SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 27/04/2024
  • Click để copy

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các tác phẩm nghệ thuật trực tuyến giữa dịch Covid-19

07:00, 03/06/2020
(SHTT) - Trong bối cảnh mọi hoạt động đều bị hạn chế bởi các quy định giãn cách xã hội mùa dịch COVID-19, việc tổ chức các buổi triển lãm tác phẩm nghệ thuật trực tuyến đang dần trở thành xu hướng. Tuy nhiên, điều này lại khiến các tác giả gặp khó trong việc bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ.

Mới đây, anh Obinna Makata, một Nghệ sĩ Thị giác mới đây đã kiến nghị Chính phủ Liên bang xây dựng các chính sách nhằm bảo vệ tác phẩm được trưng bày trực tuyến của các nghệ sĩ.

MakataPortraitRuthieAbel

 Anh Obinna Makata, Nghệ sĩ Thị giác đang kêu gọi chính phủ các nước nhanh chóng xây dựng chính sách bảo vệ quyền sở hữu cho các tác phẩm được trưng bày với hình thức trực tuyến. 

Trả lời phỏng vấn Thông tấn xã Nigeria (NAN) tại Lagos, anh Makata cho rằng việc này là rất cần thiết do ngành công nghiệp nghệ thuật đã cho phép các tác giả thực hiện những buổi triển lãm trên không gian số ngược lại với hình thức trưng bày thông thường. Anh cho rằng nhu cầu thiết lập các chính sách phù hợp để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các nghệ sĩ là rất lớn. Điều này nhằm chống lại việc các tác phẩm của họ bị sao chép. 

Trước đó, Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) cũng đã đề cập trong “Các vấn đề về Sở hữu Trí tuệ trong việc phân phối nội dung trên Internet” rằng: “Do việc tải xuống các tệp tin kỹ thuật số khá dễ dàng nên hành động sao chép nội dung trái phép đã là một vấn nạn lớn gây thiệt hại lợi nhuận tới hàng triệu đô la cho chủ sở hữu tác phẩm được trưng bày trực tuyến”. 

Do đó, tổ chức này đã đề xuất: “Không bao giờ phân phối hoặc cho phép tải xuống nội dung của bên thứ ba không thuộc sở hữu của người dùng và triển khai các chương trình tại chỗ để đảm bảo rằng những nhân viên tại nơi làm việc hiểu chính sách của công ty, tổ chức về vấn đề này”.

Ngày càng có nhiều nơi sử dụng các phương tiện kỹ thuật để bảo vệ nội dung trên Internet bằng dấu ấn chìm (watermark), mã hóa hoặc tạo ra các hệ thống nhận dạng và theo dõi. Bà Emily Danchuk, luật sư về quyền sở hữu trí tuệ, cho biết: “Khi việc thực thi và đăng ký bản quyền tác phẩm được thực sự phổ biến thì những kẻ lăm le vi phạm sẽ phải suy nghĩ lại về hành động của bản thân”.

Hiện anh Obinna Makata thì vẫn miệt mài với những tác phẩm của mình trong thời gian phong tỏa. Makata kêu gọi các nhà sưu tầm nghệ thuật và chủ sở hữu phòng trưng bày, những người mà thường tham gia buôn bán và triển lãm các tác phẩm nghệ thuật, đảm bảo các cơ chế được đưa ra để chống lại những tên trộm trong ngành. Theo anh, các cá nhân này có thể xác định được chủ sở hữu ban đầu của các tác phẩm nghệ thuật khác nhau được mua hoặc trưng bày trong phòng triển lãm.

Tuấn Anh

Tin khác

Tin tức 14 giờ trước
Thực phẩm chức năng, mỹ phẩm giả là một trong những sản phẩm tạo ra siêu lợi nhuận. Do đó, tình trạng làm hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi hơn.
Tin tức 14 giờ trước
Ngày 26/4, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) phối hợp cùng Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo tại khu vực phía Nam.
Tin tức 15 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, TikTok đã thông báo sẽ đình chỉ tính năng kiếm tiền gây tranh cãi trên nền tảng tại các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu. Được biết, đây là những động thái được đưa ra sau những cảnh báo từ Ủy ban Châu Âu.
Tin tức 15 giờ trước
(SHTT) - Sáng nay (26/4), tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt – Xô diễn ra Lễ phát động Tháng hành động An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2024.
Tin tức 15 giờ trước
(SHTT) - Sáng 26/4, tại Hà Nội, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) và Trường Đại học Giao thông vận tải tổ chức sự kiện hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26/4) năm 2024.