SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Cải tiến tiếng Việt ‘giáo dục’ thành ‘záo zụk’: ‘Đã không cải tiến thì đừng cải lùi’

08:45, 27/11/2017
(SHTT) - “Đã là nhà khoa học chúng ta chỉ nên đưa đề xuất và nghiên cứu những gì hợp lòng dân, nghĩ đến cái lợi cho nhân dân chứ đừng mang rắc rối cho người dân”, GS. Hoàng Chương, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc nói.
iMG_9514
"Ai cũng biết, chữ Quốc ngữ đã có từ hàng trăm năm nay, là một phần không thể thiếu trong văn hóa và đồng hành cùng lịch sử dân tộc Việt", GS. Hoàng Chương khẳng định.

Gần đây, bài viết Chữ quốc ngữ và hội nhập quốc tế thuộc cuốn sách Ngôn ngữ ở Việt Nam - Hội nhập và phát triển, tập 1, dày 2.200 trang, do NXB Dân trí phát hành, nhân Hội thảo ngữ học toàn quốc được tổ chức tại ĐH Quy Nhơn hồi tháng 9 đã khiến dư luận dậy sóng.

Được biết, tác giả của bài viết này là PGS. TS. Bùi Hiền (nguyên hiệu phó ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên phó viện trưởng Viện Nội dung & Phương pháp dạy - học phổ thông). Nội dung bài viết gặp phải sự phản đối dữ dội từ cộng đồng cũng như giới chuyên gia.

Trong bài viết này, PGS.TS Bùi Hiền nêu đề xuất đề xuất giảm ký tự bảng chữ cái từ 38 xuống 31. Lý do ông đưa ra đề xuất này vì cho rằng chữ quốc ngữ gây khó khăn cho người học, sự rườm rà, của chữ Quốc ngữ khiến người sử dụng khó phân biệt, khó học, mất thời gian, tốn giấy mực…

Trước những luận điểm trên, PV đã có cuộc trò chuyện với GS. Hoàng Chương, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc để có thêm những góc nhìn đa chiều hơn về chữ Quốc ngữ.

Thưa ông, trước đề xuất cải tiến cách viết chữ Quốc ngữ của PGS. TS. Bùi Hiền khiến dư luận phản ứng suốt mấy ngày qua, ông có nhận định như thế nào về vấn đề này?

Hoàng Chương: Thay đổi chữ viết, tiếng nói của một dân tộc là thay đổi thói quen, đó là điều không dễ dàng. Vì vậy, chúng ta không thể chỉ dựa vào một ý tưởng nghiên cứu của một cá nhân.

Tôi lấy làm bất ngờ trước đề xuất của PGS. Bùi Hiền. Theo tôi, những bất cập trong chữ Quốc ngữ chúng ta đang sử dụng suốt thời gian qua không có gì quá to tát.

Với cách cải tiến này thì có lẽ, đây không phải là cải tiến mà là cải lùi. Đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ là đề xuất không có ích. Điều này có thể sẽ gây phiền phức cho người dân. Nó làm cho cuộc sống của người dân trở nên căng thẳng, mệt mỏi.

Ông đánh giá như thế nào nếu chữ Quốc ngữ sau cải tiến của PGS. TS. Bùi Hiền sẽ giúp con người dễ nhớ, dễ hiểu, bảng chữ cái được rút gọn, tinh giảm đáng kể thời gian và công sức của chúng ta?

Hoàng Chương: Để được như ngày nay, tiếng Việt đã trải qua bao giai đoạn và giữ lại những gì tinh hoa nhất. Các bậc tiền nhân ngày xưa cũng đã từng nhấn mạnh về việc giữ gìn phát huy, ca ngợi sự trong sáng của tiếng Việt… Vậy thì hà cớ gì chúng ta phải thay đổi theo ý tưởng của một cá nhân.

 Ai cũng biết, chữ Quốc ngữ đã có từ hàng trăm năm nay, là một phần không thể thiếu trong văn hóa và đồng hành cùng lịch sử dân tộc Việt Nam.

Nếu thực hiện theo PGS. TS. Hiền đề xuất thì tất cả các cuốn sách có từ hơn 400 năm nay chẳng lẽ phải viết lại?

Toàn dân phải đi học lại hết. Bản thân tôi không thể chấp nhận kiểu cải cách này. Tôi chỉ muốn lưu ý một điều rằng, đã là nhà khoa học chúng ta chỉ nên đưa đề xuất và nghiên cứu những gì hợp lòng dân, nghĩ đến cái lợi cho nhân dân chứ đừng mang rắc rối cho người dân.

Nếu theo phân tích của PGS. TS. Bùi Hiền thì hẳn là chữ Quốc ngữ đang có những bất cập nhất định kéo chậm lại sự phát triển, mất thời gian của chúng ta. Chữ Quốc ngữ là “tinh hoa” của dân tộc nhưng có nhược điểm như vậy thì ông nghĩ sao về điều này?

Hoàng Chương: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”, câu nói này đã thể hiện đầy đủ sự tinh hoa của ngôn ngữ Việt. Chữ Quốc ngữ đã trở thành “cái hồn” của dân tộc Việt từ lâu rồi. Nó không đơn thuần là loại ngôn ngữ để người ta giao tiếp hay chỉ tồn tại ở những văn bản nữa.

Tôi không bao giờ đồng ý cho sự thay đổi này khi mà ngôn ngữ tiếng Việt không quá bất cập đến nỗi phải thay đổi, và tiếng Việt cải tiến tôi chưa thấy được ưu điểm quá lớn từ nó. Nếu nó bất cập, tự khắc bản thân nó sẽ thay đổi, người dân sẽ không chuộng nó, chứ không cần chúng ta phải ép buộc nó thay đổi.

 

Bộ GD&ĐT cần có cam kết khi lùi thời hạn thực hiện chương trình giáo dục PT và SGK

Nêu quan điểm về việc bộ GD&ĐT xin lùi thời hạn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới, ĐBQH Phạm Tất Thắng cho rằng: “Bộ cần có cam kết cụ thể, tránh việc sau một năm lại xin lùi tiếp”.

 

'Tiếng Việt' thành 'Tiếq Việt': 'Những người tử tế không ai quan tâm đến sự tồn tại của các loại ngôn ngữ 'lóng'

Theo PGS. TS. Trần Lâm Biền (chuyên gia Cục Di sản văn hóa - Bộ VH-TT-DL) cho rằng, khi nào đa số người dân thấy chữ quốc ngữ là đúng, khi ấy chúng ta vẫn phải tôn trọng.

 

Tác giả đề xuất cải cách Tiếng Việt: Dư luận phản ứng hơi tiêu cực về nghiên cứu của tôi

“Mặc dù có nhiều ý kiến trái chiều nhưng tôi sẽ làm việc này đến cùng. Tôi sẽ sớm đưa ra công luận khi đã hoàn thiện nó”, PGS. TS Bùi Hiền, tác giả của công trình nghiên cứu cải cách tiếng Việt cho biết.

Tin khác

Tin tức 5 giờ trước
Thực phẩm chức năng, mỹ phẩm giả là một trong những sản phẩm tạo ra siêu lợi nhuận. Do đó, tình trạng làm hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi hơn.
Tin tức 5 giờ trước
Ngày 26/4, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) phối hợp cùng Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo tại khu vực phía Nam.
Tin tức 6 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, TikTok đã thông báo sẽ đình chỉ tính năng kiếm tiền gây tranh cãi trên nền tảng tại các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu. Được biết, đây là những động thái được đưa ra sau những cảnh báo từ Ủy ban Châu Âu.
Tin tức 6 giờ trước
(SHTT) - Sáng nay (26/4), tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt – Xô diễn ra Lễ phát động Tháng hành động An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2024.
Tin tức 6 giờ trước
(SHTT) - Sáng 26/4, tại Hà Nội, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) và Trường Đại học Giao thông vận tải tổ chức sự kiện hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26/4) năm 2024.