SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 28/04/2024
  • Click để copy

Cấm xe máy từ năm 2025, Hà Nội có giải quyết được vấn đề đi lại?

09:27, 09/12/2021
(SHTT) - Sau năm 2025, dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận phạm vi từ đường vành đai 3 và đường Trường Sa, Hoàng Sa, Quốc lộ 5 trở vào trung tâm thành phố.

UBND TP Hà Nội vừa có báo cáo về kết quả thực hiện Nghị quyết số 4 ngày 4/7/2017 của HĐND thành phố về việc thông qua Đề án tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn 2030.

tm-img-alt
Hà Nội cấm xe máy vào nội đô từ năm 2025. Ảnh: Sưu tầm

Sau năm 2025 sẽ dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận trong phạm vi từ đường vành đai 3 và đường Trường Sa, Hoàng Sa, Quốc lộ 5 trở vào trung tâm thành phố. Bên cạnh đó, sau năm 2030, thành phố sẽ dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận trong phạm vi từ vành đai 4 đối với khu vực nam sông Hồng và vành đai 3 đối với khu vực bắc sông Hồng.

Theo TS Khương Kim Tạo, nguyên Phó Chánh Văn phòng Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia chia sẻ, đây là một quyết tâm rất lớn của UBND và HĐND Thành phố Hà Nội nếu như HĐND TP thông qua. “Đây là một ý tưởng thể hiện quyết tâm của Hà Nội bằng mọi giá giải quyết vấn nạn giao thông và ô nhiễm môi trường của thành phố. Tuy nhiên, để triển khai thành công một vấn đề thì giữa mong muốn với hiện thực phải có một sự tương thích nhất định thì mới giải quyết được. Tức là mong đợi đến năm 2025 có thể hạn chế hay cấm xe máy chạy vào thành phố từ vành đai 3 trở vào nhưng chúng ta đặt lại câu hỏi, đến năm 2025, thành phố có phương tiện gì cho nhân dân đi”.

Ông cũng nhấn mạnh,  đi lại của con người là việc bắt buộc, là tất yếu, gắn liền với việc sinh tồn và phát triển của mỗi con người, chúng ta không thể nào hạn chế được, nó như mạch máu trong cơ thể. Với góc độ nhìn nhận như vậy, chúng ta nên đặt vấn đề thay vì đưa ra lộ trình đến năm nào để có thể cấm ô tô xe máy, thì hãy đặt điều kiện khi nào chúng ta có phương tiện giao thông công cộng thay thế được phương tiện cá nhân thì mới cấm.

“Nếu chúng ta triển khai vấn đề giao thông công cộng ngay một lúc thì cũng không thể nào giải quyết vấn đề đi lại được. Có thể nhân dân không đi, khi đó nếu tung ra lượng lớn ô tô buýt có thể gây tắc nghẽn thêm. Tôi cho rằng nên có nghiên cứu, khảo sát. Ý chí là vậy, nhưng chúng ta sẽ thực hiện như thế nào?”, ông Khương Kim Tạo đặt vấn đề.

Theo TS Tạo, muốn chữa bệnh thì phải thăm khám, xem căn nguyên căn bệnh đó là gì, trên cơ sở đó đề xuất ra giải pháp, bốc thuốc cho căn bệnh chứ không phải muốn căn bệnh rút lui, bốc thuốc theo kiểu cảm sốt thì lại bốc thuốc tiêu hóa, có khi lại phản tác dụng. Vì thế, không phải tập trung vào vấn đề cấm, mà tập trung vào phát triển giao thông công cộng, không chỉ vạch sơn yêu cầu xe buýt chạy giờ này giờ này, chỗ này chỗ kia không được, thậm chí phải mở đường cho xe buýt.

“Mở đường cho xe buýt chạy sẽ dễ hơn nhiều việc chúng ta triển khai mở đường sắt trên cao. Đường sắt trên cao chúng ta vẫn phải làm ở các trục chính, nhưng giao thông cho xe buýt, các cỡ xe buýt vẫn phải là vấn đề cốt lõi. Bởi xe buýt ngoài việc chuyên chở còn là phương tiện giải tỏa hành khách từ các bến tàu điện, bến xe về các khu dân cư và ngược lại. Chúng ta nên có nghiên cứu để quy hoạch lại. Việc quy hoạch này không nên dùng tư tưởng, giải pháp suy diễn ngồi giơ tay với nhau, mà phải có sự can thiệp của cuộc cách mạng 4.0 để có thể có những dữ liệu đầy đủ, chính xác hơn để mô phỏng được toàn bộ quá trình hoạt động giao thông”, ông Tạo nói.

tm-img-alt

Theo số liệu thống kê, trong 5 năm vừa qua, phương tiện công cộng đã được nâng lên 17%, tăng khoảng 6%, mỗi năm tăng được hơn 1%. Thế nhưng, theo TS Khương Kim Tạo, không thể nào tuyến tính hóa quá trình này được vì nếu tận dụng hệ thống hạ tầng hiện có thì những năm đầu, chúng ta có thể dành ưu thế hơn cho các phương tiện công cộng len lỏi phát triển.

Nếu chúng ta không có giải pháp cho việc mở rộng hạ tầng công cộng thì khi đó khả năng khai thác các tuyến đường hiện có để chuyển đổi thành giao thông công cộng sẽ khó khăn hơn nhiều. Như vậy, chúng ta đạt được mục tiêu khoảng 60% người dân di chuyển bằng phương tiện công cộng sẽ rất khó đạt.

“Đùng một cái chúng ta cấm ngay cả không gian từ vành đai 3 hất vào trong trung tâm thì làm sao làm giải quyết được vấn đề giao thông của nhân dân. Rõ ràng, nếu triển khai theo kiểu cưỡng chế có thể dẫn tới vỡ trận, không đạt được được mục tiêu đề ra. Người dân không đáp ứng được vấn đề đi lại, ảnh hưởng tới đời sống, cơm áo gạo tiền của họ sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy. Chúng ta làm thí điểm ổn rồi mới làm rộng ra, vẫn xử lý được mục tiêu đề ra và đồng thuận với số đông người dân”- TS Khương Kim Tạo nêu ý kiến.

Duy Anh

Tin khác

Tin tức 55 phút trước
Văn phòng tư vấn về sở hữu trí tuệ miễn phí sẽ được đặt tại 31 Hàn Thuyên, phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM, với kỳ vọng thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo cho nhiều doanh nghiệp, trường đại học, sinh viên,…
Tin tức 2 giờ trước
(SHTT) - Theo thông tin từ Hội Hóa học Việt Nam, cả 10 học sinh Việt Nam tham gia kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev lần thứ 58, năm 2024 đều đạt giải với 1 huy chương Vàng, 5 huy chương Bạc và 4 huy chương Đồng. Với thành tích này, Việt Nam xếp hạng 3 toàn đoàn.
Tin tức 19 giờ trước
Tạp chí Tiếp thị & Gia đình vừa bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Tánh (bút danh Pha Lê) làm Trưởng VPĐD miền Nam.
Tin tức 20 giờ trước
Lần đầu tiên, Cục Sở hữu trí tuệ, Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế phối hợp Đại học Phú Xuân, Tập đoàn Giáo dục EQuest và Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới tổ chức buổi Lễ chào mừng ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2024.
Tin tức 1 ngày trước
(SHTT) - Sáng ngày 4/5/2024, Thành ủy - Hội đồng Nhân dân – Ủy ban Nhân dân – Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội sẽ tổ chức gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong (TVXP), dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.