SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 08/12/2023

SO HUU TRI TUE

  • Click để copy

Cần cẩn trong với bệnh Whitmore

15:27, 23/09/2023
(SHTT) - Theo Bộ Y tế, bệnh Whitmore "vi khuẩn ăn thịt người" là bệnh ít gặp, không lây lan thành dịch. Tuy nhiên, tại Việt Nam, gần đây đã phát hiện các ca bệnh tại các tỉnh Đắk Lắk, Thanh Hóa, trong đó đã có nhiều trường hợp tử vong.

Theo Bộ Y tế, bệnh Whitmore (hay tên gọi khác là Melioidosis) là một bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei gây ra. Vi khuẩn B. pseudomallei tồn tại tự nhiên trong đất, có thể gây ô nhiễm nguồn nước và lây truyền chủ yếu qua da khi có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với đất, bùn, nước bị nhiễm khuẩn. Hiện chưa có bằng chứng về việc lây truyền vi khuẩn từ người sang người hoặc từ động vật sang người.

tu_vong_do_benh

 

Bệnh Whitmore là bệnh ít gặp, không lây lan thành dịch. Bệnh ghi nhận số mắc cao chủ yếu tại Australia và khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, bệnh được phát hiện lần đầu tiên năm 1925 sau đó xuất hiện rải rác qua các năm tại một số địa phương và các ca bệnh gần đây nhất được phát hiện tại Đắk Lắk, Thanh Hóa, trong đó đã có trường hợp tử vong. Đó là bệnh nhân nữ, trú tại xã Tiên Trang (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa), mất ngày 17/9/2023.

Theo các bác sĩ, bệnh Whitmore có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, khó chẩn đoán và có thể tử vong do biến chứng viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng. Những người có bệnh nền (tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch ...) có nguy cơ cao mắc bệnh.

Bệnh được điều trị bằng cách sử dụng các kháng sinh có nhạy cảm với các chủng B. pseudomallei và các thuốc điều trị các triệu chứng, biến chứng kèm theo, đồng thời chăm sóc, điều dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bệnh.

Hiện chưa có vaccine phòng bệnh Whitmore. Các biện pháp phòng bệnh chủ yếu là đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng bảo hộ lao động khi làm việc có tiếp xúc với đất, bùn, nước bị nhiễm khuẩn hoặc trong môi trường không đảm bảo vệ sinh, vệ sinh diệt khuẩn vết rách da, trầy xước hoặc bỏng bị nhiễm bẩn và thực hiện ăn chín uống chín…

Biểu hiệu lâm sàng:

Theo Bộ Y tế, bệnh Whitmore "vi khuẩn ăn thịt người" là bệnh ít gặp, không lây lan thành dịch. Bệnh ghi nhận số mắc cao chủ yếu tại Úc và khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, bệnh được phát hiện lần đầu tiên năm 1925 sau đó xuất hiện rải rác qua các năm tại một số địa phương và các ca bệnh gần đây nhất được phát hiện tại các tỉnh Đắk Lắk, Thanh Hóa, trong đó đã có nhiều trường hợp tử vong.

Bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, khó chẩn đoán và có thể tử vong do biến chứng viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng. Những người có bệnh nền như: Tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch... có nguy cơ cao mắc bệnh.

Bệnh được điều trị bằng cách sử dụng các kháng sinh có nhạy cảm với các chủng B. pseudomallei và các thuốc điều trị các triệu chứng, biến chứng kèm theo, đồng thời chăm sóc, điều dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bệnh.

benh

 

Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, đặc biệt tại những nơi bị ô nhiễm nặng. Không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông tại/gần nơi bị ô nhiễm.

- Sử dụng đồ bảo hộ lao động (giày, ủng, găng tay…) đối với những người thường xuyên việc ngoài trời, tiếp xúc với đất, bùn và nước bẩn.

- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước và sau khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi làm ruộng.

- Thực hiện ăn chín, uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; không giết mổ, ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm bị ốm chết.

- Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.

- Những người có bệnh tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễm dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các vết thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

- Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện và điều trị kịp thời.

Nguyễn Khang

Tin khác

Tin tức 1 phút trước
Cũng giống như nhiều chợ truyền thống khác, khu chợ Nga (Russian Market) nằm trên đường Võ Văn Kiệt (Quận 1, TP.HCM) cũng rơi vào cảnh ế ẩm.
Tin tức 1 giờ trước
(SHTT) - Mắc các bệnh đường tiêu hóa, về lâu dài còn ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý như các triệu chứng lo sợ, ám ảnh, căng thẳng kéo dài… là những tác hại thấy rõ khi trẻ phải sử dụng nhà vệ sinh bẩn, không đảm bảo tại trường học.
Tin tức 1 giờ trước
(SHTT) - Nhà vệ sinh dựng tạm, không có nước xả, cả học sinh nam và nữ dùng chung. bốc mùi hôi, có côn trùng và rắn, rết xuất hiện trong những ngày nắng lên sau cơn mưa hay khi thời tiết đổi mùa, những điều đó đã đe dọa an toàn thân thể và sức khỏe của học sinh khôn lường…
Tin tức 2 giờ trước
Ngày 6/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Hải Châu (Đà Nẵng) phối hợp Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ miền Trung – Tây Nguyên tổ chức Hội nghị phổ biến pháp luật về Sở hữu trí tuệ. Sự kiện hỗ trợ kiến thức bảo hộ tài sản trí tuệ cho phụ nữ khởi nghiệp, nữ tiểu thương, doanh nhân quận.
Tin tức 2 giờ trước
Sở Công Thương TP Đà Nẵng vừa tổ chức chương trình quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng kích cầu mua sắm tại Trung tâm MM Mega maket (số 5 Cách Mạng Tháng 8, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng).