SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 03/05/2024
  • Click để copy

Việt Nam ký hiệp định mang tính lịch sử về biển

14:05, 21/09/2023
(SHTT) - Sáng ngày 20/9/2023 (giờ New York), trong khuôn khổ hoạt động của Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 78, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã ký Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia.

Theo Thông tin chính phủ, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên tham gia ký Hiệp định trong khuôn khổ chuyến làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, truyền đi thông điệp mạnh mẽ về việc Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, chung tay cùng các quốc gia trên thế giới giải quyết các vấn đề toàn cầu, đóng góp vào hòa bình, thịnh vượng và phát triển bền vững.

380690767_730844265747023_4461824553938516778_n

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn ký Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia 

Hơn 60 quốc gia tham gia ký Hiệp định trong tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Việc thông qua và ký Hiệp định là một dấu mốc lịch sử trong nỗ lực của cộng đồng quốc tế về bảo vệ môi trường biển, trong bối cảnh thực hiện Chương trình nghị sự 2030, đặc biệt là Mục tiêu phát triển bền vững số 14 về bảo tồn và sử dụng bền vững biển và tài nguyên biển.

Đây là hiệp định thứ ba được đàm phán và ký kết trong khuôn khổ Công ước Luật Biển năm 1982, tái khẳng định vai trò, tầm quan trọng của Công ước với tư cách là khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển và đại dương.

Hiệp định trong khuôn khổ Công ước Luật Biển năm 1982 về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học tại các vùng biển ngoài phạm vi tài phán quốc gia, còn gọi là Hiệp định về biển cả, điều chỉnh việc khai thác, chia sẻ lợi ích và bảo tồn nguồn gene biển tại các vùng biển quốc tế.

Đây là một nguồn lợi mới đầy tiềm năng, thuộc các vùng biển rộng lớn chiếm hơn 60% diện tích bề mặt của các đại dương mà không thuộc về quốc gia nào. Nhiều vùng ở đáy đại dương có hệ sinh thái đặc biệt giàu có, với nhiều loại gene quý hiếm, có giá trị cao cho nghiên cứu khoa học và tiềm năng kinh tế lớn, nhất là có thể tạo ra thuốc điều trị bệnh hiểm nghèo, sản xuất dược mỹ phẩm…

Hiện nay, hầu như chỉ có các nước phát triển và công ty tư nhân sở hữu công nghệ biển và công nghệ sinh học hàng đầu, với nguồn tài chính dồi dào mới có khả năng thu thập nguồn gene biển khơi và phát triển ứng dụng đem lại lợi nhuận, trong khi chưa có văn kiện quốc tế nào quy định nghĩa vụ chia sẻ lợi ích cũng như bảo tồn nguồn lợi này.

Hiệp định sẽ có hiệu lực sau khi có 60 nước phê chuẩn, phê duyệt.

Khánh An

Tin khác

Tin tức 13 giờ trước
AI Day 2024 sẽ diễn ra tại The Adora Center (TP.HCM) với chủ đề “Ứng dụng AI - Chìa khóa kinh doanh bứt phá”. Đây là sự kiện giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận kiến thức, công cụ và ứng dụng AI để tối ưu chi phí vận hành, nâng cao hiệu suất và tạo lợi thế cạnh tranh.
Tin tức 14 giờ trước
(SHTT) - Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024 được tổ chức tại Quảng Ninh, dự kiến từ ngày 4 đến 9/11/2024.
Tin tức 15 giờ trước
(SHTT) - Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), trong quý I/2024, lĩnh vực quản lý nhà nước và báo chí truyền thông đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, được dư luận xã hội quan tâm, ghi nhận.
Tin tức 15 giờ trước
(SHTT) - Gần đây, một giáo viên trung học ở Mỹ đã bị bắt vì sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giả mạo giọng nói của hiệu trưởng, tạo ra nội dung phát ngôn xúc phạm học sinh và đồng nghiệp. Những phát ngôn này sau đó được lan truyền rộng rãi và gây ra phản ứng tiêu cực trong cộng đồng.
Tin tức 16 giờ trước
(SHTT) - Dự án “Những bức chân dung từ lụa vụn” ra đời nhằm huy động sự đóng góp của cộng đồng để cải thiện điều kiện lao động cho những “nghệ nhân” đặc biệt – những người đứng sau các tác phẩm tranh lụa đầy ấn tượng của Vụn Art.