng dụng trong y dược, thủy sản, chăn nuôi, mỹ phẩm. Với những nỗ lực không ngừng trong nghiên cứu và phát triển, OIC NEW đạt được nhiều thành tựu ấn tượng, khẳng định vị thế của mình.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
Liên tục sai phạm trong lĩnh vực y tế, Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế - Mega Gangnam bị Thanh tra Sở Y tế TP.HCM xử phạt 53 triệu đồng.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
Cục Sở hữu trí tuệ và Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp UBND huyện Phong Điền tổ chức công bố và trao văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu chứng nhận Hương xưa làng cổ Phước Tích và Đệm bàng Phò Trạch.