SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 04/05/2024
  • Click để copy

Cần tạo ra quy tắc và giới hạn đối với AI

08:18, 22/03/2023
(SHTT) - Nếu như điều bạn thực sự tin tưởng là một vật hoặc ai đó gần gũi với mình thì đó có thể là thế giới mà trí tuệ nhân tạo (AI) đang cố gắng đưa chúng ta vào.

Một nhóm các học giả của Đại học Harvard và chuyên gia trí tuệ nhân tạo vừa đưa ra một báo cáo nhằm đưa ra các quy tắc và giới hạn đạo đức xung quanh sự phát triển của các công nghệ có khả năng phát triển theo hướng tiêu cực. Trong đó có thể kể đến chatbot GPT-4 mới được ra mắt cùng nhiều tính năng được cải tiến.

Nhóm bao gồm Glen Weyl, nhà kinh tế và nhà nghiên cứu của Microsoft Danielle Allen, triết gia Harvard và giám đốc Trung tâm Đạo đức Safra, cùng nhiều nhân vật có tiếng khác trong ngành, đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về “thử nghiệm công nghệ xã hội phi tập trung”. Trong đó phải kể đến sự phát triển của “nội dung do máy tạo ra có sức thuyết phục cao (chẳng hạn như ChatGPT)” với nguy cơ phá vỡ cấu trúc nền kinh tế, chính trị và xã hội của chúng ta.

Screenshot 2023-03-20 at 21.55.00

 

Họ tin rằng đã đến thời điểm các vấn đề liên quan tới hiến pháp được đặt ra và đòi hỏi phải có một khung pháp lý hoàn toàn mới cho những công nghệ như vậy.

Một số rủi ro của AI, có thể kể đến như sự xuất hiện của “Kẻ hủy diệt” trong tương lai cùng với việc máy móc quyết định thay cho con người, là điều thường xuyên xảy ra trong các bộ phim khoa học viễn tưởng. Đáng chú ý, những dự đoán này đang ngày càng cho thấy tính chính xác cao, thậm chí trong cả viễn cảnh nền khoa học phát triển trong khoảng 100 năm tới.

Nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề mà chúng ta chưa thể biết rõ về nó. Ví dụ, nếu AI có thể tạo ID giả hoàn toàn không thể phát hiện được, thì các khuôn khổ pháp lý và hiện nay có tạo nên lợi ích cho việc chúng ta lái xe, đi du lịch hoặc nộp thuế?

Một điều chúng ta đã biết là AI cho phép những kẻ xấu giả mạo thành bất kỳ ai, ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào.

Weyl, tác giả của cuốn sách trực tuyến cùng Bộ trưởng Bộ kỹ thuật số của Đài Loan Audrey Tang, cho biết: “Trong thời đại mới này, thông tin giả xuất hiện ngày càng nhiều với chi phí cực rẻ. Điều này đặt ra những rủi ro mà AI và các công nghệ thông tin tiên tiến khác gây ra cho xã hội.

Vấn đề này được trải rộng trên mọi khía cạnh của xã hội và nền kinh tế với những câu hỏi được đặt ra như: Làm thế nào chúng ta biết rằng chuyển tiền kỹ thuật số là an toàn hay có tính xác thực? Liệu công chứng và hợp đồng trực tuyến có đáng tin cậy? Liệu tin tức giả mạo, vốn đã là một vấn đề lớn, về cơ bản sẽ không thể bị phát hiện? 

Chúng ta hiện có thể dễ dàng tưởng tượng một thế giới trong đó các chính phủ phải vật lộn để theo kịp những thay đổi này và như báo cáo của Harvard đã viết, “các quy trình dân chủ không còn phù hợp đang dần tỏ ra bất lực và do đó ngày càng bị hoài nghi và không còn được công dân quan tâm”.

Dĩ nhiên, tương lai cũng có thể được nhìn ở góc độ tươi sáng hơn. AI có tiềm năng đáng kinh ngạc để tăng năng suất và đổi mới, thậm chí có thể cho phép chúng ta phân phối lại của cải kỹ thuật số theo những cách mới. Nhưng rõ ràng là các công ty sẽ không ngừng phát triển các công nghệ Web3 tiên tiến, từ AI đến chuỗi khối nhanh nhất có thể để chạy đua với các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc trong tương lai.

Do đó, họ đang tìm cách bán không chỉ AI mà cả các giải pháp bảo mật. Ví dụ trong một thế giới mà niềm tin không thể được xác thực bằng kỹ thuật số, các nhà phát triển AI tại Microsoft và các công ty công nghệ đang suy nghĩ về việc liệu có thể có một phương pháp tạo ra các phiên bản nâng cao hơn của “chia sẻ bí mật” bằng công nghệ kỹ thuật số ở quy mô lớn hay không.

Tuy nhiên, điều đó nghe có vẻ giống sử dụng công nghệ để giải quyết vấn đề công nghệ. Trên thực tế, giải pháp tối ưu nhất cho những câu hỏi hóc búa về AI, nếu có, chỉ có thể là giải pháp tương tự.

Allen cho hay trong trích dẫn báo cáo của ủy ban tổng thống năm 2010 về đạo đức sinh học được đưa ra để đáp lại sự gia tăng của bộ gen: “Những gì chúng ta cần là một quy tắc để mọi người cảnh giác và thận trọng hơn”. Việc này đã giúp tạo ra các hướng dẫn về thử nghiệm có trách nhiệm, cho phép phát triển công nghệ an toàn hơn dù có thông tin mới về khả năng rò rỉ phòng thí nghiệm trong đại dịch Covid-19 và không có khuôn mẫu nào là tốt nhất trên phạm vi quốc tế.

Hiện tại, thay vì đặt AI ra ngoài vòng pháp luật hoặc có một số phương pháp điều chỉnh tối ưu, chúng ta có thể bắt đầu bằng cách buộc các công ty báo cáo về những thử nghiệm đang được thực hiện, những gì hiệu quả, những gì không và hậu quả không mong muốn có thể xuất hiện ở đâu. Tính minh bạch là bước đầu tiên để đảm bảo AI sẽ không vượt tầm kiểm soát của người phát minh ra nó.

Đặng Trang

Tin khác

Tin tức 8 giờ trước
(SHTT) - Đó là yêu cầu được Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đưa ra tại phiên họp lần thứ 4 của Tổ công tác về cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ diễn ra vào sáng nay, ngày 3/5.
Tin tức 9 giờ trước
Từ ngày 8 - 11/5/2024, Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7, TP.HCM.
Tin tức 11 giờ trước
(SHTT) - Bộ Y tế đã có công văn yêu cầu khẩn trương điều trị cho bệnh nhân, tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc khiến nhiều người ngộ độc tại Đồng Nai.
Tin tức 11 giờ trước
(SHTT) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ra quyết định thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác chỉ đạo, tổ chức coi thi tại 63 tỉnh, thành phố.
Tin tức 11 giờ trước
(SHTT) - Nữ sinh Nghệ An Nguyễn Quỳnh Mây là một trong 30 người trên toàn thế giới nhận được học bổng toàn phần của Đại học Oxford năm 2024, thu hút nhiều sự quan tâm.