SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Bị bóc mẽ quảng cáo sai sự thật, Difoco đổ cho sai sót của nhân viên

14:00, 02/11/2018
(SHTT) - Khi tư vấn khách hàng thì cho rằng Tiểu Đường Hoàn là thuốc nhưng đến lúc cung cấp thông tin cho phóng viên thì lại khẳng định công ty Difoco không kinh doanh thuốc và các bài viết tại www.difoco.com là do lỗi của nhân viên !?

Như đã thông tin, vào ngày 22/10/2018, phóng viên đến trụ sở chính của Công ty cổ phần Difoco (công ty Difoco) thì nhân viên tại đây cho biết ông Huỳnh Văn Ninh – Đại diện theo pháp luật đi công tác và bảo phóng viên liên hệ qua email: [email protected].

1

Website: www.difoco.com 

Ngay trong ngày hôm đó, chúng tôi đã gửi những nội dung cần xác minh đến địa chỉ email này và chỉ khoảng 30 phút sau công ty Difoco đã nhanh chóng cung cấp thông tin cho phóng viên.

Cụ thể, đơn vị này cho biết: “Công ty Difoco là công ty kinh doanh về lĩnh vực TPCN, chúng tôi không kinh doanh thuốc, các giấy phép kinh doanh về TPCN có đầy đủ; Chúng tôi chỉ tập trung kinh doanh các sản phẩm đã được công bố; Chúng tôi có giấy xác nhận quảng cáo đầy đủ; 2 dược sĩ chúng tôi có bằng cấp cao đẳng về dược”.

Như vậy, công ty này khẳng định là không kinh doanh thuốc, thế nhưng khi phóng viên đóng vai khách hàng thì Dược sĩ lại tư vấn sản phẩm Tiểu Đường Hoàn là thuốc, có chức năng điều trị được bệnh tiểu đường và thay thế được thuốc tây.

Vậy đây có phải là chiêu bài để đánh lừa người tiêu dùng và đối phó với báo chí khi bị phản ánh?

2

 

Tiếp đến, khi chúng tôi hỏi tại sao 1 số bài viết trên website www.difoco.com lại thể hiện nội dung cho rằng Tiểu Đường Hoàn là thuốc và có công dụng là điều trị? thì doanh nghiệp này trả lời rằng:  

Như CEO đã chia sẻ với anh, chắc là còn sót lại 1 vài bài viết chứa từ thuốc cách đây 2 3 năm rồi. Lúc ấy bạn nhân viên viết bài mới vô công ty làm nên chưa hiểu rõ, viết bị sai thông tin, rất mong anh thông cảm. Tất cả các bài viết đã được chúng tôi điều chỉnh lại phù hợp với thông tin sản phẩm. Đảm bảo không phải thuốc và không chữa được bệnh”.

Và cuối cùng: “Chúng tôi bắt đầu làm quen với lĩnh vực gạo thảo dược từ năm 2013 với công ty kinh doanh gạo và hiểu được vấn đề của KH từ đó, sau mấy năm chúng tôi mở công ty difoco vò 2015 và bắt đầu xin giấy phép kinh doanh, giây an toàn vstp chỉ đi phân phối thảo dược hỗ trợ tiểu đường, thực phẩm nhỏ lẻ. Và xin giấy. công bố cho tiểu đường hoàn và từ đó bắt đầu chia sẻ cho người tiêu dùng. Chúng tôi cho ra sp khi sản phẩm đã có giấy công bố ! a có thể xem giấy công bố trên hệ thống bộ y tế ! Cảm ơn a nhiều nhé”, trích nguyên văn nội dung trả lời.

Điều nực cười là email trả lời này sai rất nhiều lỗi chính tả và không rõ Ban Giám đốc công ty Difoco quản lý nhân viên như thế nào mà lại để sự việc kéo dài nhiều năm, cho đến khi bị báo chí phản ánh mới chịu sửa? Hay đây cũng chỉ là “chiêu trò” để giảm nhẹ trách nhiệm?

Theo quy định tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ: “Đối với hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu trên website thương mại điện tử bán hàng, thương nhân, tổ chức, cá nhân phải cung cấp những thông tin để khách hàng có thể xác định chính xác các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ nhằm tránh sự hiểu nhầm khi quyết định việc đề nghị giao kết hợp đồng”.

Ngoài ra, các văn bản pháp luật về lĩnh vực cạnh tranh đã quy định rõ việc đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về công dụng sản phẩm có thể xem là hành vi Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh và mức phạt tiền là từ 80.000.000đ đến 140.000.000đ.

Bên cạnh việc bị phạt tiền, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm và buộc cải chính công khai.

Có thể nói, từ những câu trả lời của công ty Difoco đã phần nào cho thấy việc Tạp chí Sở hữu Trí tuệ và Sáng tạo phản ánh các dấu hiệu sai phạm của doanh nghiệp này là có cơ sở.

Vậy cơ quan quản lý cạnh tranh có từng kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp này chưa? Ngoài dấu hiệu sai phạm khi quảng cáo, tư vấn sản phẩm, thì Tiểu Đường Hoàn của công ty Difoco có an toàn cho sức khỏe không? Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) và Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM có từng kiểm tra đột xuất và lấy mẫu sản phẩm đem đi kiểm nghiệm không?

Đây là những câu hỏi cần có lời giải đáp từ phía các cơ quan chức năng.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc!

H.Ninh

Tin khác

Tài sản trí tuệ 9 giờ trước
(SHTT) - Chiều 25/4, Đội Quản lý thị trường số 5 Cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương phối hợp với Đội 3 Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an huyện Ninh Giang và Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hải Dương tổ chức giám sát việc tiêu hủy 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 11 giờ trước
(SHTT) - Cơ quan Quản lý Thực phẩm Singapore đã thông báo thu hồi một số thực phẩm có xuất xứ từ Việt Nam gồm nem cuốn hải sản Li Chuan (750g), dimsum tôm Bibigo Mandu (350g) và Mini Mandu.
Tài sản trí tuệ 11 giờ trước
(SHTT) - Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở mang tên “LuxCell - Ứng dụng liệu pháp tế bào gốc trong y học tái tạo” ngang nhiên quảng cáo và hành nghề trái phép trong lĩnh vực khám, chữa bệnh và tàng trữ nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc tại địa chỉ số 186 – 186A Cách Mạng Tháng Tám, Phường 10, Quận 3.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
Thanh tra Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở kinh doanh tắm hơi, massage nhưng lại treo bảng hiệu Cheongdam - Dong cùng với các dòng chữ tiếng Hàn Quốc ngang nhiên quảng cáo là “phòng khám điều trị suy giãn tĩnh mạch thuộc top 1 châu Âu”.