SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Vụ xe khách va chạm xe cứu hỏa: Bất ngờ lời khai của lái xe khách với cơ quan công an

10:18, 23/03/2018
(SHTT) - "Thời điểm xe cứu hỏa nhập làn, đi ngược đường cao tốc tôi chỉ cách đó vài chục mét. Đến khi xe cứu hỏa tiến sang làn ngoài cùng đường cao tốc thì tôi đã ở rất gần, không thể xử lý kịp...", tài xế xe khách chia sẻ.
hien truong vu tai nan

Hiện trường xảy ra vụ tai nạn trên cao tốc Pháp Vân- Cầu Giẽ. Ảnh: Dân Việt

Theo thông tin trên tờ Đất Việt, chiều ngày 22/3, anh Đỗ Hùng Mạnh (37 tuổi, lái xe khách đâm xe cứu hỏa) cho biết đã làm việc với Công an TP. Hà Nội về những nội dung liên quan đến vụ tai nạn xảy ra trên đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ khiến 1 chiến sĩ cảnh sát PCCC tử vong và 8 người khác bị thương.

"Do chân tôi vẫn còn rất đau, chưa thể di chuyển xa được nên công an đã về địa phương làm việc. Buổi làm việc cũng không quá căng thẳng, có như nào tôi khai như vậy" - anh Mạnh nói.

Phân tích vụ việc, một số chuyên gia vật lý phân tích, thời điểm xảy ra tai nạn anh Mạnh đang chạy với vận tốc 87km/giờ, tương đương khoảng 22m/giây. Trong đoạn băng ghi hình cho thấy, chiếc xe cứu hỏa bắt đầu nhập đường cao tốc đến khi xảy ra tai nạn khoảng 7 giây. Như vậy, lúc đó xe khách đang cách xe cứu hỏa khoảng 150m.

Trong khi Thông tư năm 2015 của Bộ GTVT, với đoạn đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ khoảng cách tối thiểu giữa các xe là 100m để đủ khả năng xử lý khi có chướng ngại vật. Như vậy, với khoảng cách 150m, tại sao tài xế xe khách lại không kịp né tránh?

Cũng theo Đất Việt, anh Mạnh phủ nhận điều này. Theo tài xế xe khách, thời gian lúc xảy ra tai nạn rất nhanh, chỉ khoảng từ 2 - 3 giây.

"Thời điểm xe cứu hỏa nhập làn, đi ngược đường cao tốc tôi chỉ cách đó vài chục mét. Đến khi xe cứu hỏa tiến sang làn ngoài cùng đường cao tốc thì tôi đã ở rất gần, không thể xử lý kịp..." - anh Mạnh kể.

Theo anh Mạnh, có ở trong tình huống thực tế mới thấy được thời gian ngắn và gấp rút như thế nào. Anh Mạnh nói:

"Nếu ngồi ở nhà bình tĩnh nghĩ lại cách xử lý trong tình huống đó như thế nào thì không khách quan. Bởi thực tế, khi gặp chướng ngại vật trong khoảng cách ngắn như vậy, bất cứ ai cũng cảm thấy giật mình".

Theo thông tin trên báo Giao thông, sau vụ việc xe khách va chạm xe cứu hỏa, đã xuất hiện rất nhiều ý kiến tranh cãi về việc xe cứu hỏa có nên đi ngược chiều trên đường cao tốc hay không, hoặc xe cứu hỏa có lạm dụng quyền ưu tiên của mình dẫn đến tai nạn, cũng như trách nhiệm của các bên trong vụ tai nạn này thế nào?

Trao đổi với báo Giao thông, luật sư Nguyễn Anh Thơm, Trưởng Văn phòng luật sư Nguyễn Anh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), để có căn cứ xem xét trách nhiệm các bên thì cần thiết phải đánh giá lỗi của các bên.

Thứ nhất, đối với lỗi xe cứu hỏa. Dù là xe ưu tiên số một khi đi làm nhiệm vụ thì cũng phải chấp hành Luật GTĐB để đảm bảo an toàn cho bản thân và những phương tiện đang lưu thông trên đường. Xe cứu hỏa là xe chủ động đi từ đường nhỏ vào đường cao tốc lại đi ngược chiều nhưng không quan sát kỹ tình trạng các phương tiện đang tham gia giao thông trên đường, cho xe chuyển hướng vào đường cao tốc với tốc độ cao, chuyển hướng vuông góc đường làm phương tiện ngược chiều khó phán đoán hướng đi, vi phạm Điều 4, điều 15 Luật GTĐB và Khoản 2, Điều 5 Thông tư 91/2015/TT-BGTVT quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn xe cơ giới, xe máy chuyên dụng dùng tham gia giao thông đường bộ.

"Đáng lẽ ra, xe cứu hỏa phải đi vào đường khẩn cấp dành cho xe cứu nạn, cứu hộ, xe đi làm nhiệm vụ... nhưng đã đi sang làn đường chính cho phép tốc độ cao nhất. Đặc biệt, xe cứu hỏa đã không chủ động giảm tốc độ, chuyển hướng đột ngột cho xe khách khó xử lý tình huống theo quy tắc 3 giây để tính khoảng cách an toàn trên cao tốc", luật sư Thơm phân tích.

Thứ 2, về lỗi của xe khách, nếu có căn cứ xác định, xe khách đi trên cao tốc không chủ động giảm tốc độ khi đến ngã ba và đi trên đường cao tốc trong tình trạng trời mưa, trơn trượt thì có dấu hiệu vi phạm Điều 12, Luật GTĐB và Điều 5 Thông tư 91/2015/TT-BGTVT: "Khi đến đường giao nhau không giảm tốc độ, hoặc dừng lại một cách an toàn", "không nhường đường cho xe ưu tiên".

Từ những nhận định trên, theo quan điểm của luật sư, vụ TNGT này có dấu hiệu lỗi hỗn hợp, theo quy định tại Điều 260 BLHS 2015: Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. "Không chỉ Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới đều có quy định cho xe ưu tiên làm nhiệm vụ được đi ngược chiều trên cao tốc. Tuy nhiên, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung trường hợp xe ưu tiên được đi ngược chiều vào cao tốc khi đã đủ điều kiện, phải đảm bảo an toàn như có sự phân luồng giao thông, đặt biển cảnh báo, có xe cảnh báo dẫn đường…, không vì cứu hộ được một người mà gây thiệt thiệt cho nhiều người khác", luật sư đề xuất.

Mạnh Trường (t/h)

Tin khác

Tin tức 45 phút trước
Thực phẩm chức năng, mỹ phẩm giả là một trong những sản phẩm tạo ra siêu lợi nhuận. Do đó, tình trạng làm hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi hơn.
Tin tức 46 phút trước
Ngày 26/4, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) phối hợp cùng Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo tại khu vực phía Nam.
Tin tức 1 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, TikTok đã thông báo sẽ đình chỉ tính năng kiếm tiền gây tranh cãi trên nền tảng tại các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu. Được biết, đây là những động thái được đưa ra sau những cảnh báo từ Ủy ban Châu Âu.
Tin tức 1 giờ trước
(SHTT) - Sáng nay (26/4), tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt – Xô diễn ra Lễ phát động Tháng hành động An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2024.
Tin tức 1 giờ trước
(SHTT) - Sáng 26/4, tại Hà Nội, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) và Trường Đại học Giao thông vận tải tổ chức sự kiện hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26/4) năm 2024.