SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 02/05/2024
  • Click để copy

Việt Nam cần có chính sách đặc thù phát triển ngành hạt nhân nguyên tử

07:12, 07/11/2023
(SHTT) - Thảo luận tại Quốc hội sáng 1/11, trong phiên thảo luận kinh tế - xã hội. Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh (cán bộ trường Đại học Đà Lạt) cho rằng phát triển ngành hạt nhân nguyên tử sẽ góp phần đẩy mạnh kinh tế - xã hội của đất nước.

Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh đề xuất xây dựng định hướng phát triển ngành hạt nhân nguyên tử gồm công nghệ lò phản ứng và ứng dụng tách, chế biến sâu đất hiếm. Đại biểu cho biết ngành hạt nhân nguyên tử của Việt Nam được hình thành từ Viện nghiên cứu hạt nhân với lò phản ứng hạt nhân ở Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) từ năm 1976 và phát triển lớn mạnh, ngày càng đóng góp nhiều hơn cho khoa học công nghệ và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

011120231016-trinh-thi-tu-anh-1963-3847-1698826277

 Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh. Ảnh: Media Quốc hội

Theo cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế, bốn nước gồm Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Thái Lan đang đứng đầu về sản xuất đồng vị phóng xạ dùng lò phản ứng trong chẩn đoán và điều trị ung thư. Các nước còn lại phụ thuộc vào nguồn dược chất phóng xạ nhập khẩu dài hạn.

Trong bốn nước, Việt Nam đứng đầu về trình độ và sản lượng sản xuất đồng vị phóng xạ. Về thiết bị, Việt Nam đứng thứ ba sau Thái Lan và Indonesia. Vì vậy, lập Trung tâm Y học hạt nhân của khu vực Đông Nam Á có tính khả thi cao.

Bà Tú Anh cho rằng máy gia tốc lớn cần được phát triển tại phía Bắc để tập hợp nhà khoa học của các viện nghiên cứu, đại học, công ty lớn, đặt tại khu công nghệ cao Hòa Lạc. Khi đó, phía Nam có lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu mới, phía Bắc có máy gia tốc lớn, "là cơ cấu tối ưu cho ngành hạt nhân nguyên tử Việt Nam phát triển lên tầm cao mới".

Theo ĐB Trịnh Thị Tú Anh, lò hạt nhân Đà Lạt và các đơn vị có liên quan đã cung cấp dược chất phóng xạ nhằm chẩn đoán và điều trị ung thư. Đặc biệt, bảo đảm 100% nhu cầu dược chất phóng xạ trong giai đoạn COVID-19. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, khi có sự gián đoạn của chuỗi cung ứng dược chất phóng xạ, làm suy giảm số lượng và chất lượng chẩn đoán và điều trị ung thư trên thế giới thì các trung tâm y học hạt nhân của Việt Nam vẫn là những ốc đảo yên bình, góp phần chữa trị cho hàng vạn bệnh nhân trên đất nước Việt Nam.

"Hàng năm có hơn 500.000 bệnh nhân tại Việt Nam đã được chẩn đoán điều trị bằng dược chất phóng xạ. Đồng thời, xuất khẩu dược chất phóng xạ sang Campuchia. Tư vấn hình thành khoa y học hạt nhân tại Lào, là những lĩnh vực mà nước bạn rất cần. Thời gian vận hành lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt an toàn tuyệt đối. Từ 1.300 giờ/năm giai đoạn trước năm 2020 đã tăng lên 4.500 giờ/năm giai đoạn 2020-2022 và trên 5.000 giờ/năm giai đoạn 2023" - ĐB Trịnh Thị Tú Anh nói.

Theo ĐB Trịnh Thị Tú Anh, kỹ thuật hạt nhân đã được sử dụng để chọn tạo giống, nhiều giống lúa, đậu tương đã được phát triển, trong đó có cả giống lúa ST25. Đồng thời, kỹ thuật chiếu xạ được phục vụ phát triển chiếu xạ, kiểm dịch và hỗ trợ xuất khẩu.

Ngoài ra, kỹ thuật hạt nhân đã được sử dụng ngày càng nhiều trong các lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là kỹ thuật đánh dấu đồng vị phóng xạ trong điều tra, thăm dò và khai thác dầu khí đã được triển khai có hiệu quả tại các mỏ ở Việt Nam, như: Rồng, Bạch Hổ, Sư tử đen, Sư tử trắng, Rạng Đông... Đồng thời, kỹ thuật này đã tham gia đấu thầu thành công và triển khai rộng rãi tại các nước có nền công nghiệp dầu khí phát triển như: Cô-oét, các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất.

Với nhiều tiềm năng, ĐB Trịnh Thị Tú Anh đề xuất Đảng, Quốc hội, Chính phủ có định hướng và chủ trương để phát triển một ngành hạt nhân nguyên tử mạnh, bao gồm công nghệ lò phản ứng và các ứng dụng công nghệ khai thác thác và chế biến sâu đất hiếm góp phần phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; có chính sách đặc thù để đào tạo nguồn nhân lực hạt nhân, đặc biệt là đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học đầu ngành cho lĩnh vực hạt nhân nguyên tử.

Đồng thời, tập trung ưu tiên đốc thúc thực hiện thành công dự án Trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân với lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu mới có công suất 10 MW thay thế cho lò Đà Lạt hiện nay đã cũ và công suất thấp, cũng là dự án trọng điểm trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nga giai đoạn 2018-2030.

Hiện nay, dự án này đang chuẩn bị ký hợp đồng nghiên cứu khả thi và hồ sơ địa điểm tại Đồng Nai với mức đầu tư 7.996 tỉ đồng. Tháng 3-2023, dự án đã lựa chọn nhà thầu lần 2 và hiện tại đang đàm phán hợp đồng lập báo cáo nghiên cứu khả thi và hồ sơ địa điểm. "Tôi xin lưu ý đây là dự án phát triển lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu đa mục tiêu nhằm ứng dụng bức xạ và sản xuất đồng vị phóng xạ, không phải là dự án nhà máy điện hạt nhân" - ĐB Trịnh Thị Tú Anh nói.

Theo Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt tháng 7/2023, tổng sản lượng quặng đất hiếm mỗi năm ước đạt hơn 2 triệu tấn. Hai mỏ được chú trọng khai thác là Đông Pao (Lai Châu) và Yên Phú (Yên Bái).

Đầu tháng 10, Việt Nam bắt đầu xúc tiến khai thác mỏ đất hiếm lớn nhất cả nước là Đông Pao (Lai Châu) rộng hơn 132 ha, dự kiến trong 10 năm. Đất hiếm gồm 17 nguyên tố, phần lớn trong số đó đóng vai trò không thể thay thế trong sản xuất thiết bị công nghệ cao, pin, nam châm vĩnh cửu phục vụ cho xe điện, tuabin điện gió, máy bay, điện thoại và công nghiệp quốc phòng.

T/H

Tin khác

Tin tức 2 giờ trước
AI Day 2024 sẽ diễn ra tại The Adora Center (TP.HCM) với chủ đề “Ứng dụng AI - Chìa khóa kinh doanh bứt phá”. Đây là sự kiện giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận kiến thức, công cụ và ứng dụng AI để tối ưu chi phí vận hành, nâng cao hiệu suất và tạo lợi thế cạnh tranh.
Tin tức 2 giờ trước
(SHTT) - Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024 được tổ chức tại Quảng Ninh, dự kiến từ ngày 4 đến 9/11/2024.
Tin tức 3 giờ trước
(SHTT) - Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), trong quý I/2024, lĩnh vực quản lý nhà nước và báo chí truyền thông đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, được dư luận xã hội quan tâm, ghi nhận.
Tin tức 4 giờ trước
(SHTT) - Gần đây, một giáo viên trung học ở Mỹ đã bị bắt vì sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giả mạo giọng nói của hiệu trưởng, tạo ra nội dung phát ngôn xúc phạm học sinh và đồng nghiệp. Những phát ngôn này sau đó được lan truyền rộng rãi và gây ra phản ứng tiêu cực trong cộng đồng.
Tin tức 5 giờ trước
(SHTT) - Dự án “Những bức chân dung từ lụa vụn” ra đời nhằm huy động sự đóng góp của cộng đồng để cải thiện điều kiện lao động cho những “nghệ nhân” đặc biệt – những người đứng sau các tác phẩm tranh lụa đầy ấn tượng của Vụn Art.