SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

10 phát minh vĩ đại của phụ nữ làm thay đổi cuộc sống

15:21, 09/03/2023
(SHTT) - Không chỉ góp phần làm thay đổi lịch sử văn minh nhân loại, 10 người phụ nữ tài giỏi sau đã khơi dậy niềm cảm hứng cho phái đẹp trên toàn thế giới.

 Marie Curie: Thuyết phóng xạ

7111867-ngay-sinh-cua-nha-khoa-hoc-vi-dai-marie-curie-

Marie Curie (sinh ngày 7/11/1867 - qua đời ngày 4/7/1934)

Là một trong những bộ óc khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại, Marie Curie là người tiên phong trong việc nghiên cứu “Thuyết phóng xạ”. Bà trở thành người phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ Giáo sư Vật lý Đại cương tại Khoa Khoa học. Marie Curie, nhà vật lý, nhà hóa học nữ đầu tiên trong lịch sử đoạt hai giải Nobel, đã được tôn vinh là nữ khoa học gia vĩ đại nhất mọi thời đại.

Grace Murray Hopper: Ngôn ngữ lập trình và chương trình máy tính

YaleNews_hopper-grace.UNIVAC.102635875-CC_0

Grace Murray Hopper (sinh ngày 9/12/1906 - qua đời ngày 1/1/1992)

Nữ Phó đề đốc Grace Murray Hopper là một nhà khoa học máy tính và sĩ quan trong Hải quân Hoa Kỳ. Được mệnh danh là “mẹ đẻ” của ngành lập trình máy tính, Grace M. Hopper là lập trình viên đầu tiên cho máy tính Mark I và phát triển trình biên dịch đầu tiên cho một ngôn ngữ lập trình. Không chỉ có vậy, bà còn đồng phát minh ra COBOL - chương trình phiên dịch chỉ đạo của con người thành mã nguồn máy tính. Công trình của bà là tiền đề cho sự ra đời của ngôn ngữ lập trình phổ cập.

Rosalind Franklin: Chuỗi xoắn kép DNA

fx1_lrg

Rosalind Elsie Franklin (sinh ngày 25/7/1920 – qua đời ngày 16/4/1958)

Rosalind Franklin là nhà sinh lý học người Anh, bà là người đầu tiên chụp được bức ảnh sử dụng nhiễu xạ tia X. Ảnh chụp phân tử ADN của bà đóng góp vai trò then chốt trong việc giải mã cấu trúc ADN, một trong những bước đột phá khoa học lớn nhất và quan trọng nhất trong thế kỷ XX. Việc tìm ra chuỗi AND được xem là công trình quan trọng giúp các nhà khoa học giải mã được nhiều điều bí ẩn về chức năng lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền giữa các thế hệ.

Stephanie Kwolek: Sợi Kevlar

kwolek-obitn-1-jumbo

Stephanie Louise Kwolek (sinh ngày 31/7/1923 – qua đời ngày 18/6/2014)

Phát minh sợi Kevlar của nhà hoá học Stephanie L. Kwolek là loại vật liệu nhẹ và siêu bền. Phát minh này là thành quả của 15 năm miệt mài nghiên cứu thầm lặng của Kwolek. Bà ấy đã khám phá ra điều này khi cố gắng phát minh ra một chất thay thế cho thép trong lốp ô tô. Kể từ khi được phát hiện, sợi Kevlar được ứng dụng cho rất nhiều vật dụng như lốp xe đạp, áo chống đạn, …

Josephine Cochrane: Máy rửa bát

may-rua-bat-XHAF

Josephine Cochrane (sinh ngày 8/3/1839 – qua đời ngày 14/8/1913)

Có lẽ, đối với nhiều người, đặc biệt là phát nữ, phát mình máy rửa bát là phát minh vĩ đại nhất mọi thời đại và cảm thấy biết ơn Josephine Cochran. Ban đầu Josephine Cochran (Mỹ) chỉ muốn có phương tiện tiện ích để những người phục vụ không làm hỏng bộ đồ ăn quý và không làm tổn hại bàn tay và thời gian quý báu của mình. Song từ ước muốn đó, bà đã bất ngờ trở thành người nổi tiếng trên khắp thế giới với sản phẩm chiếc máy rửa bát.

Maria Beasley: Bè cứu sinh

EhESqyMXYAA4t70

Maria E. Beasley (sinh năm 1836 – qua đời năm 1913) 

Khi làn sóng di dân từ châu Âu mới đổ tới Mỹ bùng nổ những thập niên 1880, nhà phát minh Maria E. Beasley đã thiết kết ra chiếc bè cứu sinh cải tiến khác hẳn những chiếc bè bằng phẳng trong thập kỷ trước. Bè của Maria E. Beasley có những đường rãnh bảo vệ, giúp giữ người gặp nạn bên trong trong trường hợp họ phải bỏ tàu.Trong sự nghiệp của mình, Maria E. Beasley còn phát minh ra máy sưởi chân, máy phát điện chạy hơi và một máy đóng thùng, tổng cộng được cấp 15 bằng sáng chế tại Mỹ và ít nhất 2 bằng tại Anh.

Shirley Jackson: Công nghệ viễn thông

Nhung-Phat-Minh-Vi-D-02

 Shirley Jackson (sinh ngày 14/12/1916 – qua đời ngày 8/8/1965)

Năm 1973, Shirley Jackson là người phụ nữ da màu đầu tiên tốt nghiệp tiến sĩ trường MIT. Tại Phòng thí nghiệm Bell, bà đã tiến hành nghiên cứu các định luật cơ bản để tạo tiền đề cho các nhà khoa học khác phát minh ra pin mặt trời, cáp quang, máy fax di động, điện thoại cảm ứng và dịch vụ chờ cuộc gọi.

Katharine Burr Blodgett: Kính không phản xạ

Katharine_Burr_Blodgett_(1898-1979),_demonstrating_equipment_in_lab

Katharine Burr Blodgett (sinh ngày 10/1/1898 – qua đời ngày 12/10/1979)

Nhà khoa học, nhà phát minh Katharine Burr Blodgett là người tiên phong trong nhiều lĩnh vực, là người phụ nữ đầu tiên nhận bằng tiến sỹ vật lý tại đại học Cambridge của Anh, và cũng là phụ nữ đầu tiên được General Electric ký hợp đồng làm việc. Trong Thế chiến thứ hai, Katharine dã đóng góp nhiều nghiên cứu cho nhu cầu quân sự như: mặt nạ phòng độc, chống khói và kỹ thuật mới cho sự xả băng của cánh máy bay. Tuy nhiên, trong lĩnh vực hóa học, bà có phát minh gây ảnh hưởng nhất đó là: kính không phản xạ. Hiện nay, loại kính này được sử dụng trong kính, tấm chắn xe hơi và màn hình máy tính.

Hedy Lamarr: Công nghệ “Nhảy tần”

640px-Hedy_Lamarr_Publicity_Photo_for_The_Heavenly_Body_1944

Hedy Lamarr (sinh ngày 9/11/1914 – qua đời ngày 19/1/2000) 

Không chỉ là 1 nữ diễn viên tài năng hàng đầu trong kỷ nguyên vàng của Hollywood, Hedy Lamarr còn được biết đến như là một nhà sáng chế lỗi lạc. Phát minh lớn nhất của bà, cùng với nhà soạn nhạc George Antheil, là công nghệ “nhảy tần” được sử dụng rộng rãi. Công nghệ này chính là tiền thân của công nghệ WiFi, Bluetooth và GPS ngày nay.

Mary Anderson: Cần gạt nước ô tô

a9

Mary Elizabeth Anderson (sinh ngày 19/2/1866 – qua đời ngày 27/6/1953) 

Trong một lần đến New York năm 1902, Mary Anderson phải lái xe đẩy dưới trời mưa tuyết phủ trắng lối đi. Bà đã nhanh chóng nghĩ ra mình cần tạp ra một công cụ hữu ích nào đó để giải quyết vấn đề này. Năm 1905, Mary đã thiết kế ra hệ thống cần gạt nước đầu tiên và nhận bằng sáng chế. Mặc dù ban đầu bà đã gặp khó khăn khi phổ biến phát minh này, nhưng may mắn thay, Cadillac đã đưa cần gạt lên các phương tiện của hãng xe vào năm 1922. Từ đó, phát minh ấy đã trở thành phát minh vĩ đại, không thể thiếu trong cuộc sống con người.

Hà My

Tin khác

Tài sản trí tuệ 10 giờ trước
Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở mang tên “LuxCell - Ứng dụng liệu pháp tế bào gốc trong y học tái tạo” ngang nhiên quảng cáo và hành nghề trái phép trong lĩnh vực khám, chữa bệnh và tàng trữ nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc tại địa chỉ số 186 – 186A Cách Mạng Tháng Tám, Phường 10, Quận 3.
Tài sản trí tuệ 10 giờ trước
Thanh tra Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở kinh doanh tắm hơi, massage nhưng lại treo bảng hiệu Cheongdam - Dong cùng với các dòng chữ tiếng Hàn Quốc ngang nhiên quảng cáo là “phòng khám điều trị suy giãn tĩnh mạch thuộc top 1 châu Âu”.
Tài sản trí tuệ 11 giờ trước
(SHTT) - Trong những năm gần đây, Việt Nam đã ghi nhận sự gia tăng đáng kể về số lượng đơn đăng ký sáng chế của chủ thể trong nước. Theo các chuyên gia, để thúc đẩy động lực sáng chế và đổi mới sáng tạo, chúng ta sẽ cần sự đổi mới trong cách tiếp về sở hữu trí tuệ.
Tài sản trí tuệ 12 giờ trước
(SHTT) - LG Energy Solution (LGES), nhà sản xuất pin EV lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau CATL của Trung Quốc, mới đây đã có động thái nhằm cảnh báo hoặc thậm chí kiện những trường hợp nghi ngờ vi phạm bằng sáng chế của mình.
Tài sản trí tuệ 12 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, tại Diễn đàn Khoa học và kinh tế toàn cầu 2024, tổ chức tại Dubai, Anh hùng Lao động Hoàng Đức Thảo, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam đã nhận giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và danh hiệu Viện sĩ Danh dự.