SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Vũ trụ Marvel và những lần đối diện tranh chấp bản quyền

09:36, 29/09/2021
(SHTT) - Marvel đã thống trị phòng vé toàn cầu với hàng loạt nhân vật đình đám như Iron Man, Black Widow, Captain America, Spider-Man... Tuy nhiên Marvel cũng không ít lần vướng vào những vụ tranh chấp bản quyền bạc tỷ kéo dài nhiều năm.

Marvel và nguy cơ mất hàng loạt bản quyền siêu anh hùng

Mới đây nhóm người thừa kế di sản của tác giả truyện tranh huyền thoại Steve Ditko đã gửi hồ sơ thông báo chấm dứt hợp đồng lên Văn phòng Bản quyền Mỹ. Họ mong muốn thu hồi bản quyền nhân vật Spider-Man và Doctor Strange hiện do Marvel Entertainment nắm giữ.

Ngoài Spider-Man và Doctor Strange, trong hai năm tới, đế chế truyện tranh phải đối mặt với nguy cơ mất quyền sở hữu hàng loạt siêu anh hùng ăn khách khác như Iron Man hay Black Widow. Điều này kéo Walt Disney vào trận chiến pháp lý với người thừa kế của các họa sĩ truyện tranh nhằm bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp dàn nhân vật.

marvel1

 

Marvel từng suýt mất bản quyền tất cả siêu anh hùng vào tay Sony

Cách đây 20 năm, vì làm ăn thua lỗ Marvel đã đề nghị bán bản quyền toàn bộ các nhân vật siêu anh hùng của mình cho Sony với mức giá rẻ không tưởng.

Thập niên 90 là thời điểm đen tối của Marvel vì bế tắc trong kinh doanh, studio đứng bên bờ vực phá sản.

Những bộ phim dựa trên truyện tranh Marvel trước đây như Howard the Duck, The Punisher hay Captain America (1990 đều) thất bại thảm hại về cả doanh thu lẫn chất lượng chuyên môn. Bản Fantastic Four năm 1994 thậm chí còn không được ra mắt vì quá tệ.

Để cứu vãn tình hình tài chính bết bát, Marvel đành rao bán tất cả “con cưng” của mình. Hãng bán thành công bản quyền X-Men, Fantastic Four cùng một số nhân vật khác cho 20th Century Fox và Universal. Tuy nhiên loạt siêu anh hùng còn lại của hãng vẫn “tồn kho”.

Vì vậy khi Sony liên lạc ngỏ lời mua bản quyền Spider-Man, Marvel đã đưa ra mức giá không tưởng cho bản quyền tất cả nhân vật của hãng là 25 triệu USD, chỉ bằng 1/7 kinh phí sản xuất phim Iron Man sau này. Dù vậy Sony vẫn kiên quyết từ chối thương vụ và chỉ bỏ ra 10 triệu USD để mua bản quyền Spider-Man.

Marvel kiện Google vì rò rỉ Avengers

Năm 2014, luật sư tại công ty mẹ Disney của Marvel đã gửi cho Google thông báo vi phạm theo quy định của Đạo luật Bản quyền Kỹ thuật số Thiên niên kỷ và yêu cầu Google nhanh chóng xóa bỏ tập tin này. Tuy nhiên, Marvel muốn biết rõ thông tin xác định người dùng bị cáo buộc và đang truy tìm theo địa chỉ IP liên kết với các tài khoản YouTube và Google+ của người dùng này.

Disney/Marvel đã đầu tư rất nhiều cho Avengers và chắc chắn không muốn có bất kỳ rủi ro nào. Trong năm 2009, bộ phim X-Men: Origins đã có một bản sao bị rò rỉ và vẫn có doanh thu tốt tại các phòng vé. Tuy nhiên năm nay, bộ phim hành động Expendables 3 đã có doanh thu phòng vé không như mong đợi do đã xuất hiện bản rò rỉ, dù ngay trước khi bộ phim ra mắt vào mùa hè, Lionsgate nhanh chóng xin tòa án có một lệnh cấm các nhà khai thác các trang web bị cáo buộc lưu hành bản rò rỉ này.

Marvel và Disney bị tố đạo nhái trang phục nhiều thành viên Avengers

marvel

 

Người chính thức đệ đơn kiện là anh em Ben Lai và Raymond Lai, 2 nhà sáng lập của Horizon. Họ cho rằng những bộ giáp của Iron Man, Ant-Man và nhiều thành viên Avengers khác đều là sản phẩm do công ty của họ tạo ra. Marvel đã tự ý sử dụng và đưa lên màn ảnh mà không hề có sự thảo luận, đàm phán hay chia sẻ lợi nhuận thỏa đáng.

Những bộ trang phục siêu anh hùng mà Ben và Raymond đang đề cập đến đã từng xuất hiện trong 3 tập truyện của series Radix, được Image Comics xuất bản liên tục từ tháng 12/2001 đến tháng 4/2002. Theo đơn kiện cho biết, sau sự thành công của Radix, tổng biên tập C.B. Cebulski của Marvel đã liên hệ và mời họ về làm họa sĩ cho Marvel. Anh em nhà Lai ban đầu đã từ chối đề nghị này, nhưng sau đó họ đồng ý làm việc cho 2 dự án Thor và X-Men.

Trong đơn kiện, họ chỉ rõ từng thiết kế mà Marvel đã thản nhiên tự ý vay mượn của Horizon Comics, nhất là bộ giáp trong bom tấn Iron Man 3 - “đặc biệt giống với trang phục của Caliban, một trong những nhân vật đã xuất hiện trong Radix 1”. Đáng chú ý hơn nữa, vào năm 2013 (thời điểm Iron Man 3 ra mắt), anh em nhà Lai đã từng kiện Marvel với lý do tương tự sau khi poster của bộ phim này được công bố, để lộ rõ hình ảnh những bộ giáp mà Tony Stark chế tạo. Tuy nhiên, đến năm 2019, Marvel đã thắng vụ kiện này với kết luận từ thẩm phán J. Paul Oetken là “không có bằng chứng cụ thể nào cho thấy poster của Iron Man 3 sao chép lại từ những bức vẽ liên quan đến Caliban”.

Với vụ việc lần này, bên cạnh nhắc lại trường hợp Iron Man 3, anh em nhà còn đề cập đến cả bộ giáp của Stark trong Avengers: Infinity War, cũng như những trang phục siêu anh hùng trong Ant-Man and the Wasp. Họ cho rằng tất cả đều có nét tương đồng với 1 nhân vật quân đội trong Radix 2 của Horizon.

Marvel thua kiện X-MEN tại Việt Nam

Công ty Marvel Characters Inc( chủ nhân của tác phẩm có nhân vật siêu nhân nổi tiếng X-MEN) đã thua kiện tại Việt Nam khi khởi kiện Cục Sở hữu trí tuệ về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa bảo hộ nhãn hiệu “X-MEN, hình” cho Công ty TNHH hàng gia dụng quốc tế (VN).

Marvel cho biết nhãn hiệu “X-MEN, hình” của Công ty hàng gia dụng quốc tế không đáp ững các tiêu chuẩn bảo hộ theo quy dịnh của pháp luật, cụ thể là trùng/tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng “X-MEN” cuả Công ty Marvel đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi (điều 6.1.3, Nghị định 63/CP); trùng với hình tượng, tên nhân vật X-MEN thuộc quyền tác giả của Công ty Marvel vốn đã trở nên nổi tiếng trên thế giới (điều 6.1.h, Nghị định 63/CP;làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa đảo người tiêu dùng về xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị của hàng hóa, dịch vụ (điều 6.2.d, Nghị định 63/CP.

Tuy nhiên khi ra tòa, đại diện của Công ty Marvel chỉ chứng minh được X-MEN là tên gọi của nhóm siêu nhân và là tên tác phẩm nổi tiếng của Công ty Marvel song không chứng minh được X-MEN là yếu tố được bảo hộ và thuộc quyền tác giả của Công ty Marvel.

Lập luận về yếu tố gây hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa đảo người tiêu dùng về xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị của hàng hóa đã bị thẩm phán chủ tọa phiên tòa cho là quá chủ quan và không liên quan đến nội dung vụ án đang xem xét.

Minh Anh

Tin khác

Tài sản trí tuệ 57 phút trước
(SHTT) - Cấp quyền hình ảnh nhân vật (Character Licensing) là chiến lược kinh doanh được nhiều tập đoàn sáng tạo trên thế giới áp dụng thành công và đem về những nguồn lợi nhuận khổng lồ. Vậy Character Licensing là gì và cơ hội nào cho các doanh nghiệp Việt Nam?
Tài sản trí tuệ 2 giờ trước
(SHTT) - Shimano - công ty nổi tiếng trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất các bộ phận xe đạp đã tiết lộ một phát minh đột phá. Bằng sáng chế mới cho thấy Shimano đang phát triển một bộ truyền động không dây hoàn toàn mới mang lại hiệu suất tối đa cho các tay đua và người yêu xe đạp.
Tài sản trí tuệ 8 giờ trước
(SHTT) - Chiều 25/4, Đội Quản lý thị trường số 5 Cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương phối hợp với Đội 3 Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an huyện Ninh Giang và Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hải Dương tổ chức giám sát việc tiêu hủy 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 10 giờ trước
(SHTT) - Cơ quan Quản lý Thực phẩm Singapore đã thông báo thu hồi một số thực phẩm có xuất xứ từ Việt Nam gồm nem cuốn hải sản Li Chuan (750g), dimsum tôm Bibigo Mandu (350g) và Mini Mandu.
Tài sản trí tuệ 10 giờ trước
(SHTT) - Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.