SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 27/04/2024
  • Click để copy

Cội nguồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

16:19, 10/11/2022
Không chỉ mang nét văn hoá đặc trưng, đầy sức quyến rũ, cồng chiêng còn là cuộc sống, là tài sản vô giá của người Tây Nguyên.

Cồng chiêng Tây Nguyên có nguồn gốc từ truyền thống văn hóa và lịch sử rất lâu đời. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cồng chiêng là ‘hậu duệ’ của đàn đá. Trước khi có sự xuất hiện của đồng thì người xưa chế tác ra các nhạc cụ bằng đá, tre như đàn đá, cồng đá, chiêng đá, tre… Tới thời đại đồ đồng thì các nhạc cụ cồng chiêng đồng cũng theo đó ra đời.

4

 Dàn chiêng Aráp của người Jarai được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: T.H

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên như Ba Na, Xê Đăng, Mnông, Cơ ho, Rơmăm, Ê Đê, Giarai…

Mỗi dân tộc đều có những bản nhạc riêng để diễn tả vẻ đẹp thiên nhiên, khát vọng của con người và mỗi vùng miền lại có những đặc trưng riêng của cồng chiêng. Cồng chiêng có thể dùng theo dàn, theo bộ từ 2 đến 12 chiếc, cũng có bộ từ 18 đến 20 chiếc như bộ chiêng của người Giarai. Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ.

2

 Biểu diễn cồng chiêng phục vụ khách du lịch là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Êđê buôn Akô Dhông, thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk). Ảnh: V.T

Theo quan niệm của người Tây Nguyên, đằng sau mỗi chiếc cồng, chiêng đều ẩn chứa một vị thần. Cồng chiêng càng cổ thì quyền lực của vị thần càng cao. Cồng chiêng còn là tài sản quý giá, biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có. Đã có thời kì một chiếc chiêng giá trị bằng hai con voi hoặc 20 con trâu.

Đặc biệt không phải lúc nào cũng có thể đánh cồng chiêng và không phải trong nghi lễ nào cũng sử dụng cồng chiêng. Trong gia đình chỉ có chủ nhà mới được quyền lấy cồng chiêng để sử dụng, người lạ không được phép sờ vào khi chưa có sự đồng ý của gia chủ.

Cồng chiêng là một nhạc cụ nghi lễ, các bài nhạc cồng chiêng là một phần không thể thiếu của nghi lễ đó. Như thế, mỗi nghi lễ có ít nhất một bài nhạc chiêng riêng. Người A ráp dân tộc Giarai ở vùng Ea H’leo tỉnh Đắk Lắk có bài nhạc chiêng cho lễ đâm trâu, khóc người chết trong tang lễ, mừng nhà rông mới, mừng chiến thắng, lễ xuống giống, lễ cầu an cho lúa, mùa gặt… Ngoài ra còn những bài chiêng dùng trong các sinh hoạt cộng đồng như lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh, lễ cúng cầu mưa …

1

 Biểu diễn cồng chiêng tại Liên hoan nghệ thuật dân gian các dân tộc Tây Nguyên. Ảnh: T.B.D

Các bài nhạc cồng chiêng không chỉ có chức năng phục vụ một sự kiện đặc biệt trong xã hội mà ngay cả trong đời sống hàng ngày cũng không thể thiếu. Khi đứa trẻ mới lọt lòng, già làng sử dụng cái cồng xưa cổ nhất đến bên giường để đánh lên những âm thanh đầu tiên lọt vào tai đứa bé, chào đón thành viên mới, khẳng định nó là một phần của cộng đồng.

Đến lúc đứa trẻ lớn lên cũng không thể thiếu tiếng cồng chiêng, từ việc đồng áng cho đến những buổi gặp gỡ nam nữ, khi đón khách, lên nhà mới, hay tang lễ.... Những tiếng cồng chiêng có lúc ngân nga, sâu lắng, có khi lại thôi thúc, vang vọng núi rừng.  

Anh Y Phi Kbuôr (xã Ea Knuếc, huyện Krông Pắk) con trai già làng Buôn Briêng B cho hay: “Cồng chiêng được người Ê Đê coi là linh hồn của họ bởi nó chứa đựng những gia trị lớn trong đời sống tinh thần, phong tục nghi lễ suốt đời. Tiếng chiêng giúp bày tỏ những niềm mong ước của bản thân cũng như của cộng đồng với thần linh. Hiện tại tôi đang gìn giữ 1 bộ chiêng được cha ông để lại và giao tôi trông coi, bảo quản để mỗi lần diễn ra những buổi lễ sẽ dùng đến”.

Bộ chiêng của anh Y Phi gồm 10 chiếc được gọi là Čing K’nah. Với cách phân biệt của người Ê Đê, 3 chiếc chiêng núm với tên gọi từ lớn đến nhỏ như sau; Ana Čing (chiêng núm lớn nhất), Moo Čing, Mđuh Čing (chiêng núm nhỡ), cùng 7 chiếc chiêng bằng: lớn nhất hơi quá khổ 1 chút là chiếc Čhar (chiêng bằng lớn nhất), K'nah Dy, H'liang, Khŏk, H'Luê Khŏk, H'Luê H'liang, H'Luê Khŏk Diêt và biểu thị từng thành viên trong gia đình ứng với từng chiếc chiêng như: Čhar (người ông), Ana (người mẹ), Mđuh (người bố).

Anh Y Phi cho biết có nhiều người hỏi mua lại bộ chiêng của anh, dù được trả giá rất cao nhưnng anh nhất quyết không bán. Chiêng ngày càng hiếm, các nghệ nhân chỉnh chiêng cũng không nhiều, vì vậy anh muốn gìn giữ kỉ vật của cha ông để lại vừa để lưu giữ lại những giá trị văn hóa cho đời sau.

Ngày nay, không gian văn hóa cồng chiêng của các cộng đồng dân tộc bản địa có nhiều biến đổi, nhiều phong tục tập quán, nghi lễ, lễ hội bị phai nhạt, quên lãng. Nhưng ý nghĩa về mặt vật chất cũng như giá trị về mặt nghệ thuật từ lâu đã được khẳng định trong đời sống xã hội, là sự kết tinh của hồn thiêng sông núi qua bao thế hệ, là tiếng nói của con người và thần linh. Cồng chiêng đã trở thành biểu tượng không thể thiếu trong cuộc sống của người Tây Nguyên.

Phi Vũ 

Tin khác

Giải trí 18 giờ trước
(SHTT) - Với vị trí đắc địa trên đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, công viên nước Hồ Tây được biết đến như một “thiên đường giải trí hiện đại” đã sẵn sàng để đón du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Giải trí 18 giờ trước
(SHTT) - Quảng Ninh đang chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài 5 ngày và cao điểm du lịch hè 2024. Do đó, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh đã chuẩn bị chu đáo, xây dựng nhiều sản phẩm đa dạng, cùng các chương trình kích cầu nhằm phục vụ tốt nhất cho du khách.
Giải trí 1 ngày trước
(SHTT) - Sở Du lịch Thành phố Hà Nội mới đây đã có công văn đề nghị các cơ quan, ban ngành trên địa bàn phối hợp đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch, giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô dịp lễ 30/4 và 1/5 sắp tới.
Giải trí 2 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, tại Khu du lịch Thiên Cầm, tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức Lễ hội du lịch biển năm 2024 với chủ đề: Hà Tĩnh - thanh âm ngày nắng mới. Chương trình với nhiều tiết mục văn hóa văn nghệ đặc sắc đã thu hút đông đảo người dân và du khách trên địa bàn cả nước tham gia.
Giải trí 3 ngày trước
(SHTT) - Có thể nói, Carnaval Hạ Long là một trong những sản phẩm du lịch đặc sắc nhất, lễ hội đường phố ấn tượng nhất mỗi dịp hè về đã được Quảng Ninh duy trì, phát triển suốt nhiều năm qua, để lại những dấu ấn, kỷ niệm sâu sắc trong lòng mỗi du khách khi được hoà mình vào không khí lễ hội.