SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 25/03/2024
  • Click để copy

Nghiên cứu mới: Tìm ra hợp chất ngăn sự lây lan của tế bào ung thư

08:00, 26/11/2017
(SHTT) - Bằng việc tìm ra một hợp chất siêu kết dính mới hiệu quả trong việc ngăn chặn sự lây lan của tế bào ung thư, một nghiên cứu sinh tiến sỹ người Canada đã nhận được giải thưởng Sáng tạo Anh tài Mitacs. Giới chuyên gia hy vọng loại chất này sẽ sớm được sử dụng trong thực tế.

Nghiên cứu mới: Tìm ra hợp chất ngăn sự lây lan của tế bào ung thư

Được biết, người đã có công lớn trong việc tìm ra hợp chất siêu kết dính này chính là Caitlin Miron, nghiên cứu sinh thuộc khoa hóa học của Đại học Queen. Cô đã xác định được một hợp chất kết dính ADN giúp khóa được các tế bào ung thư và ngăn chặn chúng lan truyền sang các tế bào lành khác.

Qua quá trình nghiên cứu các hợp chất tại phòng thí nghiệm, Miron nhận thấy một hợp chất có khả năng kết dính các cấu trúc ADN 4 sợi, được gọi là G-quadruplex. Những ADN này có liên quan đến sự phát triển của bệnh ung thư và các căn bệnh nguy hiểm khác như HIV.

tim ra hop chat ngan su lay lan cua te bao ung thu

 Nghiên cứu sinh tìm ra hợp chất ngăn sự lây lan của tế bào ung thư

Giải thích về phương pháp tìm ra hợp chất kết dính trên, Miron cho biết nhóm nghiên cứu đã phân tích cơ chế hoạt động dạng cấu trúc đơn của ADN. Thông thường, ADN có cấu trúc xoắn kép nhưng cũng có thể chuyển thành dạng cấu trúc đơn giống như một sợi dây chuyền.

Vì vậy chất siêu kết dính có thể khóa các điểm nút và ngăn các nucleo (được ví như các hạt trong sợi dây chuyền) di chuyển đến vùng ADN bị lỗi, nhờ đó ngăn được nguy cơ phát triển thành các tế bào ung thư. Chất siêu kết dính cũng có thể tác động đến G-quadruplex trong ADN của tế bào HIV.

"Hãy tưởng tượng chuỗi ADN giống một sợi dây chuyền đơn và từng hạt trong đó di chuyển tự do cho tới khi chạm vào điểm nút. Sau khi chạm điểm nút, chính các hạt này trở thành cỗ máy tế bào tác động lên ADN và chuyển hóa thành protein tạo ra các tế bào và mô ung thư", Miron chia sẻ.

tim ra hop chat ngan su lay lan cua te bao ung thu a

 Phương pháp mới nhận được nhiều nhận xét tích cực

Viện ung thư quốc gia Mỹ đã tiến hành thử nghiệm đối với hợp chất siêu kết dính trên và nhận được kết quả tích cực. Giới chuyên gia hy vọng, siêu chất kết dính sẽ được các công ty dược cấp phép sử dụng trong 2-8 năm tới sau khi nhóm nghiên cứu nộp đơn đăng ký sáng chế.

Trước đây, các nhà khoa học đã phải mất 20 - 30 năm để tìm kiếm những hợp chất kết dính như vậy nhưng chúng không mang lại hiệu quả rõ rệt vì vậy phát hiện mới này của Miron được xem là bước tiến khoa học, giúp ích rất nhiều cho những nghiên cứu khác trong tương lai.

Với phát hiện mới của mình, Miron và nhóm nghiên cứu đã nhận nhiều giải thưởng lớn tại Canada và quốc tế, gần đây nhất là giải thưởng Sáng tạo Anh tài Mitacs.

Phá hủy tế bào ung thư ngay trong vòng 3 ngày bằng kỹ thuật mới

Trước đó các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu ra kỹ thuật mới giúp phá hủy tế bào ung thư ngay trong vòng 3 ngày.

Cụ thể, ông Vadim Backman, thuộc Trường Kỹ thuật McCormick, Đại học Northwestern ở Evanston, IL và các cộng sự đã nhận thấy trong nhân tế bào, ADN được quấn xung quanh những protein gọi là histones, cùng với nhau chúng tạo thành chromatin.

Nhiệm vụ của Chromatin là đóng gói gọn ghẽ mã di truyền vào nhân tế bào, nhưng nó cũng có thể quy định gen nào được đóng và mở. Tuy nhiên, trong tế bào ung thư, chromatin giúp chúng tiến hóa và thích nghi với liệu pháp điều trị ung thư, nhờ đó cho phép tế bào ung thư tồn tại.

Do đó nhóm nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng thay đổi cấu trúc của chromatin cho có trật tự hơn sẽ tăng sự nhạy cảm của tế bào ung thư với điều trị. Tiến hành các nghiên cứu sâu hơn, nhóm nghiên cứu nhận thấy có thể thay đổi cấu trúc của chromatin bằng cách thay đổi các chất điện giải trong nhân tế bào ung thư.

Nhóm đã thử nghiệm chiến lược này bằng cách sử dụng hai thuốc đã được FDA phê duyệt là Celecoxib và Digoxin. Celecoxib được dùng giảm đau, trong khi Digoxin được sử dụng để điều trị rung nhĩ và suy tim. Tuy nhiên cả hai thuốc cũng có thể thay đổi mật độ đóng gói của chromatin. Các nhà nghiên cứu đã kết hợp những thuốc này - được họ gọi là trị liệu bảo vệ chromatin (CPT) - với hóa trị và thử nghiệm trên các tế bào ung thư nuôi cấy. Và theo Backman, họ đã được chứng kiến "một điều đáng chú ý."

"Trong vòng 2 hoặc 3 ngày, gần như tất cả các tế bào ung thư đơn độc đều chết vì chúng không thể đáp ứng. Các hợp chất CPT không tiêu diệt tế bào, mà chúng sẽ tái cấu trúc lại chromatin. Nếu bạn ngăn chặn được khả năng tiế hóa và thích nghi của tế bào, thì đó chính là gót chân A-sin của chúng", nhóm nghiên cứu cho biết.

PV(t/h)

Tin khác

Khoa học Công nghệ 18 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Toyota bắt đầu tiến hành chương trình triệu hồi đối với hai mẫu SUV đầu bảng của mình tại Việt Nam, nhằm cập nhật phần mềm điều khiển hộp số.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin của Bệnh viện Massachusetts General ở Boston, một người đàn ông 62 tuổi mắc bệnh thận giai đoạn cuối đã trở thành người đầu tiên được ghép thận lợn đã được chỉnh sửa gen.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Bộ Khoa học và Công nghệ mới đây đã ban hành Quyết định 405/QĐ-BKHCN công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Cuộc thi Sáng tạo Robot châu Á - Thái Bình Dương (ABU Robocon) năm nay sẽ được tổ chức tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh từ ngày 23/8 đến 27/8/2024. Chủ đề thi của ABU Robocon 2024 mang tên "Ngày mùa", lấy ý tưởng từ việc canh tác lúa trên các thửa ruộng bậc thang.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo, đặc biệt là các mô hình Generative AI như ChatGPT của OpenAI, đang dẫn đến một thách thức lớn về năng lượng.