SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 05/05/2024
  • Click để copy

Ca khúc đặc biệt về khoảnh khắc thiêng liêng của ngày giải phóng Thủ đô 10/10/1954

11:14, 09/10/2023
(SHTT) - Đến nay, chưa một ca khúc viết về ngày Giải phóng Thủ đô nào vượt qua được "Tiến về Hà Nội" - bản hùng ca đầy khí thế, oai hùng.

Cố nhạc sĩ Văn Caonổi tiếng với hàng trăm ca khúc cách mạng hào hùng, thể hiện lòng yêu nước. Trong đó nổi bật nhất là "Tiến quân ca" - được sử dụng làm Quốc ca của nước ta và "Tiến về Hà Nội". Trong dịp kỷ niệm 69 năm kỷ niệm giải phóng Thủ đô, ca khúc "Tiến về Hà Nội" một lần nữa được vang lên khắp phố phường khiến hàng triệu người dân vô cùng xúc động.

Ít ai biết "Tiến về Hà Nội" của cố nhạc sĩ Văn Cao được viết vào năm 1949, 5 năm trước khi Hà Nội hoàn toàn được giải phóng. Thế nhưng từng lời ca lại vô cùng trùng khớp với bối cảnh giải phóng Thủ đô: “Trùng trùng quân đi như sóng/Lớp lớp đoàn quân tiến về/Chúng ta đi nghe vui lúc quân thù đầu hàng/Cờ ngày nào tung bay trên phố...”

Hình ảnh đoàn quân tiến về Hà Nội trong sự đón chào của người dân Thủ đô ngày 10/10/1954. (Ảnh: chụp màn hình)

Hình ảnh đoàn quân tiến về Hà Nội trong sự đón chào của người dân Thủ đô ngày 10/10/1954. (Ảnh: chụp màn hình)

Được biết ca khúc này được thai nghén khi Văn Cao đang ở Việt Bắc, tham dự buổi họp về tình hình chiến sự, chủ trương chuẩn bị tổng phản công và giới văn nghệ sĩ được giao nhiệm vụ sáng tác phục vụ cho kháng chiến. Nhạc sĩ Văn Cao, nhà văn Nguyễn Đình Thi và họa sĩ Tô Ngọc Vân được phân công về Khu 3 - "thủ phủ” của các văn nghệ sĩ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Tràng Tiền là một phố trung tâm của Hà Nội, cũng gắn liền với những thời khắc hào hùng của dân tộc.

Tràng Tiền là một phố trung tâm của Hà Nội, cũng gắn liền với những thời khắc hào hùng của dân tộc.

Với lời hứa viết một ca khúc về Hà Nội, nhạc sĩ Văn Cao đã sáng tác nên "Tiến về Hà Nội":  “Trùng trùng quân đi như sóng. Lớp lớp đoàn quân tiến về...”. Chỉ hai tuần lễ sau đó tôi đã viết xong ca khúc Tiến về Hà Nội khi ấy là mùa xuân 1949. Bài hát Tiến về Hà Nội của tôi đã được anh Khuất Duy Tiến cho in vào tờ báo Thủ đô hồi ấy”, ông từng nói.

Với những ca từ hào hùng, lạc quan, "Tiến về Hà Nội" nhanh chóng trở thành ca khúc được yêu thích bậc nhất thời điểm đó, đem lại cho người nghe một hy vọng lớn lao về ngày hoàn toàn giải phóng.

Ngày 10/10/1954, Hà Nội được giải phóng và "Tiến về Hà Nội" vang lên trong ngày trọng đại này. Đến nay, chưa một ca khúc viết về ngày Giải phóng Thủ đô nào vượt qua được "Tiến về Hà Nội", một bản hùng ca đầy khí thế, oai hùng.

PV

Tin khác

Giải trí 10 giờ trước
(SHTT) - Biển Cửa Lò lượng lớn sò huyết bị sóng đánh trôi dạt vào bờ, rất đông người dân, du khách được hưởng "lộc biển" ban tặng.
Giải trí 16 giờ trước
(SHTT) - Tính cả các suất chiếu đặc biệt, sau 7 ngày, "Lât mặt 7: Điều ước của mẹ" đã đạt doanh thu vượt mốc 200 tỷ đồng.
Giải trí 16 giờ trước
(SHTT) - Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với UBND thành phố Hà Nội tổ chức trình chiếu bức tranh Chiến dịch Điện Biên Phủ bằng công nghệ 3D mapping, tại khu vực tượng đài cảm tử, phố Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm.
Giải trí 16 giờ trước
(SHTT) - Theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, tỉnh Thanh Hóa là địa phương đứng đầu về doanh thu du lịch trong dịp lễ vừa qua.
Giải trí 1 ngày trước
(SHTT) - Tối 3/5, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương đã khai mạc “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ” với 6 bộ phim tài liệu phục vụ khán giả Thủ đô nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.